Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản

Một phần của tài liệu Tiểu luận:" Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông " (Trang 85 - 95)

phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Thứ nhất: Hoàn thiện chính sách giá

Như chúng ta đã biết, giá cả đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới lượng cầu và lượng cung sản phẩm trên thị trường và giữ vai trò quyết định trong cạnh tranh. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một công ty lớn, lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường chiếm tỷ lệ cao do đó giá cả của công ty ít nhiều tác động tới thị trường. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, đòi hỏi công ty phảI thận trọng cân nhắc trong việc định giá.

Chính sách của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông tương đối linh hoạt đã có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường, khách hàng và sản phẩm. Tuy nhiên, để hoàn thiện chính sách giá của mình, công ty có thể tham khảo thêm một số biện pháp sau:

Đối với khu vực thị trường miền Nam do vận chuyển xa, ngoàI ra còn có đối thủ cạnh tranh là công ty Điện Quang TP.HCM đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu. Hoặc đối với thị trường các tỉnh phía Bắc, phích nước nhập lậu từ Trung Quốc đã được tiêu thụ nhiều do giá rẻ. Cho nên, việc định giá ở các thị trường này cần hết sức thận trọng. Công ty nên giảm bớt phần lợi nhuận ở những thị trường này, qua đó có thể từng bước xâm nhập thị trường cùng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để dần chiếm lĩnh thị trường rộng lớn này.

ở các khu vực có sự phát triển chậm, đời sống nhân dân còn thấp, công ty có thể thực hiện biện pháp hạ giá thành qua đó hạ giá bán nhờ sử dụng các dây chuyền cũ để sản xuất sản phẩm.

Khi công ty tung ra những sản phẩm nhằm kích thích người tiêu dùng dùng thử hoặc những khi công ty đặt thêm chi nhánh,đại lý ở địa bàn nào đó, công ty có thể định giá bán thấp hơn giá niêm yết để qua đó công ty kết hợp quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.

Thứ hai: Hoàn thiện tổ chức công tác đánh giá lại sản dở ở phân xưởng bóng đèn

Để khắc phục những nhược điểm trong khâu đánh giá sản phẩm dở dang ở phân xưởng bóng đèn, theo em công ty nên đánh giá sản phẩm làm dở dang đang lắp ghép trên dây truyền sản xuất ở phân xưởng bóng đèn.

Hiện nay, trong điều kiện thực tế của công ty do những sản phẩm dở dang trên giây truyền của từng giai đoạn chế biến chưa xác định được mức độ hoàn thành nên không thể tính khối lượng sản phẩm dở dang sang khối lượng sản hoàn thành tương đương. Nhưng để cho giá thành sản phẩm được chính xác hơn, qua đó nâng cao tính chính xác của giá bán sản phẩm của công ty,

theo em kế toán nên đánh giá sản phẩm dở dang đang được lắp ghép trên dây truyền theo giá nửa thành phẩm dở dang theo giá sản phẩm bước trước chuyển sang. Công việc này giống như công việc đánh giá sản phẩm dở dang đối với nửa thành phẩm mà phân xưởng thuỷ tinh chuyển sang (Vỏ bóng chưa lắp ghép), bởi khối lượng sản phẩm dở dang trên dây truyền cũng là đáng kể.

Hiện nay, công ty chỉ thực hiện kiểm kê sản phẩm đang sản xuất dở dang trên dây chuyền nhưng chưa thực hiện việc đánh giá và tính toán trước mức chênh lệch chi phí dở dang đầu kì và cuối kì của những sản phẩm này.

Dù sản xuất liên tục sản phẩm dở dang tháng này gối đầu tháng sau tiếp tục sản xuất nhưng với cùng một công việc đánh giá sản phẩm dở dang thì kế toán có thể tính luôn cả những sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất mặc dù tính theo đơn giá nửa thành phẩm bước trước thì cũng chưa hoàn thành chính xác được nhưng cũng phần nào làm cho giá bán sản phẩm thực tế hơn.

