1989-98 theo đĩ giảđịnh rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1978 là 5% bởi vì mọi người đều tin rằng
số liệu GDP chính thức của Trung Quốc năm 1998 đã thổi phồng tỷ lệ tăng trưởng và bởi vì nỗ lực
tính tốn ra tỷ lệ tăng trưởng khác gần đây cho thấy rằng tỷ lệ thực cĩ thể gần với 5% hơn. Các số
liệu về tỷ lệ tăng trưởng vào những giai đoạn khác khơng giống như những gì được ghi trong sổ tay
chính thức bởi vì GDP của Trung Quốc tính theo khu vực kinh tếđược tính lại theo giá năm 1990.
Việc này loại bỏ tỷ lệ tăng trưởng cao của những năm trước cải cách. Các tỷ lệ tăng trưởng này cao
là do cơ cấu giá đặt trọng số rất cao cho khu vực cơng nghiệp tăng trưởng nhanh hơn. Giá của năm
1990 gần giống hơn với mức giá thực sự trên thị trường so với giá của thời kỳ trước được sử dụng
trong hệ thống kế hoạch hĩa tập trung.
b. Tỷ lệ tăng trưởng trữ lượng vốn được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp hàng tồn kho
vĩnh viễn. Mức tích lũy vốn trong nước gộp tính theo giá hiện tại được chuyển sang giá khơng đổi
sử dụng chỉ số giá tại xưởng (ex-factory) đối với các sản phẩm phục vụ cơng nghiệp của những năm
sau 1978. Đối với những năm trước đĩ, sử dụng chỉ số khử giá sản phẩm nguyên vật liệu rịng đối
với khu vực cơng nghiệp. Khơng cĩ chỉ số khử lạm phát mức tích lũy vốn gộp hay trữ lượng vốn.
Giảm phát là một vấn đề nghiêm trọng hơn đối với giai đoạn sau 1978, bởi vì giá trước giai đoạn đĩ
thay đổi rất chậm.
c. Tỷ lệ tăng trưởng lao động là những ước tính chính thức của tỷ lệ tăng trưởng việc làm. Khơng
cĩ số liệu về số giờ thực sự làm việc.
d. Tỉ trọng của lao động và vốn trong thu nhập quốc dân được giả định trên cơ sởước tính của
các nước khác với mức độ phát triển xấp xỉ nhau. Các kết quả này, đặc biệt là mức độ thay đổi
TFP từ thời kỳ này đến thời kỳ kế tiếp, khơng nhạy cảm lắm đối với các ước tính về tỉ trọng, mặc
dù tỉ trọng lao động cao hơn cĩ thể nâng cao TFP trong tất cả các thời kỳ và ngược lại.
Nguồn: Dữ liệu lấy từ các nguồn thống kê chính thức của Trung Quốc với một số ngoại lệ nhỏđã
được trình bày chi tiết trong phần ghi chú này.
Một số người thường lập luận và điều này đã trở thành kiến thức thơng thường, rằng kinh nghiệm tăng trưởng của các nước Đơng Á khơng phải dựa trên sự tăng trưởng năng suất mà dựa trên sự gia tăng nhanh chĩng các yếu tố đầu vào như vốn và lao động.16 Hình thức cực
đoan của lập luận này là nĩi rằng sự tăng trưởng ở Đơng Á giống như sự tăng trưởng của Liên Xơ thời kỳ đầu và cĩ thể cũng sẽ chịu chung số phận. Vậy liệu Trung Quốc cĩ phải là ngoại lệ hay kinh nghiệm của Trung Quốc cĩ giống với các nước khác ởĐơng Á hay khơng? Tốt nhất là bắt đầu bằng cách xem xét lại những gì chúng ta biết về những hiệu chỉnh cĩ thể
thực hiện đối với các số liệu ước tính nĩi trên về Trung Quốc. Việc xem xét lại này cĩ thể
giảm nhẹ phần kết luận về tác động của năng suất đối với sự tăng trưởng. 17
Trước tiên, những ước tính của tơi khơng bao gồm những cải thiện về chất lượng của lực lượng lao động. Tuy cĩ sẵn số liệu đểước tính tốc độ tăng trưởng của chất lượng lực lượng lao động nhưng ước tính như thế lại khơng thuộc phạm vi của chương này. Rõ ràng trình độ
giáo dục đã cải thiện ở Trung Quốc trong những năm nĩi trên nhưng phần lớn cải thiện cĩ tính định lượng đã xảy ra trước năm 1978. Chẳng hạn, số lượng học sinh ghi danh học phổ
thơng cơ sở năm 1996 bằng với năm 1978 (nhĩm tuổi cũng giảm do chương trình kế hoạch hĩa gia đình). Số lượng học sinh tiểu học cũng cho kết quả tương tự. Chỉ cĩ số lượng sinh viên đại học là gia tăng nhanh chĩng trong thời kỳ cải cách nhưng số lượng đĩ chỉ chiếm chưa tới 5% nhĩm tuổi tương ứng vào giữa những năm 1990. Do đĩ, nếu cố gắng quy tăng trưởng là do cải thiện chất lượng lực lượng lao động thì phải dựa trên lập luận về cải thiện chất lượng giáo dục. Rõ ràng những cải thiện chất lượng như vậy đã thật sự diễn ra và xét theo nhiều khía cạnh thì chúng là kết quả trực tiếp của cải cách kinh tế, nhưng thật khĩ đo lường được những cải thiện chất lượng kiểu này.
