I. Số tạm ứng
2. Số tạm ứng kỳ này: ngày 10 tháng 9 năm 2007 II Số đã ch
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường).
Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và theo dõi trên tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Do đặc thù của ngành xây lắp nên số lượng lao động thuê ngoài của công ty khá lớn. Công trình xây lắp ở đâu thì thuê thêm lao động thủ công ở đấy nhằm tiết kiệm chi phí đi lại, tận dụng nguồn lao động của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhàn rỗi của địa phương. Do đó, lao động trong Công ty bao gồm lao động trong danh sách và lao động thuê ngoài và chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả tiền lương của công nhân trong biên chế và tiền lao động bên ngoài.
Đối với lao động trong danh sách, Công ty áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm (lương khoán) và tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tiền lương trực tiếp phải trả (được hạch toán vào chi phí sản xuất chung). Còn đối với lao động thuê ngoài, Công ty không trích các khoản này mà chỉ tính ra số tiền thực trả theo đơn giá.
Việc thanh toán lương trực tiếp giao cho đội trưởng đội xây dựng theo dõi và thanh toán dựa trên hợp đồng giao khoán công việc và bảng chấm công. Đội trưởng đội xây dựng sẽ tập hợp chứng từ về tiền lương như: bảng thanh toán, thanh lý hợp đồng, hợp đồng giao khoán… và gửi về công ty để làm thủ tục thanh toán.
Đối với lao động thuê ngoài, chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là biên bản nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành và bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài.
Kế toán Công ty căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giao nhận khoán gọn, biên bản nghiệm thu khối lượng khoán gọn, bảng thanh lý hợp đồng… mà các đội gửi về, tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái các tài khoản cho từng công trình.
Một số mẫu chứng từ mà công ty sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là: phiếu chi, bảng chấm công, hợp đồng giao khoán gọn khối lượng, biên bản nghiệm thu khối lượng khoán gọn, giấy đề nghị thanh toán…
Sau đây là bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương tháng 10 năm 2007 của tổ bê tông trong công trình trường THPT Cửa Ông. Và sau khi tính ra số tiền phải trả cho các tổ, kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương tháng 10 của cả đội xây dựng số 03.
Cách tính lương theo sản phẩm của Công ty như sau: Tiền lương
sản phẩm =
Đơn giá tiền
lương x
Bậc lương
theo tay nghề x
Số ngày công
Đơn giá tiền lương của Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp 5 được quy định trong quy chế tiền lương của Công ty. Đối với tổ bê tông của đội xây dựng số 03, đơn giá tiền lương là: 96.000 đồng/ngày công.
Ví dụ ông Trần Hà Kiên có bậc lương theo tay nghề là 1,2 số ngày công theo sản phẩm của ông trong tháng 10 năm 2007 là 26,5 ngày công. Như vậy, lương sản phẩm của ông Kiên là:
96.000 x 1,2 x 26,5 = 3.052.800 đồng Phụ cấp thuộc quỹ lương ông được hưởng là: 85.000 đồng.
Phụ cấp trách nhiệm: 200.000 đồng (tổ trưởng: 500.000, tổ phó: 200.000). Do đó, tổng số tiền ông Kiên nhận được tháng 10 là:
3.052.800 + 85.000 + 200.000 = 3.337.800 đồng. Khoản tạm ứng lương kỳ 1 của ông Kiên là tiền ăn trong tháng:
16.000 đồng/ngày x 31 ngày = 496.000 đồng. Do vậy, số tiền mà kỳ 2 ông Kiên được lĩnh là: