Trò chơi: HÁT SOONG

Một phần của tài liệu QP NHUNG TRO CHOI HAY (Trang 41 - 42)

Soọng-cô là dân ca của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát Soọng-cô chủ yếu là phần hát đối đáp giao duyên. Sau đó là phần hát trong đám cưới, Soọng-cô được hát theo sách, có bài bản sẵn. Người đi hát phải thuộc sách hát. Họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố. Người đáp cũng nhờ thuộc sách mà trích ra những câu hợp cảnh hợp tình để hát đáp câu hát hỏi.

Mỗi đêm hát đều có các bước: Chập tối hát gọi, mời ngồi xuống chiếu, mời nước mời trầu. Nửa đêm là hát hỏi: Hỏi về quê quán, gia sự, hát thăm dò tìm hiểu nghề nghiệp, ý nguyện của nhau... canh ba chủ nhà mời ăn lót dạ xôi hoặc chè cháo... Sau đó là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau. Sáng ra thì họ vừa tiễn nhau ra cổng vừa hát hẹn hò cuộc hát tới.

Khi hát không được đùa cợt, không vì phục tại, cảm thông, yêu mà tách ra đưa nhau đi tỏ tình riêng. Nếu ưng nhau, thì tìm gặp nhau sau để rồi lựa tìm ông mai mối (Mu Nhin) mối manh cho mình. Các cặp vợ chồng sau đó coi ông bà Mu Nhin như cha mẹ đẽ, sống tết, chết giỗ. Ông bà Mu Nhin qua đời, cặp vợ chồng phải có một con lợn đến làm ma.

Hát đối đáp hát theo giọng ví, kể lể gọi là hát cộc. Hát đám cưới thường là hát ru. Giọng ru dài ra, nếu một từ hát cộc kể ra rồi bắt ngay sang từ khác nhưng hát ru thì ru đi ru lại ngân nga luyến láy điệp khúc kéo dài gấp dăm bảy lần hát cộc. Soọng - cô trong đám cưới thường do các cặp nam giới đối đáp nhau, nhà trai cử hai anh hát, nhà gái cũng cử hai anh. Hát giọng ru thì song ca,

hát cộc thì đơn ca. Mở đầu cuộc hát cưới là cặp hát nhà trai hát chào ông bà chủ, chào cô, dì, chú, bác, chào bà con anh em, trước hết là bàn thờ tổ tiên. Khi tốp nhà trai hát, tốp nhà gái hát đáp lại từng câu, từng bài. Khi hai họ ăn uống họ vẫn hát, mừng cho khách ăn uống no say. Hát suốt ngày suốt đêm cho tới khi tan đám cưới.

Một phần của tài liệu QP NHUNG TRO CHOI HAY (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w