Chăm sóc trẻ bị ỉa chảy

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe - Khối Mầm (Trang 26 - 28)

IV – PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

b) Chăm sóc trẻ bị ỉa chảy

Chăm sóc tr trong khi bị ỉa chy

- Cần cho trẻ uống thêm nước để thay thế cho chất dịch đã mất đi.

- Các loại đồ uống thích hợp cho trẻ để chống mất nước trong khi bị ỉa chảy là: Oresol, cháo muối. Nếu không có các loại nước trên, có thể dùng các loại nước khác như nước quả tươi, chè lõang, búp ổi, búp sim, dừa non…

- Cho trẻ uống một trong các loại nước uống kể trên sua mỗi lần trẻ ỉa chảy: mỗi lần từ một nửa đến cả cốc nước lớn (khỏang 250ml). Nếu trẻ nôn, cho trẻ uống từ từ từng ít một. Cần cho trẻ uống thêm nước cho đến khi ngừng ỉa chảy.

www.mamnon.com

- Trẻ bị ỉa chảy cần được tiếp tục ăn uống, không nên kiêng ăn. Trẻ cần ăn thức ăn mềm và cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ (5 – 6 lần) trong một ngày.

- Hằng ngày cho trẻ ăn thêm bữa và léo dài ít nhất một tuần lễ: bồi dưỡng thêm cho trẻ sau khi bị ỉa chảy là rất cần thiết để cho trẻ có thể hồi phục hoàn toàn. Trẻ được coi là hồi phục hoàn toàn sau khi tiêu chảy, khi trẻ có cân nặng bằng trước khi trẻ bị ỉa chảy.

Lưu ý: Khi trẻ bị ỉa chảy, không nên tùy tiện dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn của cá bộ y tế.

c) Phòng bnh

- Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu. - Uống nước sạch đã đun sôi kỹ.

- Rửa tay sạch cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

- Tiêm chủng đầy đủ, nhất là tiêm phòng sởi.

- Người chăm sóc trẻ rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn và chuẩn bị thức ăn cho trẻ.

- Giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch.

www.mamnon.com

một trong các biểu hiện nào dưới đây:

- Bị mất nước, biểu hiện: môi se, mắt trũng, rất khát nước; khóc không có nước mắt, đái ít.

- Sốt, kém ăn và nôn nhiều.

- Đi ngoài ra nước nhiều lần trong 1 hoặc 2 giờ (hoặc có máu trong phân0.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe - Khối Mầm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)