2. 5.3.Thành tựu chọn tạo giống lúa lai
2.5.4. Thành tựu về nghiên cứu kỹ thuật nhân dòng và sản xuất hạt lai F1
* Nghiên cứu kỹ thuật nhân dòng:
Hiện nay đ4 xác định đ−ợc thời vụ thích hợp cho việc nhân dòng TGMS vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng đồng bằng Thanh Hoá.
- Điều khiển thời vụ gieo cấy: Trong điều kiện vụ xuân ở vùng Đồng bằng bắc bộ vào khoảng thời gian từ 20/3 đến 5/4 có nhiệt độ trung bình ngày từ 18- 240C. Vì vậy điều khiển các dòng TGMS nhập nội từ Trung Quốc hoặc các dòng chọn tạo tại Việt Nam sao cho phân hoá đòng b−ớc 3 đến b−ớc 6 trùng vào khoảng thời gian đó thì sẽ có tỷ lệ hạt phấn hữu dục và tỷ lệ đậu hạt cao (Nguyễn Thị Trâm, 2000) [47].
Vùng Đồng bằng Thanh Hoá nhân dòng Pei ải 64s nên bố trí nhân dòng ở vụ đông xuân, bố trí cho cây lúa trỗ xung quanh 5/4. Nếu nhân dòng ở vụ thu đông thì bố trí để cây lúa trỗ từ 14- 23/8 (Nguyễn Bá Thông, 2001) [42]. Tại vùng Gia Lâm Hà Nội nhân dòng Pei ải 64s bố trí gieo mạ vào ngày 10/12 đến 20/12 với l−ợng phân 120 N : 60 P2O5 : 90 K2O là hợp lý và cho năng suất cao nhất (Phạm Văn Ngọc, 2000) [37].
Hiện nay ng−ời ta còn dùng biện pháp t−ới n−ớc lạnh vào thời kỳ cảm ứng của dòng TGMS (nguồn n−ớc lạnh có thể lấy từ vùng núi cao khoảng 1000m hoặc từ giếng n−ớc ngầm). Mức n−ớc t−ới phải sâu để ngập đòng non đang phân hoá, đồng thời cho n−ớc chảy liên tục để tránh nhiệt độ tăng cao. Nhiệt độ của n−ớc t−ới cần giữ ở mức 19- 210C trong điều kiện nh− vậy nhiệt độ không khí có thể cao từ 24,5 đến 350C dòng TGMS vẫn cho hạt hữu dục (Nguyễn Thị Trâm, 2000) [47].
- Các ph−ơng thức gieo cấy có ảnh h−ởng và phát triển của dòng lúa mẹ. Ph−ơng thức cấy dòng mẹ có thời gian sinh tr−ởng từ gieo đến bắt đầu trỗ bông dài hơn ph−ơng thức gieo sạ. áp dụng ph−ơng pháp gieo hàng dòng mẹ trong sản xuất hạt lai F1 ở vùng Nam Trung Bộ đạt năng suất cao nhất (2.677 kg/ha) cao hơn cấy dòng mẹ là 201 kg/ha và cao hơn gieo v4i dòng mẹ là 464 kg/ha (Lại Đình Hoè, Nguyễn Trí Hoàn và cs, 2005) [28].
Duy trì dòng mẹ 103S nên bố trí cấy ở mật độ 87 dảnh/m2 thì năng suất dễ dàng đạt trên 40 tạ/ha. Nếu không cấy đủ mật độ (d−ới 65 dảnh/m2) thì năng suất hạt duy trì chỉ đạt 27- 29 tạ/ha (Nguyễn Văn Hoan, 2002) [21].
* Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt lai F1:
Sản xuất hạt lai là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của qúa trình nghiên cứu lúa lai. Năng suất hạt lai càng cao thì giá thành càng hạ, tạo thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng lúa lai. Sản xuất lúa lai th−ơng phẩm là một trong những khâu then chốt và cũng là khâu khó khăn nhất trong chọn giống lúa lai, vì cây lúa là cây tự thụ và có hoa rất nhỏ. Thành công của sản
xuất hạt lai phụ thuộc vào nhiều biện pháp kỹ thuật, song tập trung vào 4 nhóm đó là: Xác định thời vụ để gieo dòng bố mẹ, tạo quần thể dòng bố mẹ năng suất cao, nâng cao tỷ lệ đậu hạt và đảm bảo chất l−ợng hạt giống.
Việt Nam đ4 có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất hạt lai F1: nghiên cứu về thời vụ sản xuất, mật độ cấy, tỷ lệ hàng bố mẹ, l−ợng phân bón…Tuy nhiên phải căn cứ vào đặc tr−ng đặc tính của dòng bố mẹ để xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng giống.
- Nghiên cứu về thời vụ sản xuất hạt lai F1: Đ4 xác định đ−ợc thời vụ thích hợp cho việc sản xuất hạt lai F1 hệ hai dòng vùng Đồng bằng sông Hồng.
Theo Nguyễn Thị Trâm, 2000 [47], trong điều kiện miền Bắc Việt Nam chỉ nên sử dụng các dòng TGMS để sản xuất hạt lúa lai vào mùa hè, đó là một khó khăn lớn, vì mùa hè th−ờng gặp m−a b4o, muốn dòng TGMS bất dục thì phải điều khiển trỗ vào sau ngày 15/5 (vụ xuân), và từ 28/8 đến 10/9. Nếu điều khiển trỗ sớm hơn 15/5 hoặc muộn hơn 10/9, có thể gặp một số ngày lạnh làm cho dòng mẹ tự thụ, ảnh h−ởng đến chất l−ợng hạt lai.
Khi nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH3-3, Nguyễn Thị Trâm và CS [50] cho biết: Tại các tính phía Bắc sản xuất hạt lai F1 phải thực hiện trong vụ mùa trung, gieo dòng mẹ vào ngày 15- 25/6, tại Quảng nam có thể bố trí sản xuất F1 vào vụ xuân muộn, sử dụng ph−ơng thức gieo thẳng dòng mẹ. Tỷ lệ hàng bố mẹ là 2:16. Qui trình đ4 đ−ợc ứng dụng thành công ở các tỉnh phía Bắc đạt năng suất từ 1,5- 3,4 tấn/ha, tại Quảng Nam đạt 1,8 tấn/ha.
- Nghiên cứu tỷ lệ hàng bố mẹ và mật độ dòng mẹ trong sản xuất hạt F1. Tổ hợp TH3-3 ở tỷ lệ 2R :16S và mật độ dòng mẹ 15 cm x (12-14 cm) đ4 áp dụng thành công ở các tỉnh phía bắc đạt năng suất từ 1,5- 3,4 tấn/ha (Nguyễn Thị Trâm, 2005) [50]. Tổ hợp Sán −u Quế 99 tỷ lệ hàng 1R : 8A và mật độ dòng mẹ 13 x 10 cm cho năng suất cao nhất ( 1.527 kg/ha). Tổ hợp
Bác −u 64 tỷ lệ hàng 2R :16A ở mật độ mẹ 13 x 10 cm cho năng suất hạt lai cao nhất (2.453 kg/ha). Tổ hợp Nhị −u 838 đạt năng suất cao nhất 3.298 kg/ha ở tỷ lệ hàng 2R : 12A ở mật độ mẹ 15 x 15 cm hoặc 15 x 17 cm (Nguyễn Trí Hoàn, 2002, 2005) [41], [25].
Theo Hoàng Đăng Dũng và cs [17] khi nghiên cứu các giải pháp công nghệ sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai VL24 cho biết: Khi tăng số dảnh cấy cơ bản thì số hạt trên bông không thay đổi nhiều nh−ng tỷ lệ hạt chắc trên bông lại tỷ lệ nghịch với số dảnh cấy cơ bản. Số hoa trên bông khi cấy 1 dảnh/khóm trội hơn khi cấy 2 hoặc 3 dảnh. Cũng nh− số hạt chắc/bông, năng suất thực thu tỷ lệ nghịch với số dảnh cấy cơ bản ban đầu.