Lao động dịch chuyển từ những cơng việc cĩ năng suất thấp trong nơng nghiệp sang cơng việc cĩ năng suất cao tại các khu vực trong thành thị và tại các doanh nghiệp hương trấn. Sự
dịch chuyển này cĩ thể được nhìn nhận như là cải thiện chất lượng lao động hoặc theo phương thức của Edward Dennison, như là lời giải thích cho gia tăng TFP. Trong hai thập kỷ bắt đầu từ năm 1978 đến cuối năm 1998, số việc làm trong khu vực nơng nghiệp giảm từ
71% xuống cịn 50% tổng số việc làm.18 Nĩi một cách khác, trong tổng số lực lượng lao
động 298 triệu người tăng lên của Trung Quốc từ năm 1978 đến 1998 thì hơn 230 triệu người tìm được việc làm ở ngồi khu vực nơng nghiệp. Các việc làm trong cơng nghiệp và dịch vụ
này cĩ thể khơng tỏ ra là những nghề cĩ năng suất cao đối với một nhà quan sát hời hợt. Tuy nhiên, giải pháp thay thế dành cho những cơng nhân này là phải chia sẻ các hoạt động cĩ năng suất cực kỳ thấp trong nơng nghiệp, nơi mà đã cĩ 100 triệu cơng nhân hay nhiều hơn số
lượng cần thiết để duy trì mức sản lượng nơng nghiệp.19
Chẳng cĩ nghi ngờ gì đối với việc chất lượng của trữ lượng vốn đã cĩ những cải thiện
đáng kể, và một số cải thiện này cĩ thể khơng được thể hiện trong các bảng ước tính được sử
dụng để tính tốn các con số trong bảng 6.2. Cải thiện rõ ràng nhất là việc chuyển sang phụ
thuộc nhiều hơn hẳn vào máy mĩc thiết bị nhập khẩu so với thời kỳ “tự lực cánh sinh” trước năm 1977. Tác động của những tư liệu sản xuất nhập khẩu này khơng cĩ khả năng được nắm bắt đầy đủ bởi vì nhiều hàng nhập khẩu như thế khơng chỉ cĩ chất lượng cao hơn mà cịn
được mua với chi phí ít hơn một khi Trung Quốc đã cĩ lượng ngoại hối cần thiết. Nhưng việc nhập khẩu tư liệu sản xuất ngày càng tăng là mục tiêu quan trọng và cũng là kết quả trực tiếp của quá trình cải cách. Ít ra cũng cĩ lý khi nhìn nhận những cải thiện này là nguồn gốc dẫn đến cải thiện năng suất hơn là coi chúng chẳng qua chỉ là việc tích lũy nhập lượng nhiều hơn.
Do đĩ, năng suất tổng các yếu tố sản xuất, cĩ và khơng cĩ điều chỉnh, giải thích cho phần lớn gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng GNP của Trung Quốc trong thời kỳ cải cách. Việc tỉ lệ
TFP liên tục tăng cũng rất đáng chú ý và khác với những gì mà Hàn Quốc hay tỉnh Đài Loan
đã trải qua. Tại Hàn Quốc và tỉnh Đài Loan, thời kỳ tăng trưởng cao bắt đầu bằng đợt tăng mạnh năng suất trong thời gian từ 5 đến 7 năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng TFP sau đĩ giảm
xuống và phần lớn tăng trưởng của hai nền kinh tế này trong vịng một hoặc hai thập kỷ tiếp theo được giải thích bởi sự gia tăng đều đặn trong tốc độ hình thành vốn gộp.20 Tại sao kinh nghiệm của Trung Quốc khác biệt một cách quá rõ ràng như vậy? Trung Quốc, tỉnh Đài Loan và Hàn Quốc khơng tiến hành nhiều nghiên cứu và phát triển (R&D) trong những thập kỷđầu của quá trình tăng trưởng nhanh. Do đĩ sự khác biệt trong mơ thức chi tiêu cho R&D khơng thể là câu trả lời. Một lời giải thích cĩ lý đối với sự khác biệt đĩ là trong suốt thời kỳ
phát triển theo cơ chế kế hoạch hĩa tập trung, Trung Quốc đã đi lệch ra xa khỏi con đường phát triển cĩ hiệu quả nhất. Do vậy, Trung Quốc cĩ nhiều cơ hội cải thiện năng suất hơn hẳn so với trường hợp tỉnh Đài Loan và Hàn Quốc. Tăng trưởng TFP của Trung Quốc trong suốt sáu năm đầu tiên của quá trình cải cách (1979-84) là do sự bùng nổ của nơng nghiệp sau khi tiến hành phi tập thể hĩa. Sau năm 1984, nơng nghiệp phát triển chậm lại, nhưng bắt đầu cĩ những nỗ lực cải cách cơng nghiệp và kết quả là sản lượng của các doanh nghiệp hương trấn tăng mạnh. Khởi đầu với chuyến đi nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình đến tỉnh Quảng Đơng vào năm 1992, Trung Quốc đã hồn tồn cam kết hồn tất quá trình tiến đến cơ chế thị trường. Những cải cách sau đĩ đã duy trì được mức tăng trưởng của TFP ít nhất là cho tới khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và sự sụt giảm tăng trưởng chung của Trung Quốc vào năm 1998.
