IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí
NĂM 2008 ĐÁNH Dấu MỘT NĂM KHÔNG THÀNH CÔNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHứNG KHOÁN VIệT NAM KHI CHứNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG Ty TRÊN THỊ
CHứNG KHOÁN VIệT NAM KHI CHứNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG Ty TRÊN THỊ TRƯỜNG Có MứC GIẢM MẠNH Từ 65% ĐẾN 68%, ĐƯA VIệT NAM TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG THỊ TRƯỜNG GIẢM MẠNH NHấT KHu VựC. NỀN KINH TẾ LẠM PHÁT CAO TRONG NỬA ĐẦu NĂM VÀ TìNH TRẠNG THẾ GIớI RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRẦM TRỌNG NỬA CuỐI NĂM Đã KHIẾN GIÁ TRỊ VỐN HóA CỦA CHứNG KHOÁN VIệT NAM TRÊN CẢ HAI SÀN MấT HƠN 268.000 Tỷ ĐỒNG, TƯƠNG ĐƯƠNG 16 Tỷ ĐÔ LA Mỹ (uSD). MặC Dù KHÔNG NằM NGOÀI Xu HƯớNG GIẢM GIÁ CHuNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG NĂM 2008, NHƯNG STB VẪN ĐƯợC ĐÁNH GIÁ LÀ CỔ PHIẾu Có TÍNH THANH KHOẢN CAO THÔNG QuA VAI TRÒ DẪN DắT CHỉ SỐ VN-INDeX CũNG NHƯ KHỐI LƯợNG GIAO DỊCH LớN, ỔN ĐỊNH VÀ THu HÚT Sự QuAN TÂM CỦA GIớI ĐẦu TƯ TRONG VÀ NGOÀI NƯớC.
HOẠT ĐỘNG Q T ĐỘNG Q u AN H ệ NHÀ ĐẦ u TƯ
Sáu tháng đầu năm 2008, chính sách thắt chặt tiền tệ do lạm phát và tình trạng nhập siêu leo thang đã siết chặt dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, mối lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế sâu hơn khiến các nhà đầu tư tiếp tục chuyển dòng vốn sang các kênh đầu tư khác cũng đã góp phần tạo ra thêm áp lực cho thị trường. Tiếp đó là sự lan rộng và trầm trọng hơn của cuộc khủng hoảng tín chấp Mỹ cũng như thế giới trong nửa cuối năm tiếp tục kéo thị trường đi xuống sâu sau khi các chỉ số chứng khoán có dấu hiệu hồi phục đầu Quý III nhờ kinh tế trong nước bắt đầu ổn định. Mặc dù không nằm trong tâm của cuộc khủng hoảng nhưng kinh tế Việt Nam vẫn bị tác động gián tiếp do suy thoái toàn cầu. Trong đợt suy giảm này, nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng khi liên tục bán ra mạnh trái phiếu và cổ phiếu như một động cơ nhằm bảo toàn vốn đã góp phần đẩy thị trường giảm sâu hơn trước. Trong bối cảnh không được thuận lợi như vậy, Sacombank đã lấy ý kiến cổ đông về việc thay đổi kế hoạch tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2008 như sau:
- Hủy kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (20%/vốn cổ phần); - Hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu cho Cán bộ cốt cán của Ngân hàng (3 triệu cổ phiếu); - Hủy kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài (gần 1,3 triệu cổ phiếu).
Tuy nhiên, Sacombank vẫn đảm bảo cổ tức dành cho cổ đông ở mức 15% (tương đương tỷ lệ 20:3), cổ đông sở hữu một (01) cổ phiếu sẽ hưởng được một (01) quyền, và cứ hai mươi (20) quyền sẽ nhận được ba (03) cổ phiếu. Sau đợt tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu chia cổ tức năm 2007 cho các cổ đông theo tỷ lệ 15%, vốn điều lệ của Sacombank đã đạt 5.116 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 7.811 tỷ đồng.
Trong năm qua, hoạt động của cổ phiếu STB ghi nhận sự kiện Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong ba cổ đông chiến lược nước ngoài thực hiện thoái vốn tại Sacombank. Lần đầu, IFC đã bán 5.953.170 cổ phiếu STB bắt đầu từ ngày ngày 31/01/2008 và đến ngày 15/12/2008, IFC tiếp tục công bố ý định bán tiếp 50% số cổ phần, tương đương với 16.083.664 cổ phiếu mà IFC đang nắm giữ tại Sacombank với thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là 60 ngày kể từ ngày 17/12/2008. Quyết định này được đưa ra sau khi IFC hoàn thành việc hỗ trợ Sacombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam như mục tiêu cam kết ban đầu. Ngoài ra, quan hệ hợp tác giữa IFC và Sacombank vẫn tiếp tục được tăng cường trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mới như tài trợ trung và dài hạn cho việc mua sắm nhà, tài trợ máy móc thiết bị tiết kiệm năng lượng, cũng như các sản phẩm tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu… Cho đến nay, IFC đã đầu tư và cam kết đầu tư khoảng 88 triệu uSD vào Sacombank. Việc IFC thoái một phần vốn tại Sacombank và chuyển sang các hình thức hợp tác khác hoàn toàn nằm trong lộ trình hoạt động có chủ động của cả hai tổ chức. Trong khi IFC thoái vốn thì các tổ chức nước ngoài khác đã đăng ký mua lại số cổ phần này. Do vậy, tính đến thời điểm 31/12/2008, tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Sacombank vẫn luôn ở mức tối đa là 30% theo quy định. Điều này chứng tỏ tính thanh khoản và sức hút của STB đối với giới đầu tư vẫn là rất lớn.