- Nghiên cứu các biện pháp điều khiển ngày trỗ: ở b−ớc 4 của quá trình phân hoá đòng có sự chênh lệch giữa dòng bố và mẹ thì có thể điều chỉnh cho trỗ sớm từ 2- 3 ngày bằng cách phun lên lá cho dòng trỗ chậm hỗn hợp 0,5g GA3 và 100g KH2PO4 pha 60 lít n−ớc, l−ợng dung dịch phun cho 2000m2
dòng bố hoặc phun cho 600m2 dòng mẹ (Nguyễn Công Tạn, 1992) [40].
Nếu phun MET 300ppm và 40 kg N/ha vào b−ớc 4 quá trình phân hoá đòng thì kéo dài đ−ợc 4 ngày cho 97A, 5 ngày cho Quế 99, 2- 3 ngày cho Minh khôi 63. Nếu phun KH2PO4 2,5 kg/ha vào b−ớc 3 của quá trình phân hoá đòng sẽ rút ngắn đ−ợc 1- 2 ngày cho 97A, 2 ngày cho Quế 99 và Minh khôi 63 (Nguyễn Trí Hoàn, 2005) [25]. Tr−ờng hợp dòng nào đó trỗ nhanh hơn 5- 7 ngày, thì dùng biện pháp đạp rễ, cắt rễ để kìm h4m. Nếu dòng bố nhanh hơn dòng mẹ thì có thể nhổ lên để cấy lại (trung tâm nghiên cứu lúa lai, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam- tài liệu không xuất bản)
- Nghiên cứu biện pháp nâng cao tỷ lệ đậu hạt: Các dòng T25S, T29S có tỷ lệ thò vòi nhuỵ cao hơn các dòng CMS (đạt đ−ợc 80-90%) (Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Văn Hoan, 1996) [46]. Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc nâng cao năng suất hạt lai F1 của các tổ hợp lai hai dòng
Để nâng cao tỷ lệ thò vòi nhuỵ ra ngoài và tăng kích th−ớc vòi nhuỵ cần bón 75 kg urê và 112,5kg KCL cho 1 ha vào giai đoạn b−ớc 5, 6 của quá trình phân hoá đòng, đồng thời dùng 900g axit boric pha với 450 lít n−ớc phun lên lá cho 1 ha, sau khi phun GA lần 1 (Hoàng Bồi Kính, 1993) [29].
Phun GA3 với nồng độ 66 ppm khi lúa trỗ 5% làm tăng tỷ lệ thụ phấn chéo từ 5-5,9% và làm năng suất hạt lai tăng từ 200- 600 kg/ha. Liều l−ợng GA3 dùng trong sản xuất hạt lai F1 thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ mẫn cảm của các dòng bất dục và từng tổ hợp lai (Nguyễn Văn Luật và cs, 1994) [72].
Hiện nay một số qui trình kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 đ4 đ−ợc ứng dụng vào sản xuất đối với các tổ hợp lai: Bác −u 903, Nhị −u 63, Nhị −u 838, Tạp giao 4, TH3-3, Bồi tạp sơn thanh, VL20.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đ4 đạt đ−ợc, cùng với quá trình học tập tiếp thu kinh nghiệm của Trung Quốc và chuyên gia của FAO, Việt Nam đ4 triển khai đ−ợc một mạng l−ới sản xuất hạt lai F1 tại 18 tỉnh thành trong cả n−ớc. Cho đến nay, công tác sản xuất hạt lai F1 trong n−ớc đ4 đạt đ−ợc khoảng 750 tấn, chiếm 10- 15% nhu cầu hạt giống lúa lai của cả n−ớc ta. Vụ xuân 1999- 2000 cả n−ớc có 1000 ha ruộng sản xuất hạt lai F1 với năng suất trung bình là 2,5 tấn/ha đ4 cung cấp gần 25% nhu cầu giống lúa lai trong cả n−ớc [39, tr. 126- 127].