THÔNG TIN CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức cho học sinh tiểu học - Phần 3 ppt (Trang 34 - 35)

Đánh giá kết quả dạy học Đạo đức, thực chất là đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, vì đó là sản phẩm trực tiếp của quá trình dạy học, giáo dục đạo đức.

Căn cứ để đánh giá

a) Dựa vào mục tiêu (bài học, môn học)

* Mục tiêu : Chuẩn đánh giá

* Cách đánh giá : So sánh mức độ thực hiện mục tiêu với chuẩn đánh giá. - Kiến thức : Học sinh phải nắm vững, phát biểu được 3 nội dung : + Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.

+ Sự cần thiết phải rèn luyện, thực hiện hành vi đó. + Cách thực hiện (việc làm cụ thể)

- Thái độ : Học sinh phải có những thái độ, tình cảm đúng đắn với đối tượng, hành động (tích cực hay tiêu cực) liên quan đến chuẩn mực :

+ ủng hộ, học tập cái đúng (tích cực)

+ Không đồng tình, không học tập cái sai (tiêu cực) - Kĩ năng (thói quen hành vi đúng chuẩn mực) : + Chăm chỉ luyện tập, rèn luyện hành vi đúng. + Có hành vi và thói quen đúng chuẩn mực đã học.

b) Môi trường, điều kiện, hoàn cảnh sống để học sinh bày tỏ thái độ, thực hiện hành vi.

Cần xem xét các yếu tố này trong những mức độ khác nhau : - Thuận lợi.

- Khó khăn : Chưa có yếu tố khách quan để thực hiện.

Ví dụ : Học sinh không thực hiện được đoàn kết, giúp đỡ thiếu nhi Quốc tế khi các em không có điều kiện để gặp các bạn đó.

- Đặc biệt khó khăn : Trong điều kiện bất khả kháng, muốn thực hiện nhưng hoàn cảnh khách quan bất thuận lợi. Ví dụ : Muốn giúp đỡ hàng xóm láng giềng khi kẻ gian định trộm cắp, nhưng đã bị kẻ gian khống chế, đe doạ.

Đảm bảo tính giáo dục trên các nguyên tắc : - Khách quan (dựa vào các căn cứ trên)

- Công bằng : Đánh giá chính xác, không thiên vị và tôn trọng học sinh.

- Có quan điểm toàn diện và cụ thể, kết hợp các lực lượng xã hội : gia đình, phụ trách Đội, giáo viên khác, tập thể lớp, cộng đồng dân cư,... ; đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể (Đánh giá nhận thức hành vi của học sinh ở trường, trong hoạt động tập thể, ở gia đình và cộng đồng). - Có quan điểm phát triển : Xem xét sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của học sinh.

- Kết hợp thời điểm đánh giá và quá trình học tập, rèn luyện.

ĐÁNH GIÁ HOT ĐỘNG 1

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy đạo đức cho học sinh tiểu học - Phần 3 ppt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)