Nhận xét: 1 Điểm mạnh:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (Trang 36 - 39)

1. Điểm mạnh:

- Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng tăng, hàng hóa đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp.

- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối chi phí dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn nhanh để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

- Sử dụng đòn cân nợ khá hiệu quả

- Quản lý chi phí tốt, hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng cải thiện. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là khá tốt và tăng đều.

- ROE tăng mạnh và khá cao  sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng.

2. Điểm yếu:

- Khả năng thanh toán chưa tốt và giảm qua các năm, trong đó khả năng thanh toán tức thời rất kém, rủi ro về tài chính khá cao.

- Khả năng tự chủ của Dn ngày cảng giảm, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng. Doanh nghiệp phải huy động vốn liên tục từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.

- Lượng vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp ngày càng tăng, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chưa cao.

IV. Giải pháp:

Sau quá trình phân tích về tình hình tài chính của công ty Kinh Đô chúng tôi có một số giải pháp như sau:

- Dựa vào kết quả phân tích ta thấy CTCP Kinh Đô hiện nay đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu là từ vốn vay do nguồn vốn tự có của cty còn hạn chế.Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận , công ty đã sử dụng đòn cân nợ. Việc sử dụng đòn cân nợ một mặt làm tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Dn khi Dn còn đang làm ăn tốt nhưng cũng đồng thời làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của Dn và dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó, trong những năm tới, để giảm rủi ro công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất.

- Công ty cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để tận dụng các khoản vốn này hiệu quả hơn cho SXKD và đặc biệt là để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, tránh việc chậm trễ làm mất niềm tin với các nhà cho vay

- Quản trị tốt chi phí nhằm tăng lợi nhuận

- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng như vật lực, cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể sản xuất và tiêu thụ tốt hơn.

Kết luận

Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng là mục tiêu lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp có thể giúp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Không nằm ngoài mục đích trên, bằng việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô, chúng tôi đã đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp hứa hẹn trong tương lai.

Qua việc phân tích các chỉ số tài chính về vốn, khả năng thanh toán, tài sản, nguồn nợ... có thể thấy rằng, Công ty Cổ Phần Kinh Đô hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực sản xuất thực phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những mặt chưa tốt về khả năng thanh khoản tức thời, vấn đề huy động và sử dụng vốn, do đó, doanh nghiệp cần khắc phục để hoàn thiện hơn tình hình tài chính của mình.

Vấn đề cải thiện tình hình hoạt động sản xuất, tài chính... là vấn đề không phải dễ dàng giải quyết và khắc phục được ngay. Vì thế, không chỉ công ty Cổ phần Kinh Đô mà rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng cần hết sức thận trọng và từng bước học

hỏi, tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm để doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (Trang 36 - 39)

w