Đặc điểm môi trường tự nhiên thác Trinh Nữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái thác Trinh Nữ -huyện CưJút - Tỉnh Đăk Nông (Trang 39 - 42)

Nơi mà dòng Serepok vượt qua những dãy đá lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình muôn vẻ tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn, đó chính là thác Trinh Nữ.

3.2.1. Vị trí địa lý

Khu du lịch thác Trinh Nữ – huyện CưJút thuộc phạm vi huyện CưJút tỉnh Đăk Nông, cách thị trấn EaTling 2 km, có diện tích 20 ha.

Phía bắc giáp với đường đi vào bãi đá Phía tây giáp với hàng rào vườn cà phê Phía đông giáp với lô cà phê của dân

Phía nam giáp với sông Serepok khoảng 1km.

3.2.2. Thời tiết và khí hậu

Khu du lịch sinh thái thác Trinh Nữ nằm trong khu vực có khí hậu ôn hòa. Khí hậu mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

a. Nhiệt độ

Trung bình năm: 24,4oC Cao nhất tuyệt đối: 32,4oC Thấp nhất tuyệt đối: 7,4oC b. Lượng mưa Trung bình năm: 1712 mm Lớn nhất trong năm: 2234 mm Thấp nhất trong năm: 1164 mm c. Lượng bốc hơi

Trung bình năm: 168 mm

Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là: 187 mm

d. Độ ẩm:

Trung bình năm: 82,9% Thấp nhất trong năm: 58,6%.

3.2.3. Môi trường không khí

Theo kết quả quan trắc chất lượng không khí tại khu du lịch thác Trinh Nữ cho thấy. Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Tiếng ồn: Khu du lịch thác Trinh Nữ nằm ở cách xa trung tâm các đô thị (Bao gồm Thị xã Gia Nghĩa – Đăk Nông và Thành phố Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk), đây cũng là khu vực dân cư còn thưa thớt nên tiếng ồn không vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

3.2.4. Sử dụng đất

Khu du lịch thác Trinh Nữ có tổng diện tích là 20 ha; ngoài cụm thác Trinh Nữ thì còn lại là diện tích xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, ngoài ra còn một diện tích đất hiện đang cho người dân trồng các loại rau màu như: bắp, các loại đậu,…

3.2.5. Đặc điểm cảnh quan tự nhiên

Thác Trinh Nữ không chỉ độc đáo về loại hình du lịch sinh thái thác nước và du lịch văn hóa mà còn độc đáo về điều kiện địa chất. Các khối đá đứt gãy qua quá trình xâm thực giật lùi đổ xuống lòng sông và một số bị lăn ra hai bên bờ dòng sông tạo thành một quần thể đá Basalt kỳ thú.

Hình 3.2. Thác Trinh Nữ – huyện CưJút tỉnh Đăk Nông

Quần thể đá bazan tại thác Trinh Nữ có màu xám đen, dạng cột, hình lăng trụ. Các khối đá này có nhiều kích thước, một số có kích thước tới hàng trăm mét phân bố trên một khu vực khá rộng lớn kéo dài trên 1km dọc theo bờ sông.

Hình 3.3. Quần thể đá Basalt tại thác Trinh Nữ – Sông Serepok

Quần thể đá basalt tại thác Trinh Nữ có tuổi kiến tạo địa chất trẻ, cách ngày nay khoảng 2 đến 5 triệu năm (Thời kỳ địa chất Pliocen – Pleistocen).

Hình 3.4. Khối đá Basalt dạng cột tại thác Trinh Nữ

Ngoài ra, thảm thực vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là những cây cổ thụ từ lâu đời vẫn còn được bảo tồn. Những cây cổ thụ có bộ rễ lớn bám chặt vào các khối đá basalt và ngả mình ra dòng sông Serepok là một trong những đặc điểm hấp dẫn người tham quan của khu du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái thác Trinh Nữ -huyện CưJút - Tỉnh Đăk Nông (Trang 39 - 42)