Thứ ba: Về tổ chức các khoản thiệt hại trong sản xuất

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có phát sinh những khoản thiệt hại sản phẩm hỏng sau một quá trình sản xuất, Công ty có thể rút ra kinh nghiệm và đưa ra biện pháp khắc phục để giảm bớt thiệt hại sản phẩm hỏng, có thể là bảo dưỡng máy móc thiết bị, giám sát chặt chẽ các khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Mặt khác, nếu công ty hạch toán thiệt hại trong sản xuất sẽ đảm bảo tính chính xác trong việc tính giá thành qua đó nâng cao tính chính xác trong việc tính giá bán sản phẩm của công ty.

Do đặc điểm sản phẩm của công ty, phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng chủ yếu là thuỷ tinh có thể đưa vào táI sản xuất nên hạn chế được một phần sản phẩm hỏng. Hiện nay, ở công ty chỉ xác định phế liệu thu hồi mà chưa tính toán chính xác số lượng sản phẩm hỏng thiệt hại.

Theo ý kiến em đối với khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, cuối kì thống kê phân xưởng phảI kết hợp các bộ phận kỹ thuật để xác định số lượng sản

phẩm hỏng trong kỳ, từ đó căn cứ vào giá thực tế của từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại phát sinh trong kỳ.

Thứ tư: Về khoản tăng giá trong chuỗi giá bán sản phẩm của công ty

Công ty nên có biện pháp để quản lí tốt giá bán sản phẩm cuối dùng cho người tiêu dùng. Công ty có thể qui định giá bán lẻ cuối cùng cố định cho các nhóm sản phẩm của mình, chẳng hạn như, công ty có thể ghi giá bán lẻ cuối cùng lên vỏ của mỗi sản phẩm của công ty, hoặc có thể công bố giá bán sản phẩm cuối cùng của mình trên các chương trình quảng cáo hay khuyến mại của công ty. Đồng thời, công ty cũng cần có chính sách bán buôn thích hợp cũng như hưởng % khi mua khói lượng lớn và các hình thức khuyến khích tiêu thụ khác…

Thứ năm: Về công tác phân bổ chi phí sản xuất

Theo em việc phân bổ chi phí sản xuất chung từ phân xưởng cơ động cho sản phẩm chấn lưu vào chung chi phí sản xuất chung của phòng ký thuật là chưa chính xác. Do sản phẩm chấn lưu mới đưa vào sản xuất, đang ở giai đoạn thử nghiệm nên số lượng không lớn. Vì vậy, việc phân bổ riêng chi phí sản xuất chung từ phân xưởng cơ động cho sản phẩm chấn lưu là không đáng kể so với việc phân bổ chung vào phòng kỹ thuật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc hoạch toán chung như thế sẽ làm cho giá thành của công ty khong chính xác, và điều đó có nghĩa là việc định giá bán sản phẩm của công ty cũng không chính xác, sẽ giảm đI một khoản đáng kể mà nó sẽ được bù đắp bởi giá bán toàn bộ. Như vậy, thiết nghĩ doanh nghiệp nên hoạch toán riêng rẽ số chi phí sản xuất chung chuyển sang từ phân xưởng cơ động cho bộ phận sản xuất sản phẩm chấn lưu và phòng ký thuật (thuộc khối văn phòng) để có thể tính giá bán sản phẩm chấn lưu chính xác.

Thứ sáu: Vấn đề chiết khấu

Trong điều kiện hiện nay, việc thu hút khách hàng là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, công ty phảI có chính sách về chiết khấu hợp lý để

khuyến khích khách hàng và đồng thời phảI hoạch toán đúng khoản chi phí này.

Thứ bảy: Một số kiến nghị khác đối với công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Chính sách giảm giá, chiết khấu thực sự là một đòn bẩy cho quá trính tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, khuyến khích khách hàng tăng khối lượng hàng mua, nhanh chóng thanh toán tiền hàng. Nhưng trong thực tế, công ty có phát sinh các nghiệp vụ về chiết khấu cho các khách hàng thanh hoán nhanh nhưng hầu hết kế toán khong hoạch toán đúng theo thông tư của bộ tàI chính. Kế toán ghi tăng chi phí bán hàng, trong khi đó bộ tàI chính qui định đây được coi là là một hoạt động về vốn, số tiền trừ cho khách hàng trong trường hợp này được coi như một khoản chi phí về hoạt động tàI chính.