Một quan điểm khác đối với cùng một hiện tượng bắt đầu từ thực tế là tốc độ hình thành vốn gộp tính theo tỷ trọng trong GDP đã cực kỳ cao tại Trung Quốc trong thập kỷ trước khi tiến hành cải cách. Trong các năm từ 1970 đến hết năm 1978, tốc độ hình thành vốn gộp của Trung Quốc tính theo tỷ trọng trong GDP trung bình là 35%/ năm (Trung Quốc, Cục Thống kê Quốc dân 1999a: 6). Tốc độ hình thành vốn gộp trung bình trong thập kỷ kế tiếp (1979- 88) là 36%. Như thế, khơng giống nhưĐài Loan và Hàn Quốc, Trung Quốc bằng những nỗ
lực của nhà nước để kiềm chế thu nhập và tiêu dùng đã cĩ tốc độđầu tư rất cao trước khi bắt tay vào cải cách nhưng phần nhiều các khoản đầu tư này đã bị lãng phí. Trái lại, Đài Loan và Hàn Quốc cĩ tốc độđầu tư thấp cả trước và ngay sau khi bắt đầu cải cách. Quá trình cải cách
đã làm cho năng suất tăng trưởng cao hơn, điều này sau đĩ thúc đẩy gia tăng tốc độđầu tư. Các cơng trình nghiên cứu về khu vực cơng nghiệp dựa vào các số liệu chia nhỏ hơn – khơng cĩ tính tổng thể - cũng cho thấy rằng ít nhất một phần của việc TFP tăng cao trong nền kinh tế nĩi chung cĩ thể giải thích bằng chính việc TFP tăng trong khu vực cơng nghiệp.21 Điểm yếu của tất cả các cơng trình nghiên cứu nĩi trên, theo quan điểm của chương này, là chúng chỉđề cập đến giai đoạn cải cách sau 1978 mà thơi, phần lớn là do khơng cĩ dữ liệu nhập chia nhỏ cần thiết trong thời kỳđầu. Ngồi ra cũng cĩ khác biệt lớn trong các kết quả
tìm ra của ít nhất hai cơng trình nghiên cứu về thành tích hoạt động của khu vực cơng nghiệp nhà nước.
Phát hiện chính của Jefferson, Rawski, và Zheng (1992) là tất cả các khu vực cơng nghiệp (phân loại theo hình thức sở hữu) đều cĩ tăng trưởng TFP dương trong suốt thời kỳ 1980-92. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng TFP của các TVE và các doanh nghiệp tập thể khác cao hơn
nhiều, nhiều hơn gấp hai lần, so với tốc độ tăng trưởng TFP của các doanh nghiệp cơng nghiệp nhà nước. Woo và những người khác (1994) đồng ý rằng TFP cao trong các doanh nghiệp tập thể nhưng cũng bác bỏ quan điểm cho rằng TFP của doanh nghiệp cơng nghiệp quốc doanh tăng trưởng dương.22 Các số liệu của Li chỉ bao gồm các năm 1981-87, nhưng chúng bị chia nhỏ theo khu vực cơng nghiệp chứ khơng phải theo hình thức sở hữu (Li và những người khác 1993). Theo những ước tính này, tăng trưởng TFP của 18 trong tổng số
24 khu vực cơng nghiệp đều dương, với máy mĩc và thiết bị vận tải cĩ tốc độ tăng trưởng TFP cao nhất.23 Những ngành cơng nghiệp cĩ tốc độ tăng trưởng TFP âm bao gồm điện, bưu chính viễn thơng và sản xuất thuốc lá. Ngành khai thác mỏ khơng cĩ sự tăng trưởng mạnh trong năng suất hay trong trường hợp dầu mỏ và kim loại màu, thì tốc độ tăng trưởng âm mạnh. Cuối cùng, năm 1995-97, Xiao và các đồng tác giả khảo sát rộng khắp các doanh nghiệp và sử dụng kết quả đĩ để đo lường TFP theo cả hình thức sở hữu và khu vực cơng nghiệp (Xiao và những người khác 1998). Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ phần trăm doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân cĩ TFP cao lớn hơn tỷ lệ phần trăm này của các doanh nghiệp nhà nước và tập thể, nhưng khi so sánh các khu vực cơng nghiệp thì khu vực cĩ thành tích hoạt động tốt nhất là khu vực nằm dưới sự chi phối của các
độc quyền quốc doanh lớn như là dầu khí và thuốc lá.
