Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Trang 26 - 28)

(1). Giai đoạn xây dựng

- Trong giai đoạn xây dựng công trình, chất ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng và khói hàn có chứa bụi, CO, SOx, NOx, hydrocarbon ; khí thải của các phương tiện giao thông vận tải. Tác động của khí thải lên chất lượng không khí ở giai đoạn này phụ thuộc vào quy mô dự án, thời tiết tại khu vực

dự án và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá chi tiết để đề xuất các biện pháp giảm thiểu thích hợp.

- Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi và các phương tiện giao thông vận tải với mức độồn lên tới 80-90 dBA.

(2). Giai đoạn hoạt động

1). Tác động của khí thải

Các nguồn phát thải bụi, khí độc từ nhà máy nhiệt điện nhưđề cập ở phần trên gồm: Khí thải lò hơi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển, ô nhiễm không khí từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu và từ các nguồn khác

Khí thải của nhà máy nhiệt điện có chứa các chất ô nhiễm có nồng độ cao. Việc phát tán khí thải sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực dự án, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái. Do vậy trong phần đánh giá tác động của khí thải đến môi trường khu vực cần làm rõ các nội dung sau:

- Các nguồn khí thải, lưu lượng khí thải của từng nguồn,

- Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, đặc biệt chú ý

đánh giá các thông số: bụi, SO2, CO, CO2, NO2, THC, Aldehyt.

- Tính toán mức độ lan truyền các chất ô nhiễm không khí, ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí theo thời gian và không gian trên cơ sở sử dụng các mô hình lan truyền khí (Sutton, Guass, Screen 3, IGM, ISCT ...).

2). Tác động của tiếng ồn và rung động

Tiếng ồn và độ rung cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí khá quan trọng và có thể

gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước hết là đến sức khoẻ của người lao

động trực tiếp, sau đó là tới khu vực lân cận. Tiếng ồn làm giảm năng suất lao động, làm giảm thính lực, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Độ rung ảnh hưởng quan trọng tới năng lực và độ chính xác trong tác nghiệp lao động, giảm thị lực và thích lực, dễ gây ra sự cố

tai nạn lao động.

Trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện, tiếng ồn và rung động phát sinh từ các nguồn sau đây:

- Tiếng ồn, rung động phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị. Trong quá trình hoạt động của dự án, tiếng ồn, độ

rung phát sinh chủ yếu từ hoạt động của hệ thống các máy bơm và mô tơđiện;

- Tiếng ồn, rung động do các phương tiện giao thông vận tải đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do

đóng cửa xe, tiếng rít phanh.

3). Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí

Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 16 dưới đây. Bảng 16: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí.

Stt Chất ô nhiễm Tác động

Stt Chất ô nhiễm Tác động - Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ởđường tiêu hoá. 02 Khí axít

(SOx, NOx)

- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;

- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;

- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng;

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon. 03 Oxyt cacbon

(CO)

- Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin. 04 Khí cacbonic (CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi; - Gây hiệu ứng nhà kính; - Tác hại đến hệ sinh thái. 05 Tổng hydrocarbon

- Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Trang 26 - 28)