Hộ gia đình (nông hộ)

Một phần của tài liệu Bài soạn địa lý chăn nuôi thế giới (Trang 85 - 94)

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí

a) Hộ gia đình (nông hộ)

- Hộ là một đơn vị KT tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị KT khác không có được.

- Hộ là một tế bào của XH với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại.

- Kinh tế hộ gia đình là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường.

- Hộ gia đình là hình thức vốn có của sx nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu á, trong đó có VN. - Các đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ gia đình:

+ Về mục đích sản xuất: chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình

+ Về vốn: đại bộ phận ít vốn, qui mô thu nhập nhỏ, khả năng tích luỹ thấp làm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất. Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từ tiền bán nông phẩm.

+ Về lao động: chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Sức lao động của nông hộ không phải hàng hoá, mà là tự phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của gia đình.

+ Về kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất: lạc hậu, thô sơ, mang nặng tính truyền thống.

b. Trang trại

- Trang trại là hình thức tổ chức SX nông, lâm, ngư cơ sở, do các chủ trang trại trực tiếp tiến hành tổ chức SX trên một khu đất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng dụng những công nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị trường và quản lí SX chặt chẽ để tiết kiệm các chi phí SX.

- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức SX cơ sở trong nông, lâm và thuỷ sản với mục đích chủ yếu là SX hàng hoá, có quy mô ruộng đất và các yếu tố SX đủ lớn, có trình độ kĩ thuật cao, tổ chức và quản lí tiến bộ.

- Phân loại trang trại:

+ Dựa vào hình thức tổ chức quản lí có 3 loại: trang trại độc lập của từng gia đình, trang trại liên gia đình và trang trại hợp doanh.

+ Dựa vào cơ cấu SX có 2 loại: trang trại SX chuyên môn hoá một vài SP chính và trang trại SX tổng hợp nhiều SP.

+ Dựa vào quy mô có 3 loại: trang trại quy mô nhỏ, trang trại quy mô vừa và trang trại quy mô lớn.

+ Dựa vào sở hữu và sử dụng ruộng đất: loại hoàn toàn sử dụng ruộng đất riêng, loại không có ruộng đất riêng hoàn toàn đi thuê, loại có ruộng đất riêng và thuê thêm ruộng.

- Các đặc điểm nổi bật của kinh tế trang trại:

+ Là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, thay thế cho hộ tiểu nông sản xuất tự cấp, tự túc

+ Về mục đích sản xuất : kinh doanh, sản xuất nông sản hàng hóa theo nhu cầu của thị trường.

+ Sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất của các trang trại hoàn toàn khác tiểu nông.

+ Qui mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước.

+ Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hoá và thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT.

+ Các trang trại đều có thuê mướn lao động.

+ Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lí, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh, về thị trường.

+ Các trang trại không sản xuất kinh doanh đơn độc, mà thư ờng liên kết với các hợp tác xã dịch vụ kinh tế-kỹ thuật và các doanh nghiệp nông nghiệp quốc doanh.

c. Đồn điền

- Khái niệm

Đồn điền là đơn vị kinh doanh nông nghiệp lớn ở các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa, sử dụng lao động làm thuê và lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức, chủ yếu là trồng những cây công nghiệp hướng xuất khẩu.

- Đặc điểm cơ bản của đồn điền:

+ Đồn điền là hình thức tổ chức sn xuất nông nghiệp phổ biến ở các nước thuộc địa cũ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Đồn điền thường được xây dựng ở những nơi có điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu) đặc biệt thuận lợi cho việc chuyên canh các cây công nghiệp.

+ Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

+ Chủ nhân của các đồn điền là các nhà tư bản, phần lớn là tư bản nước ngoài.

+ Sử dụng lao động làm thuê với giá nhân công rẻ mạt. + Quy mô: thường có quy mô vừa, lớn, nhỏ khác nhau.

+ Hình thức đồn điền hiện vẫn tồn tại ở nhiều nước Nam Mỹ và châu Phi.

Một phần của tài liệu Bài soạn địa lý chăn nuôi thế giới (Trang 85 - 94)