SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỀ CON NGƯỜI CHO DỊCH VỤ TTHTHĐTM

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta giai đoạn hiện nay” (Trang 53 - 58)

NĂNG LỰC MỚI CẦN BỔ SUNG DO CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG DO CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG

THỨC THAY ĐỔI

Nhu cầu bổ xung của

TƯƠNG LAI

CÔNG VIỆC HIỆN THỜI CÔNG VIỆC SẮP TỚI TƯƠNG LAI

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỰC HIỆN DỰ TÍNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỰC TẾ NĂN LỰC HIỆN NAY NĂNG LỰC CẦN CÓ

CHÊNH LỆCH: NHU CẦU XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCKIỂM XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCKIỂM

TRA NĂNG LỰC

Chênh lệch: nhu cầu xác định bằng cách kiểm tra việc thực hiện

Sau khi xác định được nhu cầu về nhân lực cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp đào tạo và đầu tư thích đáng cho việc phát triển con người hoặc thu hút lực lượng lao động có trình độ cao từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trên. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của Nhà nước và của tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại.

- Về phía Nhà nước.

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách đào tạo hợp lý để tạo ra lực lượng lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại. Như Nhà nước cần giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để đào tạo lực lượng lao động có đầy đủ về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học ... phục vụ cho sự phát triển của dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại.

Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư cho hệ thống giáo dục chuyên trách phục vụ phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta.

Thứ ba, Nhà nước phải có những chính sách khen thưởng, đề bạt, thăng tiến, đãi ngộ hợp lý cho người lao động.

Thứ tư, Nhà nước cần có các chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài nhằm đào tạo các chuyên gia và lao động có trình độ cao cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại.

Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách thu hút lực lượng lao động nước ngoài có trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ thông tin.

- Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin thương mại hỗ trợ các hoạt động thương mại.

Thứ nhất, các đơn vị cần có các biện pháp đào tạo tại chỗ và nâng cao trình độ cho người lao động tại đơn vị mình.

Thứ hai, các đơn vị có chính sách thu hút lực lượng lao động cả trong và ngoài nước một cách hợp lý, quan tâm tới thu nhập cho người lao động, thăng cấp, thăng chức, khen thưởng ... tạo sự hấp dẫn cho người lao động đến làm việc tại đơn vị mình.

Thứ ba,các đơI vị cung cấp dịch vụ này cần có sự hợp tác với các trường Đại học, các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế để bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động.

Thứ tư, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động có đầy đủ các trang thiết bị để họ làm việc, phát huy triệt để tài năng và trí tuệ của họ.

Như vậy, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì nước ta sẽ có độ ngũ lao động có đầy đủ về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học ... phục vụ cho sự phát triển củadịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay đầy đủ cả về chất và lượng.

Công nghệ trong dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại có vai trò rất quan trọng. Để phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có công nghệ phù hợp, hiện đại. Bởi vì, công nghệ là nền tảng và động lực cho sự phát triển của nó.

Ở nước ta, do trình độ phát triển nền kinh tế còn thấp cho nên trình độ công nghệ nói chung và trình độ công nghệ phục vụ phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nói riêng vẫn còn lạc hậu và chưa đáp ứng cho sự phát triển. Do vậy, để phát triển các dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để từng bước đáp ứng nhu cầu về công nghệ và hiện đại hoá công nghệ cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại, thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại ngay từ đầu cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại.

Thứ hai, lựa chọn công nghệ thích hợp phù hợp với trình độ phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, ứng dụng những công nghệ tập trung vào việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại.

Thứ tư, trú trọng nhập khẩu hoặc chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài. Từng bước thích nghi với công nghệ, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra công nghệ đặc thù cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại của Việt Nam.

Như vậy, với những giải pháp trên về công nghệ. Có thể nói chúng ta đã từng bước hiện đại hoá về mặt công nghệ đáp ứng cho sự phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại trong giai đoạn hiện nay.

4. Giải pháp về vốn.

Vốn trong dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại là một yếu tố rất cần thiết. Để phát triển các dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ười, công nghệ, ...

Ơ nước ta giai đoạn hiện nay vốn là một vấn đề hết sức khó khăn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nói riêng. Chúng ta đang thiếu rất nhiều vốn, điều này cản trở sự phát triển của dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và kịp thời.

Về phía Nhà nước, Nhà nước cần dành một khoản ngân sách dành cho sự phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại. Cung cấp hỗ trợ vốn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại theo cơ chế cho vay với lãi suet thấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động. Đồng thời có chính sách huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư. Có chính sách khuyến khích đầu từ nước ngoài vào phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại. Tranh thủ các nguồn vốn viện trợ từ bên ngoài tập trung phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại có hiệu quả.

Về phía các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin thương mại hỗ trợ các hoạt động thương mại. Cần có các biện pháp quản lý sử dụng các nguồn vốn hạn chế của mình một cách có hiệu quả. Có các hình thức thu hút vốn từ các đối tượng bên ngoài như kêu gọi sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đơn vị mình, bán cổ phiếu, vay ngân hàng ... sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn được Nhà nước cấp hoặc tận dụng tối đa ưu đãi về vốn của Nhà nước giành cho.

Như vậy, hiện nay chúng ta đang thiếu vốn cho sự phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể phát triển được. Chúng ta phải tìm mọi cách huy động vốn cả trong và ngoài nước đảm bảo một lượng vốn cần thiết. Đồng thời, chúng ta phải có biện pháp sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả cho sự phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại.

Tổ chức, quản lý dịch vụ dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại là một vấn đề hết sức cần thiết. Bởi vì, nếu tổ chức quản lý tốt thì dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại sẽ phát triển đúng hướng và phát triển mạnh mẽ theo kịp sự phát triển của dịch vụ thông tin của khu vực và thế giới. Đảm bảo sự phát triển đúng mục đích hỗ trợ cho các hoạt động thương mại phát triển.

Ở Việt Nam, việc tổ chức quản lý về dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại đang còn yếu kém cả ở cấp Nhà nước và cả ở trong các đơn vị cung cấp. Việc tổ chức quản lý của Nhà nước đối với dịch vụ này hiện nay là chưa rõ ràng và chưa có một quy định, quy chế hay cơ sở pháp lý nào. Điều này gây cản trở rất lớn cho việc phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở nước ta. Sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này đang có sự chồng chéo giữa các bộ, ngành, điều đó dẫn đến các đơn vị cung cấp phát triển một cách tràn lan không có một quy củ nào. Còn đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại thì việc quản lý yếu kém dẫn đến hoạt động không có hiệu quả.

Với những thực tế như vậy, để cho dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại phát triển chúng ta phải từng bước nâng cao trình độ quản lý cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

- Đối với Nhà nước.

Nhà nước phải thiết lập bộ máy tổ chức, quản lý dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại từ Trung ương đến địa phương. Qua đó, mỗi cấp quản lý các đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại ở cấp hay địa phương mình. Hiện tại, do tình hình kinh tế đất nước và trình độ quản lý nhà nước còn yếu kém và chứa đựng nhiều bất cập thì việc giao quyền quản lý cho các địa phương là một biện pháp hữu hiệu và mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước về dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại

SƠ ĐỒ III. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯƠNG MẠI HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI. MẠI HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI.

C C CƠ QUAN THỰC HIỆN QUẢN LÝ NH NƯỚC

Một phần của tài liệu Đề tài “Một số giải pháp cơ bản phát triển dịch vụ thông tin hỗ trợ các hoạt động thương mại nước ta giai đoạn hiện nay” (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)