Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 138 - 142)

5.1 Kết luận

1. Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân về bản chất là sử dụng các nguồn lực của nông hộ một cách tiết kiệm, mang lại kết quả cao hơn bằng các biện pháp kỹ thuật, kỹ thuật thâm canh, hình thức nuôi, cách thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi, cách tổ chức quản lý sản xuất. Điều quan tâm của các nông hộ là nâng cao thu nhập, thu nhập chính là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân. Trong nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản, có nhiều yếu tố khó xác định chính xác hiệu quả cũng nh− phân bổ chi phí cho từng loài nuôi, từng vụ. Nhiều nhân tố ảnh h−ởng đến hiệu quả nh− đối t−ợng nuôi trồng, giống, thức ăn, môi tr−ờng, ph−ơng thức và hình thức nuôi, cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực của ng−ời nuôi, khả năng tiếp cận công tác khuyến ng− và giá cả thị tr−ờng. Về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân, thực tiễn đ1 có nhiều n−ớc và ở Việt Nam, nông ng− dân đ1 có thu nhập cao và cũng đ1 có nhiều nghiên cứu áp dụng các mô hình nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao vào thực tế sản xuất.

2. Tiên Du là một trong những huyện của tỉnh Bắc Ninh tích cực chuyển dich cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong chuyển dich cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Huyện có một tiềm năng lớn về đất đai diện tích mặt n−ớc để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, huyện đ−ợc đánh giá là một trong những địa ph−ơng đi đầu của tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện các giải pháp lớn nh−: quy hoạch vùng sản xuất; hỗ trợ đất đai, vốn, đ−a công nghệ mới vào sản xuất, góp phần giúp nông dân đầu t−, khai thác hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi thuỷ sản theo h−ớng hàng hoá, có giá trị kinh tế cao, thu hút nhiều lao động nông thôn. Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện đ1 có sự chuyển biến khá mạnh, tăng về quy mô cũng nh− sản l−ợng nuôi trồng, đặc biệt là từ khi thực hiện chủ tr−ơng chuyển đổi sang nuôi thủy sản. Tình hình nghề nuôi trồng thuỷ sản của các hộ nông dân đ1 có những tiến bộ rõ rệt, khắc phục việc nuôi cá truyền thồng theo ph−ơng thức quảng canh cải tiến, đ1 có nhiều hộ chuyển sang nuôi nhiều đối t−ợng có năng suất và hiệu quả cao nh−

cá rô phi đơn tính, cá rô đồng hay biết kết hợp với nuôi gia súc gia cầm. Trên ruộng trũng trồng lúa năng suất thấp, tuy ch−a có điều kiện chuyển hẳn sang NTTS song nhiều hộ đ1 biết kết hợp với việc nuôi cá, tôm càng xanh, góp phần tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất.

3. Qua kết quả điều tra nghiên cứu các mô hình nuôi thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Du cho thấy: Xét về kết quả nuôi trồng và mức thu nhập trên đơn vị diện tích, các mô hình nuôi các rô phi đơn tính, cá rô đồng và −ơng nuôi cá giống cho giá trị sản xuất và mức thu nhập cao hơn nhiều so với các hình thức nuôi khác, trong đó nuôi rô phi đơn tính cho giá trị sản xuất cao nhất (423,36 triệu đồng/ha), nuôi cá rô đồng cho mức thu nhập cao nhất (109,129 triệu đồng/ ha). Đây là các mô hình có sự đầu t− chi phí lớn. Còn mô hình nuôi cá thả vịt với chi phí nuôi cá thấp nhất nh−ng hiệu quả một đồng chi phí bỏ ra lại cho thu nhập cao nhất. Mô hình nuôi ghép cho thu nhập thấp nhất. Xét trên ph−ơng diện ph−ơng thức nuôi thì nuôi đơn có đầu t− chi phí cao, mức độ thâm canh cao cho thu nhập cao hơn nuôi ghép; nuôi ghép kết hợp nuôi vịt có hiệu quả cao hơn nuôi ghép không kết hợp nuôi vịt; trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh cho hiệu quả cao hơn trồng lúa kết hợp nuôi cá. Xét về loài nuôi thì cá rô đồng cho thu nhập cao hơn rô phi đơn tính (nuôi đơn), tôm càng xanh hơn cá (trồng lúa kết hợp), rô phi đơn tính hơn các loài cá truyền thống khác (nuôi ghép). Xét về quy mô diện tích nuôi trồng cũng nh− quy mô đầu t− chi phí đối với từng mô hình nuôi, ở quy mô lớn cho giá trị sản xuất cũng nh− thu nhập cao hơn so với quy mô nhỏ và vừa. Qua đó phản ánh trình độ đầu t−, mức độ đầu t−, trình độ kỹ thuật thâm canh càng cao thì tạo ra giá trị sản xuất, thu nhập càng cao, âu đó cũng là quy luật của kinh tế thị tr−ờng trong nuôi trồng thủy sản.

Kết quả trồng lúa thu đ−ợc trên chân ruộng trũng của huyện rất thấp, giá trị sản xuất đạt 38,5 triệu đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp 11,536 triệu đồng/ha/năm, thu nhập trên một ngày lao động của hộ là 12,62 ngàn đồng. So sánh với các mô hình nuôi thủy sản cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa đạt đ−ợc trên một ha là rất thấp so với NTTS.

Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân, tôi đ1 phân tích tìm ra những yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả nuôi

thủy sản, đó là trình độ kiến thức, ph−ơng thức nuôi và loài nuôi, kinh nghiệm của nông hộ; vấn đề giống, thức ăn, diện tích và môi tr−ờng ao nuôi, vốn; thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.

4. Từ thực tế điều tra, phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các nông hộ huyện Tiên Du, tôi đ1 đề xuất một số biện pháp cụ thể về nâng cao trình độ nuôi trồng thủy sản của nông hộ, lựa chọn ph−ơng thức nuôi và loài nuôi, giống, thức ăn, môi tr−ờng ao nuôi, sử dụng vốn và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả của việc

nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

5.2 Khuyến nghị

1. Đối với điều kiện thực tiễn của các x1 trên địa bàn huyện Tiên Du, để đảm bảo việc chuyển đổi sang nuôi thủy sản từ đất canh tác kém hiệu quả và phát huy tiềm năng về đất đai diện tích mặt n−ớc, huyện cần phải hoàn thiện công tác quy hoạch nhất là quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản tập trung, hình thành những vùng nuôi thủy sản tập trung theo h−ớng hàng hóa tại các x1 Phú Lâm, Lạc Vệ, Hạp Lĩnh, Hiên Vân, Cảnh H−ng. Trong vùng nuôi thủy sản diện tích ao nuôi phải đạt trung bình từ 0,3- 0,4 ha nh− vậy sẽ cho hiệu quả nuôi cao hơn.

2. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh tạo điều kiện đ−a các giống thuỷ sản mới có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế hộ để xây dựng mô hình trình diễn và nhân ra diện rộng.

3. Các ban ngành l1nh đạo của huyện cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho ng−ời dân tích cực chuyển đổi từ đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi thủy sản. Tạo điều kiện và giúp đỡ cho “ Hiệp hội những ng−ời nuôi cá” hoạt động. Đặc biệt là phải có hành lang pháp lý phù hợp, thủ tục đơn giản, điều kiện thế chấp và vay vốn thuận lợi.

4. Công tác khuyến nông khuyến ng− cần đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản, giải quyết giúp đỡ các hộ nuôi trồng thủy sản những v−ớng mắc trong kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh của tôm, cá và trong tổ chức quản lý sản xuất. Tăng c−ờng mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản cho các hộ.

nông dân có đủ các thông tin kinh tế, kỹ thuật tự lập kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện của mình và đáp ứng yêu cầu thị tr−ờng sản phẩm không bị ứ đọng.

6. Các hộ nuôi trồng thủy sản cần thực hiện tốt các quy trình, quy phạm kỹ thuật nhất là các mô hình nuôi các đối t−ợng cho thu nhập cao.

7. Để nâng cao thu nhập, các hộ nên mạnh dạn đầu t− vốn để mở rộng diện tích nuôi trồng và nuôi thâm canh các loài nuôi có giá trị kinh tế cao nh− cá rô đồng, rô phi đơn tính hay tôm càng xanh.

8. Trong điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn không thể làm ăn lớn, các hộ nên nuôi ghép kết hợp chăn nuôi nh− vịt, trong đó lấy các loài cá có giá trị kinh tế nh− cá rô phi đơn tính, cá chép lai làm đối t−ợng nuôi chính.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 138 - 142)