THIÊN QUAN VÀ THIÊN PHÚC (An theo Can năm sinh)

Một phần của tài liệu Bài giảng tử vi (Trang 50 - 52)

L. TAM THAI, BÁT TỌA

R. THIÊN QUAN VÀ THIÊN PHÚC (An theo Can năm sinh)

Hai sao này năm 1999 tôi có viết báo, và tháng 3 năm Nhâm Ngọ tôi là người đầu tiên đề xuất việc an sai của các sách Tử Vi trên net. Thiên Phúc và Thiên Quan đều an theo Thiên Can. Cổ nhân để lại cách an Thiên phúc như sau:

THIÊN PHÚC: Đại phúc tinh, chủ phúc lộc. - Giáp ái kim Kê (Dậu) Ất ái Hầu (Thân).

- Đinh Trư (Hợi) Bính Thử (Tí) Kỷ Hổ (Dần) đầu. - Mậu tầm ngọc Thố (Mão) Canh Nhâm Mã (Ngọ). - Tân Quý phùng Xà (Tỵ) phúc lộc đa.

Cổ nhân đặt Thiên Phúc ở cung Thiên Can bị khắc vì ở trong cung ấy chủ có Lộc khắc ta. Thí dụ: Giáp (Mộc) ở Dậu (Tân Lộc Tồn ở Dậu khắc là Phúc của Giáp), Ất (Mộc) ở Thân (Canh), Bính (Hỏa) ở Tí (Quý), Đinh (Hỏa) ở Hợi (Nhâm), Mậu (Thổ) ở Mão (Ất), Kỷ (Thổ) ở Dần (Giáp), Canh (Kim) ở Ngọ (Đinh), Tân (Kim) ở Tỵ (Bính), Nhâm (Thủy) ở Ngọ (Kỷ Lộc ở Ngọ), Quý (Thủy) ở Tỵ (Mậu lộc ở Tỵ). THIÊN QUAN: Đại phúc tinh, chủ hiển đạt phú quý. Thiên Quan theo tất cả sách đều an như sau, nhưng an như thế thì Kỷ, Tân, Nhâm không đúng vị, vì sai Nguyên Lý.

- Giáp Dương (Mùi) Nhâm Khuyển (Tuất) Ất Long (Thìn) nghi. - Bính Xà (Tỵ) Đinh Hổ (Dần) Kỷ Tân Kê (Dậu).

- Mậu Thố (Mão) Canh Trư (Hợi) Qúy Mã (Ngọ) thương. Kỳ nhân quý hiển khả tiên tri.

Thật ra, Cổ Nhân đã dùng cách khắc ta là Quan Lộc để đặt Thiên Quan, nghĩa là tính Thiên Can ở Dần khởi đi đến cung nào có Can khắc Can năm thì đặt ở đó, nên Thiên Quan phải an như sau:

- Giáp: Thiên Quan ở Mùi vì Giáp khởi ở Dần là Bính, Mão là Đinh, Mậu..., đến Mùi là Tân Mùi, Tân là Quan của Giáp, nên đặt ở Mùi.

- Ất: Thiên Quan ở Thìn vì Ất khởi ở Dần là Bính, Mão là Đinh, ở Thìn là Canh, Canh là Quan của Ất, nên đặt Thiên Quan ở Thìn.

- Bính: ở Tỵ vì khởi ở Dần là Canh, ... ở Thìn là Nhâm, ở Tỵ Quý Tỵ, Quý là Quan của Đinh, nên đặt Thiên Quan ở Tỵ.

- Đinh: khởi ở Dần là Nhâm, Nhâm là Quan của Đinh nên đặt Thiên Quan ở Dần. - Mậu: khởi ở Dần là Giáp, ở Mão là Ất Mão, Ất là Quan của Mậu nên đặt Thiên Quan ở Mão.

- Kỷ: khởi ở Dần là Bính ... đến Dậu là Quý, ở Tuất là Giáp Tuất, Giáp là Quan của Kỷ nên đặt Thiên Quan ở Tuất. (Đáng tiếc tất cả các sách Việt Nam vì không hiểu nguyên lý cách an của cổ nhân nên đều an Kỷ ở Dậu. An như vậy là không đúng)! - Canh: khởi ở Dần là Mậu, ở Mão là Kỷ,... đến Tuất là Bính, ở Hợi là Đinh Hợi, Đinh là Quan của Canh.

- Tân: khởi ở Dần là Canh, ở Mão là Tân, ... đến Thân là Bính, Bính là Quan của Tân nên đặt Thiên Quan ở đó. (Những sách an ở Dậu là không đúng nguyên lý). - Nhâm: khởi ở Dần là Nhâm..., đến Dậu là Kỷ, Kỷ là Quan của Nhâm nên đặt Thiên Quan ở Dậu. (Những sách an ở Tuất là không đúng nguyên lý! Vì trong Tuất có Mậu nên xưa Thần Sát có an Thiên Phúc ở Tuất cho Can Quy, nhưng thống Nhất đều lấy Mậu ở Tỵ cả).

- Quý: khởi ở Dần là Giáp..., đến Ngọ là Mậu, Mậu là Quan của Quý nên an Thiên Quan ở Ngọ.

Đáng tiếc xưa nay những người học Tử Vi chỉ học những gì được để lại mà thôi. Hiếm người chịu khó nghiên cứu Nguyên Lý của các sao, nên lỡ người đi trước tam sao thất bổn thì, tất cả những người đi sau đành sai hết vậy. Đây là điều rất đáng buồn, may là Tử Vi hầu như tất cả Sao an đều đúng.

Hẳn sẽ có vị cho rằng Tử Vi an sao Quan Phúc khác hơn các môn khác, nhưng xin thưa các sách Tử Bình và các sách nói về Thần Sát (ngoài Tử Bình) đều an hai sao này giống y như Tử Vi, chỉ trừ 3 tuổi KỶ, TÂN, NHÂM an khác Tử Vi mà thôi. Tại sao thế? Hẳn là do sách Tử Vi tam sao thất bổn! (Thời nay chúng ta vẫn viết lộn đều, thì ai dám chắc sách xưa không viết lộn???). Hơn nữa, tất cả các Thần Sát trong Tử Vi được dựng lập lên từ Thần Sát Khởi Lệ thì đều giống nhau, chỉ trừ Thiên Trù có nhiều khác biệt. Đây là sao chúng ta cần lưu ý, và nên dùng thực tế kiểm nghiệm.

Một phần của tài liệu Bài giảng tử vi (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w