CÂY (LƯỚI) PHÂN CẤP

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở dữ liệu chương 2: mô hình thực thể kết hợp - ths. nguyễn thị khiêm hòa (Trang 62 - 78)

• Một lớp cha có thể có nhiều lớp con • Một lớp con có thể có nhiều lớp cha

• Từ đó hình thành cây phân cấp (đơn thừa kế) hay lưới phân cấp (đa thừa kế)

VÍ DỤ MẪU

VÍ DỤ MẪU

Hình 3.6. Mô hình thực thể kết hợp mở rộng của CSDL COMPANY

BÀI TẬP 1

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp ứng với cơ sở dữ liệu cho ngân hàng, bao gồm thông tin về khách hàng và các tài khoản của họ:

• Thông tin về khách hàng bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân.

• Thông tin về tài khoản bao gồm số tài khoản, và số dư trong tài khoản.

• Mỗi khách hàng có thể có nhiều tài khoản, nhưng mỗi tài khoản chỉ thuộc một khách hàng nào đó mà thôi

BÀI TẬP 1

• Mỗi khách hàng có thể có nhiều địa chỉ (mỗi địa chỉ gồm bốn thông tin về số nhà, tên đường, tên quận/huyện, và tên tỉnh/thành phố), và nhiều số điện thoại.

• Mỗi khách hàng có thể có nhiều địa chỉ, mỗi địa chỉ lại gắn với nhiều số điện thoại khác nhau.

BÀI TẬP 2

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp ứng với cơ sở dữ liệu về giải bóng đá Ngoại hạng Anh, bao gồm thông tin về các đội bóng, các cầu thủ, và các cổ động

viên, cụ thể như sau:

• Thông tin về đội bóng bao gồm: tên gọi, các cầu thủ thuộc biên chế, đội trưởng (là một cầu thủ trong biên chế của đội), màu đồng phục.

• Thông tin về cầu thủ bao gồm: họ và tên, ngày sinh, chiều cao, vị trí thi đấu.

BÀI TẬP 2

• Thông tin về cổ động viên bao gồm: họ tên, các đội bóng ưa thích, các cầu thủ ưa thích, màu đồng phục ưa thích.

• Thiết kế mô hình để có thể lưu trữ thông tin về thời gian thi đấu của từng cầu thủ tại mỗi đội bóng mà anh ta tham gia

BÀI TẬP 3

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng với cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin về sinh viên, khoa đào tạo, giảng viên, và lớp học với các giả định như sau:

• Sinh viên đăng ký vào các lớp học do khoa đào tạo đề xuất và có một điểm số khi lớp học kết thúc.

• Giảng viên được phân công phụ trách các lớp học. • Mỗi lớp học có một trợ giảng (là một sinh viên đăng

BÀI TẬP 4

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau

• Một công ty lớn có nhiều bãi đậu xe, mỗi bãi đậu xe được sử dụng bởi một phòng ban trong công ty.

• Mỗi bãi đậu xe được xác định bởi mã số duy nhất, vị trí, sức chứa, và số tầng (nếu có).

• Mỗi bãi đậu xe có nhiều chỗ đậu xe được xác định bởi mã số duy nhất.

• Nhân viên trong phòng ban có thể yêu cầu sử dụng chỗ đậu xe. Nhân viên cần cung cấp thông tin về số chứng minh nhân dân, họ tên, số điện thoại liên lạc, và biển số xe

BÀI TẬP 5

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau

• Việc kinh doanh linh kiện được thể hiện thông qua các hóa đơn bán hàng trong ngày.

• Khách hàng có thể thanh toán nhiều món hàng với số lượng khác nhau trong cùng một hóa đơn.

• Để thuận tiện cho việc mua sắm, các linh kiện có cùng chức năng được sắp xếp thành từng nhóm và đặt ở cùng vị trí.

• Khách hàng có thể tự do lựa chọn hoặc yêu cầu nhân viên bán hàng tư vấn để lựa chọn được món hàng

BÀI TẬP 6

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau

• Trung tâm đào tạo có 30 giảng viên và có thể đào tạo tối đa 10 lớp, mỗi lớp từ 20 đến 25 học viên. • Chương trình đào tạo của công ty bao gồm 05

chủ đề, mỗi chủ đề kéo dài trong vòng 01 tháng. • Mỗi lớp học có tối thiểu hai giảng viên đứng lớp,

mỗi giảng viên chỉ được giảng dạy tối đa 02 lớp. • Học viên không thể tham gia cùng lúc hai lớp học.

BÀI TẬP 7

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau:

• Công ty có nhiều phân xưởng. Mỗi phân xưởng được xác định bởi mã px, tên px, địa chỉ px.

• Công ty sản xuất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có mã sp, tên sp, đơn vị tính, quy cách.

• Công ty có nhiều nguyên vật liệu, mỗi nguyên vật liệu bao gồm: mã NVL, tên NVL, đơn vị tính.

BÀI TẬP 7

• Mỗi sản phẩm có một định mức nguyên vật liệu, định mức này

quy định số nguyên liệu cần thiết của NVL để sản xuất ra một

đơn vị sản phẩm.

• Mỗi sản phẩm được sản xuất từ nhiều NVL, trong đó có 1 NVL chính, còn lại là NVL phụ.

• Mỗi phân xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất được chia thành nhiều công đoạn.

• Mỗi công đoạn được quản lý bởi: mã công đoạn, tên công đoạn, số thứ tự công đoạn trong quy trình (không lưu tâm đến từng công đoạn sản xuất bằng NVL gì? Và không quản lý bán thành phẩm) Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 74

BÀI TẬP 8

• Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau:

• Mỗi giảng viên có các thông tin: Mã GV, họ tên, hệ số lương, phái, điện thoại, địa chỉ bao gồm: thông tin về số nhà, tên đường, tên quận/huyện, và tên tỉnh/thành phố), và nhiều số điện thoại.

• Mỗi đề tài có các thông tin: Mã đề tài, tên đề tài, cấp quản lý, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, kinh phí.

BÀI TẬP 8

• Mỗi đề tài có các thông tin: Mã đề tài, tên đề tài, cấp quản lý, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, kinh phí.

• Mỗi đề tài bao gồm một số công việc. Các công việc này bao gồm các thông tin: số thứ tự, tên công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc.

• Mỗi đề tài cũng thuộc một chủ đề nào đó có thông tin: Mã chủ đề, tên chủ đề.

BÀI TẬP 8

• Mỗi giảng viên có thể tham gia một hoặc nhiều công việc trong các đề tài và được phụ cấp cũng như được ghi nhận kết quả đã làm. Giảng viên cũng có thể làm chủ nhiệm của đề tài.

• Mỗi giảng viên trực thuộc một bộ môn được quản lý bởi các thông tin: Mã bộ môn, tên bộ môn, phòng, số điện thoại. Mỗi bộ môn có 1 trưởng bộ môn là gv và ghi nhận thông tin ngày nhậm chức.

• Mỗi bộ môn trực thuộc một khoa. Mỗi khoa có các thông tin: Mã

khoa, tên khoa, năm thành lập, điện thoại, phòng và do một

TÓM TẮT

• Biểu diễn hệ thống thông tin • Mô hình thực thể kết hợp

• Xây dựng mô hình thực thể kết hợp • Mô hình thực thể kết hợp mở rộng

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở dữ liệu chương 2: mô hình thực thể kết hợp - ths. nguyễn thị khiêm hòa (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)