Để cho công tác tiêu thụ sản phẩm được tốt và cho chính sách định giá bán sản phẩm của công ty được hoàn thiện, công ty nên có chính sách hoàn thiện sản phẩm: công ty nên nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm để cho tối thiểu hoá chi phí sản xuất, tứ đó hạ giá bán sản phẩm của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty nên thay đổi hệ thống máy móc đã cũ kỹ, áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào trong sản xuất, tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân.Tiếp cận và áp dụng sáng tạo các ký thuật tiêu thụ mới trên thế giới.

KẾT LUẬN

Để xác định cho mình một giá bán hợp lí không phải là một điều đơn giản, phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố bao gồm cả những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông xác định giá bán cho sản phẩm của mình là hoàn toàn dựa vào các chi phí thực tế phát sinh, các hao phí về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động của con người…Theo ý kiến nhận xét của bản thân tôi là hoàn toàn hợp lí, tuy nhiên chưa hoàn toàn hoàn thiện. Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra nhằm phát huy tốt hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa những chính sách mà công ty đưa ra. Những ý kiến trên là hoàn toàn xuất phát từ thực tế bản thân tôi đã tìm hiểu giá bán và phương pháp định giá bán của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của GS – TS Đặng Đình Đào và các cô chú, anh chị em trong công ty đặc biệt ở phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế thương mại- NXB Thống Kê.

2. Giáo trình Thương mại doanh nghiệp – NXB Thống Kê 1998. 3. Giáo trình Marketing thương mại – NXB Thống Kê 1998 4. Giáo trình Kế toán tài chính- NXB Tài chính 2000

5. Báo thị trường giá cả các số. 6. Báo Giá cả các số.

7. Tạp Rạng Đông có Bác Hồ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM ... 2

I. Lí luận chung về giá... 2

1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng ... 2

2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm... 2

3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm ... 3

3.1. Nguyên vật liệu đầu vào ... 3

3.2. Chi phí sản xuất... 3

3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp ... 4

3.4. Các yếu tố khác ... 4

II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm ... 4

1. Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp4 2. Một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc tính giá bán sản phẩm... 5

3. Các mục tiêu định giá ... 6

3.1. Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước ... 7

3.2. Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận... 7

3.3. Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng... 8

3.4. Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường... 8

3.5. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu... 9

3.6. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả... 9

4. Các chính sách định giá... 9

4.1. Chính sách về sự linh hoạt giá ... 10

4.2. Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm ... 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển... 11

5. Quy trình định giá bán sản phẩm ... 18

5.1. Hình thành giá trong các hình thái thị trường... 18

5.2. Qui trình định giá bán sản phẩm ... 20

6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm... 22

6.1. Đối tượng tính giá ... 22

6.2. Kì tính giá ... 23

6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm ... 24

III. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm ... 35

1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty ... 35

2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất ... 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁ VÀ CƠ CẤU ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.... 38

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 38

1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông38 1.1. Chức năng ... 38

1.2. Nhiệm vụ... 38

1.3. Công tác tổ chức quản lý ... 39

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ... 41

II. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 46

1. Chính sách giá cả của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 46

2. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 47

III. Thực trạng về phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông... 48

1.1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm ... 48

1.2. Chi phí nhân công trực tiếp... 49

1.3. Chi phí vật tư trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)... 55

1.4. Chi phí sản xuất chung ... 57

1.5. Khấu hao tài sản cố định... 58

1.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản phải trả khác ... 60

1.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh ... 61

2. Mục tiêu định giá và chính sách định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 61

3. Phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Đối tượng định giá và phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 63

3.2.Kì tính giá bán sản phẩm của công ty ... 64

3.3. Tính giá bán sản phẩm (sản phẩm là bóng đèn tròn) ... 64

CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG... 74

I. Đánh giá thực trạng về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 74

1. Đánh giá chung về giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 74

2. Một số tồn tại chủ yếu trong giá và công tác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông... 75

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông ... 76

KẾT LUẬN... 81

Một phần của tài liệu Tiểu luận:" Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông " (Trang 85 - 95)