Tuy vậy, trong năm 2008, STB vẫn không nằm ngoài xu thế giảm giá chung của thị trường. Trước tình hình trên, Hội đồng Quản trị Sacombank đã thống nhất quyết định sử dụng Quỹ Dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần mua 25 triệu cổ phiếu STB (tương đương 4,88% vốn điều lệ) được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh làm cổ phiếu quỹ.
Mục đích của việc mua cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ là nhằm ổn định thị giá STB trên thị trường chứng khoán. Sacombank cũng đã gia hạn thời gian mua cổ phiếu đến ngày 31/12/2008 thay vì đến ngày 18/12/2008 nhằm tiếp tục góp phần bình ổn thị giá STB trên thị trường và đảm bảo hoàn thành kế hoạch mua cổ phiếu quỹ như đã đăng ký ban đầu. Đến ngày 31/12/2008, số lượng cổ phiếu mua được là 18.265.270 cổ phiếu, tương đương gần 73,06% khối lượng đăng ký mua. Đây là một con số rất đáng khích lệ, thể hiện sự quan tâm của Ban Lãnh đạo Sacombank đối với các cổ đông và nhà đầu tư.
Trong năm 2008, để tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư, Sacombank đã phát triển Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tại Phòng Đối ngoại và nhóm Quan hệ Nhà đầu tư trực thuộc Văn phòng Hội đồng Quản trị hoạt động song song cùng Tổ quản lý vốn cổ phần trực thuộc Hội đồng Quản trị. Bên cạnh làm đầu mối trong việc cung cấp thông tin đến các tổ chức đầu tư quốc tế, các bộ phận đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư trong nước thông qua cơ chế đảm bảo các thông tin luôn đầy đủ, kịp thời và chính xác theo hướng minh bạch và chuẩn mực quốc tế. Một trong những điểm nhấn của hoạt động quan hệ nhà đầu tư trong năm qua là sự ra đời của “Bản tin Nhà đầu tư” - một ấn phẩm song ngữ Anh - Việt kịp thời mang đến những thông tin quan trọng và cập nhật nhất về các hoạt động của thị trường chứng khoán, tài chính tiền tệ nói chung và Tập đoàn Sacombank nói riêng đến với giới đầu tư.
Song song đó, trang Web Sacombank được thiết kế song ngữ Việt - Anh cũng đã thực hiện cập nhật thông tin liên tục và chính xác theo quy định của tổ chức niêm yết tại Việt Nam và theo tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động quan hệ nhà đầu tư. Cũng trong mục tiêu hướng tới sự minh bạch về thông tin, Sacombank đã dành giải nhất “Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên năm 2007” do Sở Giao dịch Chứng khoán, báo Đầu tư Chứng khoán và Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital tổ chức. Báo cáo thường niên năm 2007 của Sacombank xếp vị trí dẫn đầu các đơn vị niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về các tiêu chí: tuân thủ chuẩn mực, minh bạch thông tin và sáng tạo trong cách thể hiện.
Đồng thời với những nỗ lực duy trì sự bình ổn của thị giá STB trong một năm đầy biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam, các hoạt động quan hệ nhà đầu tư tại Sacombank đang dần được chuyên nghiệp hóa. Điều này nhằm góp phần thực hiện tôn chỉ hoạt động của Sacombank là luôn hướng về lợi ích của nhà đầu tư và cổ đông - những người đã đồng hành cùng sự phát triển của Ngân hàng trong suốt thời gian 17 năm qua và cả con đường tương lai phía trước.
Mã CHứNG KHOÁN CỔ PHIẾu STB
Ngày niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM 12/07/2006
Số lượng cổ phiếu lưu hành 511.583.084 cổ phiếu
Mệnh giá 10.000 đồng
Giá trị vốn hóa
(tại thời điểm 31/12/2008)
95.157.676.000.000 đồng
Mức độ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Cao nhất 65.500 64.500 51.000 40.400 32.900 24.100 29.800 34.200 32.900 25.000 24.600 20.300 Thấp nhất 57.500 51.000 34.500 33.500 24.500 19.700 21.800 21.700 23.100 18.300 19.200 17.800 Trung bình 61.311 57.211 42.252 37.498 28.494 21.549 25.272 26.578 26.710 21.614 22.195 18.877
CƠ Cấu CỔ ĐÔNG ĐẾN NGÀy 07/01/2009
CƠ CẤU CỔ ĐÔNG VỐN SỞ HỮU TỶ LỆ %/VĐL SỐ LƯỢNG CỔ ĐÔNG PHÁP NHÂN
Trong nước 727.288.320.000 14,22 337
Nước ngoài 1.533.703.660.000 29,98 31
THỂ NHÂN
Trong nước 2.850.762.150.000 55,72 69.514