- Nối mạch điện như hình vẽ bên. Mở công tắc K, quan sát xem bóng đèn có sáng không?
- Dòng điện sẽ đi như thế nào trong mạch điện? - Quan sát mạch điện khi khoá K đóng? Dòng điện đi như thế nào trong mạch điện, có đi qua bóng đèn không?
- Hiện tượng này được gọi là hiện tượng gì của mạch điện?
- Làm thí nghiệm khi khoá K đóng, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
- Thay dây chì mới, làm lại thí nghiệm một lần nữa. - Sau khi quan sát hiệ tượng xảy ra, hãy nêu chức năng của cầu chì trong mạch điện.
HĐ
2 : GV tổ chức cho HS thực hành.
- HS làm việc .
HĐ
3 : Báo cáo kết quả thực hành :
- Báo cáo kết quả thực hành của mình vào giấy theo mẫu trang 188/SGK
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem và nghiên cứu các sơ đồ điện.
X
Tiết 63 : SƠ ĐỒ ĐIỆN
I. MỤC TIÊU :
- HS hiểu được khái niệm sơ đồ, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện. - HS đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà.
II. CHUẨN BỊ :
- Bảng ký hiệu sơ đồ điện (để trống phần ký hiệu hoặc phần tên gọi của ký hiệu). - Mô hình mạch điện chiếu sáng trên bảng gỗ hoặc bìa cứng.
III. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định :2. Bài cũ : 2. Bài cũ :
Hãy trình bày công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên tắc hoạt động của cầu chì.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Bảng
HĐ 1 : Tìm hiểu về sơ đồ điện :
- Hãy cho mạng điện của gia đình em gồn những thiết bị và đồ dùng điện nào?
- Hãy thử tưởng tượng nếu ta vẽ mạng điện đó trên giấy thì sự phức tạp là như thế nào?
- Theo em để việc biểu diễn mạng điện đó trên giấy được đơn giản, dễ dàng ta cần phải có những gì?
- Sự phức tạp sẽ rất lớn vì có nhiều loại thiết bị, đồ dùng điện khác nhau, có nhiều đường dây điện chéo nhau, nối nhau…
- Cần có các ký hiệu, quy ước thống nhất để biểu diễn các mạch điện, mạng điện.