Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệ mở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của khẩu hiệu Tiết kiệm là quốc sách (Trang 27 - 33)

trong thời gian tới

3.1. Đối với khu vực Nhà nước

3.1.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN

- Tăng cường nguồn thu cho ngân sách

Thuế luôn là nguồn thu cơ bản và lâu dài của ngân sách quốc gia. Vì thế, những biện pháp tăng cường nguồn thu ngân sách sẽ chủ yếu tập trung vào việc tăng doanh thu thuế, theo phương châm thu đúng, thu đủ các khoản thu mà luật thuế đã quy định. Trong tương lai, cùng với tiến trình gia nhập AFTA và xa hơn nữa là WTO, nguồn thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm. Để tránh thất thu cho ngân sách thì thuế VAT sẽ trở thành nguồn thu chủ lực để bù đắp cho sự sụt giảm trên. Đồng thời, khi hệ thống kế toán kiểm toán của chúng ta đã được củng cố vững mạnh thì thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp cũng sẽ là những nguồn thu quan trọng. Tinh thần chung là phải tận dụng tối đa các khoản thu từ thuế và lệ phí cho Nhà nước, bằng cách mở rộng dần diện thuế và hạn chế các đối tượng miễn giảm thuế. Nhưng để giảm tình trạng trốn lậu thuế thì các sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, có tính ổn định tương đối, thuế suất ở mức phải chăng, phù hợp với thông lệ quốc tế, khuyến khích được cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước.

Trong năm vừa qua, chính phủ đã thực hiện việc giảm thuế đối với nhiều giao dịch trong nền kinh tế như giảm thuế mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là một dấu hiệu tích cực, thể hiện những nỗ lực rất lớn nhằm giảm thất thu cho

ngân sách. Xu hướng này cần tiếp tục được đẩy mạnh trong quá trình cải cách hệ thống thuế. Bên cạnh việc hoàn chỉnh và đưa các sắc thuế mới vào cuộc sống, cần tăng cường công tác quản lý thị trường, chống hàng lậu hàng giả.

Nâng cao năng lực thu thuế cũng là một hướng quan trọng trong quá trình cải cách thuế. Muốn vậy, cần từng bước chuyển cơ chế thu thuế sang để người kinh doanh tự kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ chuyển trọng tâm sang việc theo dõi, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm luật thuế. Xử lý nghiêm minh với những trường hợp tham nhũng, hối lộ và gian lận thuế, cũng như ép buộc người nộp thuế phải nộp những khoản ngoài quy định của luật pháp. Triển khai việc chứng từ hoá các giao dịch kinh tế, nâng cao kỷ luật về kế toán thống kê kết hợp với việc giáo dục sâu rộng ý thức và thói quen sử dụng hoá đơn, chứng từ trong mua bán hàng hoá. Đưa các tiến bộ khoa học như vi tính hoá, tự động hoá vào công tác xử lý cơ sở dữ liệu về thuế, tiến tới mã hoá người nộp thuế và các thông tin cần thiết trên phạm vi toàn quốc. Bằng các biện pháp tích cực đó, chắc chắn hiệu quả công tác thu thuế sẽ được đẩy mạnh.

- Tiết kiệm chi tiêu ngân sách quốc gia

Như đã phân tích ở trên, tăng cường huy động vốn qua ngân sách không những đòi hỏi phải tăng thu mà còn đòi hỏi phải giảm chi tiêu từ ngân sách quốc gia.

Đối với các khoản chi thường xuyên: tiếp tục đẩy mạnh việc tiết kiệm chi hành chính sự nghiệp bằng cách thực hành chống xa hoa, lãng phí trong cơ quan Nhà nước kết hợp với việc tăng cường tinh giảm biên chế trong bộ máy Nhà nước. Cần rà soát lại các khoản chi tiêu, kiên quyết cắt giảm các khoản chi không hợp lý hoặc chưa cần thiết. Trong những trường hợp phù hợp, có thể khoán các quỹ chi tiêu đối với cơ quan hành chính Nhà nước.

