II. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG FDI
3. Tăng khả năng tiếp nhận đầu tư
Khả năng tiếp nhận nước ngoài của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp là một nhân tố quyết định hiệu quả đầu tư FDI sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi chúng ta có khả năng tiếp nhận tốt và ngược lại, chúng ta có thể bị "bội thực" hoặc phụ thuộc vào bên ngoài nếu như chúng ta có ít khả năng tiếp nhận FDI. Để tiếp nhận một cách có hiệu quả FDI, đòi hỏi phải có một tỷ lệ kỹ thuật mà vốn nước ngoài rót vào và trong từng giai đoạn cụ thể nhưng vấn đề là làm thế nào để huy động vốn trong nước đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư một cách chủ động. Điều đó phụ thuộc trước hết vào tốc độ tăng trưởng kinh tế sau đó là các biện pháp chính huy động vốn tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế thì mối tương quan giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. Theo chúng tôi thì nhân tố quyết định đến sự phát triển lâu dài và ổn định nền kinh tế phải là đầu tư trong nước, còn đầu tư nước ngoài cũng luôn là nhân tố quan trọng.
Về năng lực tiếp nhận đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, sự yếu kém về mọi mặt của bên đối tác Việt Nam trước các đối tác đầu tư nước ngoài hùng mạnh là một bâts lợi lớn của chúng ta. Những khoản mất mát, thua thiệt không thể coi là học phí được nữa
mà nso là những cái giá phải trả cho sự non yếu của chúng ta. Trong các doanh nghiệp liên doanh, phần góp của bên Việt Nam còn thấp, trung bình chỉ khoảng 25%. Phần góp vốn ít không chỉ có nghĩa là phần lợi nhuận được chia thấp, mà quan trọng hơn về lâu dài là quyền chi phối hoạt động kinh tế của cơ sở kinh doanh thuộc về các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để hạn chế sự chi phối của các bên đối tác Việt Nam cần tăng tỷ lệ góp vốn trong các liene doanh với nước ngoài, về lâu dài có thể mau lại cổ phần của bên nước ngoài.
Để tăng cường tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai, ngoài sự lỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, nó cần thiết phải giúp đỡ của nhà nước. Bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, nhà nước cần toạ điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức mạnh kinh tế. Đây là công việc mang tính chiến lược, nó phục vụ cho lợi ích lâu dài của chúng ta trong hợp tác đầu tư với nước ngoài, cũng như trong quá trình phát triển kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, tế bào ấy có khoẻ thì cơ t hể kinh tế mới khỏe mạnh được.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sự thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội, quốc tế hoá đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, hoạt động đầu tư nước ngoài có vị trí và vai trò ngày càng quan trọng, đã và đang là nhân tố cơ bản cấu thành và quy định xu hướng phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, mặt khác nó là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển. Và trên cơ sở đó, đầu tư nước ngoài cũng ở sjư chuyển biến thay đổi về phương thức quy mô, cũng như xu hướng vận động. Xu hướng này là khách quan tuy nhiên những diễn biến cụ thể lại chịu sự chi phối trực tiếp của rất nhiều nhân tố chính trị - xã hội khác nữa.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của Việt Nam, vào quá trình CNH - HĐH đất nước, ĐTNN đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tránh tình trạng tụt hậu so với các nước khác. Và thực sự đưa lại những điều kiện cơ bản như nguồn vốn, kỹ thuật, quản lý… để đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH, đưa ra thành một nước công nghiệp.
Cơ hội thu hú đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong những năm tới và rất thuận lợi. Chúng ta cần phải biết phát huy những lợi thế của mình ba nỗ lực, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, trong đó có ĐTNN. Bên cạnh đó cần phải khắc phục những tiêu cực của ĐTNN và ĐTNN phải thực sự có tác dụng góp phần vào quá trình CNH - HĐH theo hướng tiến bộ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách:
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin - NXB - GD 2. Giáo trình đầu tư
3. Kinh tế học của P.A Samuellson (2 tập) 4. Lênin toàn tập tập 27
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế - Vũ Xuân Tường 6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc CNH - HĐH ở Việt Nam
Tạp chí:
1. Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 1 ( 30) tháng 2 -2001 2. Phát triển kinh tế số 128, tháng 6 - 2001
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG MỘT...2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. .2 I. XUẤT KHẨU TƯ BẢN:...2
1. Khái niệm xuất khẩu tư bản:...2
2. Các hình thức xuất khẩu tư bản....3
II. KHÁI NIỆM VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI....3
1. Khái niệm vốn đầu tư....3
2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...4
a. Khái niệm...4
b) Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài...5
3. Mục tiêu và các yếu tố đảm bảo cho CNH, HĐH của Việt Nam...6
a) Bối cảnh kinh tế quốc tế....6
b) Mục tiêu và các yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam....7
c) Một số yêu cầu và những vấn đề đặt ra của tiến trình CNH, HĐH ở Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài....8
III. VAI TRÒ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM...9
1. Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế...9
2. Chuyển giao công nghệ mới...9
3. Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế...10
CHƯƠNG HAI...12
VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)...12
Ở VIỆT NAM...12
I. THỰC TRẠNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM...12
1. Trước khi mở cửa...12
2. Sau khi mở cửa...12
b) Những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam....13
c) Các đối tác đầu tư...14
d) Thực trạng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam....15
II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM...16
1. Quy mô nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh...16
2. Cơ cấu vốn đầu tư...17
a) Cơ cấu vốn đầu tư FDI tại Việt Nam theo vùng lãnh thổ...17
b) ĐTTTNN vào Việt Nam phân theo ngành kinh tế...17
3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...18
5. Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài....22
CHƯƠNG BA...24
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP...24
NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHỤC VỤ TỐT HƠN...24
CÔNG CUỘC CNH, HĐH CỦA ĐẤT NƯỚC....24
I. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI....24
1. Xây dựng định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài....26
2. Cải thiện môi trường đầu tư....26
a. Về vấn đề thủ tục hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng....26
b. Hoàn thiện hệ thống luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài và các chính sách có liên quan....27
3. Đối với việc lựa chọn các đối tác nước ngoài...28
4. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư....29
II. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG FDI...29
1. Tạo điều kiện để thực hiện các dự án....29
2. Quản lý Nhà nước....30
KẾT LUẬN...32