Gang xám biến trắng

Một phần của tài liệu Giáo trình Khoa học vật liệu_ Chương 5 (Trang 86)

Trong sản xuất cơ khí hầu như không dùng gang trắng do quá cứng, không thể gia công cắt được, và giòn, song có sử dụng gang xám biến trắng (ở bề mặt) có tính chống mài mòn cao (với bề mặt có HB 400 ữ 600), như để làm bi, trục nghiền, trục xay sát. Muốn vậy khi đúc gang xám thay cho làm nguội thông thường người ta làm nguội nhanh những phần, bề mặt cần cứng (như đúc trong khuôn kim loại hay bằng cách đặt kim loại dẫn nhiệt nhanh trong phần khuôn cát tiếp giáp để tạo ra gang trắng).

Đôi khi dù không mong muốn, khi đúc vẫn nhận được gang xám biến trắng (do đúc trong khuôn kim loại, ly tâm, áp lực, ở các thành mỏng...). Để dễ gia công cắt phải đem ủ ở 700 ữ 750oC, xêmentit bị phân hóa thành ferit và grafit nhờ đó độ cứng giảm đi. Nếu ủ ở 600 ữ 650oC chỉ có khả năng làm mất ứng suất bên trong do làm nguội không đều khi đúc gây ra.

5.6.3.Gang cầu

Gang cầu là loại gang có độ bền cao nhất do grafit ở dạng thu gọn nhất.

a.Cơ tính

Do grafit ở dạng thu gọn nhất (quả cầu tròn), ít chia cắt nền kim loại nhất, hầu như không có đầu nhọn để tập trung ứng suất, nên nó làm giảm rất ít cơ tính của nền, vì vậy gang cầu duy trì được 70 ữ 90% độ bền của nền kim loại (thép), tức không thua kém thép bao nhiêu và có thể thay thế nó.

Các đặc điểm về cơ tính của gang cầu là:

- Giới hạn bền kéo và giới hạn chảy khá cao (σb = 400 ữ 800MPa, σ0,2 = 250 ữ 600MPa), tức là tương đương với thép cacbon chế tạo máy.

- Độ dẻo và độ dai nhất định (δ = 2 ữ 15%, aK = 300 ữ 600kJ/m2), tuy có kém thép song cao hơn gang xám rất nhiều.

Một phần của tài liệu Giáo trình Khoa học vật liệu_ Chương 5 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)