Đối với chi đầu tư: cần khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, thiếu trọng điểm. Giảm dần tiến tới xoá bỏ bao cấp qua ngân sách, như bao cấp qua lãi suất cho vay, qua thuế, qua các khoản cấp phát . . . đối với những DNNN không thuộc những ngành hoặc khu vực trọng yếu của nền kinh tế. Nhà nước cần kiên quyết chỉ đầu tư cho các công trình hoặc dự án đầu tư công cộng có hiệu quả kinh tế xã hội cao, nhưng khả năng thu hồi vốn khó hoặc không thể được, cho nên không thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Đồng thời, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, đa dạng để gọi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào những ngành, những lĩnh vực mà trước đây chỉ trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc . . . Cách làm này đã thu được thành công ở rất nhiều nước, nhưng ở nước ta trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức. Muốn vậy, cần có một quy chế rõ ràng với các loại hình đầu tư có tư nhân bỏ vốn như BOT, BT hay BTO để tư nhân yên tâm đầu tư.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách

Đầu tư XDCB qua ngân sách Nhà nước luôn là lĩnh vực nổi cộm và còn nhiều yếu kém trong những năm qua. Nhà nước cần tiếp tục thể chế hoá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của ngân sách, cải tiến các quy chế về đấu thầu để có thể thực hiện được các công trình và dự án đầu tư công cộng một cách hiệu quả cả về chi phí, tiến độ lẫn thời gian. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án Nhà nước trong cả ba khâu xây dựng, thẩm định và thực hiện dự án, nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý vốn của Nhà nước theo hướng giảm bớt đầu mối, tăng cường công tác thanh kiểm tra các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách.

Đa dạng hoá hình thức sở hữu. Tính đến cuối tháng 8 năm 1998, đã có gần 224 DNNN được cổ phần hoá. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều là vừa và nhỏ, chỉ có một số ít doanh nghiệp được coi là tương đối lớn ( có giá trị vào khoảng 1 triệu đôla ). Tuy vậy nền kinh tế cũng sẽ thu được những lợi ích rất lớn từ cổ phần hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ này. Với các doanh nghiệp đã cổ phần hoá không có cổ phần khống chế của Nhà nước và tỷ lệ cổ phần ngoài quốc doanh đã vượt quá 65% thì cả quyền sở hữu và kiểm soát sẽ được chuyển sang cho người mua ngoài quốc doanh. Ngoài ra, chuyển đổi sở hữu còn có thể bao gồm bán đấu giá, đấu thầu cạnh tranh, bán thẳng hay chuyển cho công nhân viên và cho thuê. Nghị định 103 của Thủ tướng chính phủ tháng 9 năm 1999 đã cho phép chuyển đổi sở hữu của các doanh nghiệp có vốn ít hơn 1 tỷ đồng ( tương đương với 70.000 đôla ) và các doanh nghiệp có vốn đến 5 tỷ đồng ( hay 350.000 đôla ), nếu đang thua lỗ. Để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá, có thể cần thực hiện một số bước đi như sau:

- Xoá bỏ quy định về sở hữu cổ phần tối đa trong những DNNN không thực sự có vai trò trọng yếu để cho phép các nhà kinh doanh tư nhân có tài năng và năng lực quản lý có thể mua đa số cổ phiếu của các doanh nghiệp này. - Tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong quá trình cổ phần hoá, chẳng hạn

có thể kéo dài thời gian công bố bán cổ phần trước thời hạn bán để thu hút nhiều người quan tâm hơn.

- Chuyển thẩm quuyền bán và phát hành cổ phiếu ra ngoài bộ máy lãnh đạo các DNNN, để mở rộng khả năng các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp có thể tiếp cận được các DNNN đang cổ phần hoá.

Sát nhập và giải thể DNNN. Đối với các DNNN được liệt vào loại yếu kém nhất và không có khả năng tồn tại, chính phủ cần kiên quyết giải thể. Còn biện pháp

sát nhập có thể áp dụng ở bất cứ đâu nếu sự sát nhập đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kế hoạch, chính phủ đã cho giải thể hoặc phá sản trên 300 trong số các doanh nghiệp thua lỗ nhất, kể cả một số doanh nghiệp lớn, trong giai đoạn 2000 - 2002.

