Chiến lược thuê gia công ngoài:

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch sản xuất máy lọc nước gia đình (Trang 46 - 48)

t 2.3.3 Phương pháp bình quân di động giản đơn

3.4.4Chiến lược thuê gia công ngoài:

Trong chiến lược này, doanh nghiệp sẽ duy trì sản xuất ở mức năng suất thấp nhất. Lượng hàng thiếu sẽ tổ chức mua ngoài.

Theo số liệu năng suất lao động thì năng suất thấp nhất theo ngày là 74 (sp/ngày). Ta sẽ lấy lực lượng lao động ổn định theo lượng 74(sp/ngày).

Số lượng công nhân cần thiết = 74 ⋅ 48 = 37(CN )

Bảng 3.6 : Chiến lược thuê ngoài Tháng 7 8 9 10 11 12 Nhu cầu 2090 2035 1950 1870 1862 1807 11614 Số ngày sx 21 23 24 24 25 22 139 Mức sản xuất 1554 1702 1776 1776 1850 1628 Thuê ngoài 536 333 174 94 12 179 1328

Chi phí trả lương chính cho lao động = 8.000 x 37 x 139 x 8 = 329.152.000(VNĐ) Chi phí thuên ngoài = 12.000 x 1.328 = 15.936.000 (VNĐ)

Tổng chi phí: TC = 329.152.000 15.936.000 = 334.336.000(VNĐ) Bảng 3.7: Bảng so sánh các phương án

Phương án

P.A 1: thay đổi mức dự trữ sản phẩm P.A 2: thay đổi nhân lực theo mức cầu P.A 3: duy trì lực lượng lao động hiện tại P.A 4: Thuê thêm gia công ngoài

Tổng chi phí (VNĐ)

379.366.000 393.832.000 330.480.000 334.336.000

Vậy qua 4 phương án, sau khi xem xét chỉ tiêu chi phí sản xuất bỏ ra ta thấy phương án 3 có tổng chi phí là thấp nhất. TC3=330.480.000 (VNĐ)

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH MRP CHO SẢN PHẨM4.1. Lý thuyết chung về MRP 4.1. Lý thuyết chung về MRP

4.1.1. Khái niệm

MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc. Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì? - Cần bao nhiêu?

- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?

- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất? - Khi nào nhận được hàng?

Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết. Hệ thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết, thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động của môi trường bên ngoài.

Vậy MRP:

- Là một kỹ thuật để kế hoạch hóa việc cung cấp nguyên vật liệu thô, các chi tiết bán thành phẩm cho quá trình sản xuất.

- Để lập kế hoạch điều độ sản xuất chính. - Là yếu tố căn bản hỗ trợ việc ra quyết định.

4.1.2. Vai trò

- Là công cụ tính toán nhu cầu và cũng là kỹ thuật ngược chiều quy trình công nghệ tính nhu cầu. Nó bắt đầu số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng, từ đó

phương pháp này xác định số lượng, thời gian cần có các bộ phận, chi tiết và thời gian cần đặt hàng để sẵn sàng khi cần đến.

- Là công cụ kiểm soát tồn kho, cung cấp các báo cáo cho biết các bộ phận chi tiết nào cần phải đặt hàng, khi nào đặt hàng và hoàn thành đơn hàng.

Thông tin mà MRP cung cấp rất có ích trong việc hoạch định tiến độ vì nó xác định những ưu tiên tương đối giữa các đơn hàng nội bộ và đơn hàng mua sắm từ bên ngoài. MRP

được cập nhật, nó sẽ chỉ ra thời hạn giao hàng cần đề nghị với nhà cung cấp và cho thấy các hoạt động sản xuất được hoàn thành kế hoạch hay không.

MRP là căn bản cho sản xuất, kiểm soát nơi làm việc, cho người bán bám sát hệ thống sản xuất và cho việc hoạch định nhu cầu năng lực sản xuất chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch sản xuất máy lọc nước gia đình (Trang 46 - 48)