Nguyên nhân gây Rụng tóc và phương hướng điều trị

Một phần của tài liệu Cẩm nang chăm sóc da và tóc bằng dầu dừa (Trang 28 - 32)

phương hướng điều trị

Ngay cả người khỏe mạnh cũng rụng tóc, thường từ 30 - 80 sợi một ngày, đó là cơ chế tự nhiên do vậy không cần phải lo lắng. Thực tế với số lượng trên 100 ngàn sợi tóc trên đầu thì mất đi vài chục sợi không gây ảnh hưởng gì đáng kể, cũng không ai nhận ra.

Tuy nhiên nếu bạn rụng trên 100 sợi một ngày, bình thường gội đầu hay chải tóc không vấn đề gì mà giờ thấy rất nhiều tóc rơi ra thì cần phải nghĩ đến chứng rụng tóc. Nói chung rụng tóc không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm nhiều người lăn tăn về mặt thẩm mỹ, nhất là chị em phụ nữ vẫn luôn thích mái tóc óng ả mượt mà. Rụng tóc xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của nó. Rụng tóc có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ, một số loại rụng tóc chỉ tạm thời trong khi một số khác là vĩnh viễn. Ở vài trường hợp khác không chỉ rụng tóc mà toàn bộ lông trên cơ thể cũng mất dần.

Yếu tố nội tiết

Rụng tóc do nội tiết hay rụng tóc Androgen là loại rụng tóc thường gặp nhất ở cả hai giới và thường mang tính chất di truyền. Androgen tác động lên nang tóc ở đầu, làm nang tóc giảm kích thước và dần dần teo, rụng.

Ở nam, rụng tóc thể này được gọi là rụng tóc kiểu hói nam: Đầu tiên, tóc rụng thưa dần ở phía trước trán tạo nên kiểu chân tóc hình “M”, về sau rụng đến vùng giữa đỉnh đầu và dần dần hói hoàn toàn phía trên.

Ở nữ, rụng tóc được gọi là theo kiểu hói nữ: Tóc thưa dần trên toàn bộ da đầu, nhưng vùng đỉnh rụng nhiều hơn. Vùng tóc ở phía trước thường ít rụng hơn và rụng tóc kiểu hói nữ ít khi gây hói toàn bộ.

Hóc môn thay đổi và mất cân bằng có thể dẫn tới rụng tóc tạm thời. Điều này có thể do mang thai, sinh con, ngưng thuốc ngừa thai hoặc giai đoạn đầu thời kỳ mãn kinh.

Mắc một số bệnh

Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp giúp điều chỉnh nồng độ hóc-môn trong cơ thể, do vậy nếu nó không hoạt động bình thường bạn có thể bị rụng tóc.

Da đầu bị nhiễm trùng: Ví dụ như nấm ngoài da có thể xâm lấn vào tóc và da đầu của bạn, dẫn tới rụng tóc. Thông thường nếu nhiễm trùng được điều trị tóc sẽ mọc trở lại.

Rối loạn về da khác: Bệnh có thể gây ra sẹo, chẳng hạn liken phẳng và một số loại lupus có thể dẫn tới rụng tóc vĩnh viễn nơi có các vết sẹo.

Sau khi bị ốm nặng: Ví dụ một số bệnh như sốt rét, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết.

Người bị giang mai giai đoạn 2: Bị rụng tóc kiểu "rừng thưa", tóc rụng nham nhở không đều hai bên thái dương. Điều trị khỏi bệnh giang mai, tóc sẽ mọc lại.

Sử dụng thuốc

Nếu bạn sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh dưới đây, các chất hóa học trong thuốc có thể làm bạn bị rụng tóc: Ung thư Viêm khớp Trầm cảm Vấn đề về tim mạch Huyết áp cao

Thuốc chống đông máu Parkinson

Chống động kinh

Các nguyên nhân khác

Một cú sốc liên quan đến thể chất hoặc tinh thần: Nhiều người tóc mỏng đi thấy rõ sau vài tháng gặp phải một cú sốc nào đó về thể chất hoặc tinh thần. Thí dụ như giảm cân quá mức, sốt cao, hoặc buồn đau vì người thân mất.

Rối loạn giật tóc (hair-pulling disorder): Đây là một rối loạn liên quan đến

tâm lý khiến một người có thôi thúc không thể cưỡng lại việc giật tóc, lông mày hoặc ở các khu vực khác của cơ thể. Tóc bị kéo từ da đầu thường để lại các điểm hói loang lổ.

Một số kiểu tóc: Một số kiểu tóc đặc biệt tết quá chặt có thể làm rụng tóc, thí dụ như kiểu đuôi sam hoặc kiểu cornrows của người châu Phi. Ngoài ra việc uốn tóc, dùng hóa chất nhuộm tóc, chải tóc quá nhiều bằng lược cứng có thể làm sợi tóc biến dạng, dễ gãy rụng.

Một số yếu tố nguy cơ

Tiền sử gia đình: Nếu người thân bên nội hay ngoại của bạn có người bị rụng tóc thì nguy cơ bị rụng tóc của bạn cũng cao hơn bình thường. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến độ tuổi bắt đầu bị rụng tóc, tốc độ rụng và mức độ hói đầu của bạn.

Dinh dưỡng kém: Tóc của bạn có thể thưa mỏng nếu bạn không ăn các nguồn thực phẩm có nhiều sắt và protein như thịt đỏ, sữa không béo, ngũ cốc. Rụng tóc liên quan đến dinh dưỡng kém hay đi kèm với rối loạn ăn uống và ăn kiêng quá mức.

Rụng tóc theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền có một số tên gọi cho rụng tóc như Lạc phát, Bông thúc hoặc Du phong. Theo bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - trưởng khoa đông y bệnh viện 108 thì y học cổ truyền tìm ra một số nguyên nhân gây rụng tóc cũng tương tự với y học hiện đại:

Cảm phải ngoại tà: Chỉ đến các tác nhân bên ngoài gây rụng tóc như nhiễm nấm, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Thất tình: Chỉ đến việc căng thẳng thần kinh quá mức gây rụng tóc. (Từ thất tình trong chữ "thất tình lục dục" không phải thất tình trong tình yêu! - chú thích của Dầu Dừa Út Em)

Ẩm thực bất điều: Ăn uống không hợp lý, thiếu chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rối loạn công năng các tạng phủ: Ở một số bệnh lý.

Dùng thuốc: Một số loại thuốc, cả tây y lẫn đông y đều có thể gây rụng tóc.

Chữa trị rụng tóc

Có nhiều cách chữa trị và giảm rụng tóc, nếu bạn định đi theo phương pháp tự nhiên thì sử dụng dầu dừa là một trong những lựa chọn tốt nhất.

Nhờ vào rất nhiều các protein chứa trong đó, dầu dừa giữ cho da đầu khỏe mạnh, thúc đẩy tóc tăng trưởng và khỏe hơn, đồng thời cải thiện tình trạng tóc bị hư hỏng. Dầu dừa thường được sử dụng trong các loại kem giảm gàu và các sản phẩm chăm sóc tóc như một phương tiện để giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 2 - 3 muỗng dầu dừa lên da đầu và mát-xa nhẹ nhàng khoảng 3 phút, bạn cứ đề đó từ 1 - 2 tiếng cho dầu dừa thấm vào da đầu rồi gội sạch lại bằng dầu gội đầu.

Cuối cùng nếu rụng tóc là rất nghiêm trọng, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thay vì tự chữa trị tại nhà.

Một phần của tài liệu Cẩm nang chăm sóc da và tóc bằng dầu dừa (Trang 28 - 32)