Cơ cấu lại các DNNN lớn. Đối với các DNNN lớn mà Nhà nước chủ trương giữ lại dưới hình thức quốc doanh, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp này có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thiết lập một hệ thống theo dõi hàng quý việc vay ngân hàng và hỗ trợ của ngân sách cho những DNNN nợ nần nhiều nhất.

- Có thể cần áp dụng một mức trần tín dụng hàng năm ( trong phạm vi mức trần áp dụng đối với tất cả các DNNN ) và giới hạn trợ giúp ngân sách đối với các DNNN nói trên, để khuyến khích các doanh nghiệp này tiến hành cơ cấu lại.

- Tiến hành kiểm toán phân tích để đánh giá hoạt động đối với các DNNN đang cơ cấu lại, qua đó sẽ xác định các biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho các doanh nghiệp này.

- Đẩy mạnh kế hoạch cơ cấu lại từng Tổng công ty Nhà nước. Trước mắt sẽ có ba Tổng công ty ( TCT ) được chọn làm thí điểm là TCT Xuất nhập khẩu Thuỷ sản ( SEAPRODEX ), Dệt may và Cà phê. Đây là những TCT lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Việc cơ cấu lại thành công ba TCT này sẽ tạo nên một mô hình hết sức thuyết phục cho các TCT khác. Định hướng chung là phải đưa các TCT này tập trung vào các khả năng kinh doanh chính của mình, rỡ bỏ các rào cản ngăn chặn sự tham gia

của khu vực tư nhân, thúc đẩy cạnh tranh định hướng lại các công ty vào các thị trường xuất khẩu.

Xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội cho cán bộ công nhân viên trong các DNNN. Quá trình cải cách DNNN sẽ làm dư dôi lao động. Chẳng hạn, đợt cải cách DNNN năm 1989 - 1992 đã làm gần 1/3 số công nhân trong các DNNN này không có việc làm. Vì thế, để quá trình cải cách không gây ra xáo động lớn về mặt xã hội, cần chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để xây dựng một quỹ bảo trợ xã hội với mục đích bồi thường thu nhập cho công nhân, bảo đảm họ tự trang trải được cho mình trong thời kỳ quá độ chưa tìm được việc làm mới.

3.2. Đối với khu vực tư nhân

- Tiếp tục tạo lập một môi trường thông thoáng, thúc đẩy đầu tư tư nhân

Đây là một chính sách lớn của Đảng, không chỉ để tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân vào nguồn vốn đầu tư xã hội, mà thực sự để khu vực tư nhân phát huy được hết sự năng động sáng tạo của mình, trở thành một động lực quan trọng cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Điều này đòi hỏi trước hết Nhà nước phải tiếp tục giảm bớt điều tiết và tạo lập một sân chơi bình đẳng giữa các DNNN và DNTN.

Bên cạnh các chính sách giảm điều tiết và thúc đẩy đầu tư tư nhân, môi trường chính sách vĩ mô mà trong đó, quan trọng nhất là chính sách thương mại, cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc động viên, khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư. Cải cách chính sách thương mại sẽ cho phép khu vực tư nhân tiếp cận được các nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu và mạng lưới xuất khẩu. Đồng thời, tự do hoá thương mại theo hướng huỷ bỏ các hạn chế về giấy phép nhập khẩu và các loại thuế xuất khẩu còn nâng cao cạnh tranh và tạo khuyến khích và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, và

định hướng các nguồn lực xã hội đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu suet đầu tư cao nhất.

- Đẩy mạnh việc cải cách hệ thống ngân hàng tài chính

Hệ thống ngân hàng tài chính được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, và là kênh chủ lực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư ở nước ta cho đến nay. Tuy đã có những cải cách đáng kể, nhưng hệ thống này vẫn tỏ ra yếu kém, chưa bắt kịp được với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, và chưa thực hiện được triệt để vai trò trung gian, đưa người có vốn và người muốn vay đến gặp nhau, của mình. Có thể nêu một số định hướng cơ bản đối với việc cải cách hệ thống ngân hàng - tài chính như sau:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của khẩu hiệu Tiết kiệm là quốc sách (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w