Những cơng trình nghiên cứu này về thành tích hoạt động cơng nghiệp ủng hộ một cách yếu ớt quan điểm cho rằng cải cách đã làm cho thành tích hoạt động của cơng nghiệp được cải thiện. Bằng chứng rõ ràng nhất ủng hộ quan điểm này là năng suất tăng trưởng cao ở khu vực sở hữu tập thể so với tăng trưởng năng suất của các doanh nghiệp nhà nước. Thật đáng kể là người ta khơng thể nĩi gì về sự thay đổi năng suất đi kèm với quá trình chuyển đổi thốt ra khỏi chiến lược phát triển theo cơ chế kế hoạch hĩa tập trung của giai đoạn trước 1979 bởi vì chưa cĩ dữ liệu ở mức chia nhỏ cần cĩ.
Thời kỳ cải cách (đổi mới) của Việt Nam ngắn hơn nhiều so với Trung Quốc và khơng cĩ số liệu cần thiết để đưa ra các ước tính đáng tin cậy về tăng trưởng trữ lượng vốn và tăng trưởng năng suất tổng yếu tố sản xuất. Các số liệu hạn chế cĩ sẵn đã được sử dụng đểđưa ra các ước tính trình bày trong bảng 6.3. Theo như các số liệu trong bảng cho thấy, mặc dù nhận được viện trợ với quy mơ lớn từ Liên Xơ nhưng trong thời kỳ trước đổi mới kinh tế
Việt Nam tăng trưởng rất chậm và tăng trưởng năng suất tổng yếu tố sản xuất là khơng đáng kể. Tính bình quân đầu người, với tỷ lệ tăng dân số 2%/ năm (1976-90), tỷ lệ tăng trưởng thực chỉ hơn 1%/ năm chút ít và ước tính đĩ cĩ thể quá cao bởi vì nĩ phụ thuộc vào tính xác thực – điều này rất đáng ngờ - của những báo cáo về tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao vào đầu những năm đầu 1980. Như chúng ta đã biết, trong những năm 1990, tăng trưởng GDP tăng tốc lên đến mức của các nước Đơng Á, nhưng phần lớn mức gia tăng này là do mức gia tăng cịn nhanh hơn trong tỷ lệ tăng trưởng trữ lượng vốn. Tăng trưởng năng suất tổng yếu tố sản xuất quả thực cĩ tăng, đúng như dựđốn một khi mở cửa nền kinh tế và phụ thuộc nhiều hơn vào lực lượng thị trường, nhưng với mức thấp hơn so với trong giai đoạn đầu của cải cách ở Trung Quốc.24 Nếu phần phân tích trong chương này chính xác thì thậm chí mức tăng trưởng năng
suất này cĩ thể khơng duy trì được nếu Việt Nam khơng giảm một cách dứt khốt hơn nữa các rào cản đối với đầu tư bên ngồi khu vực quốc doanh. Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vào những năm 1998 và 1999 thấp hơn nhiều so với những năm đầu sau khi bắt đầu cải cách và cĩ thể năng suất tổng yếu tố sản xuất giảm, nhưng chúng ta khơng cĩ số liệu về mức hình thành vốn cần thiết đểước tính TFP.
Bảng 6.3 Nguồn gốc tăng trưởng của Việt Nam, 1976-96
Tỷ lệ tăng trưởng (%) Giai đoạn Tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm nguyên vật liệu rịng (1975-90) hay GDP (1990-96) hay Vốn Lao động TFP 1976-80 0,4 5,4 - - 1980-86 6,4 1,9 - - 1986-90 3,3 3,3 3,1 0,1 1990-96 8,4 10,4 2,7 2,6 - Khơng cĩ số liệu.
Nguồn: Số liệu của Việt Nam sử dụng để tính tốn giải thích tăng trưởng loại này rất hạn