Cơ sở pháp lý cho hoạt đông GDCK trên TTCK Việt Nam từng bước được bổ xung và hoàn thiện. Cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động này được thể hiện tập trung trong Nghị định 48 và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện. Sau đó các quy định trên được thay thế bằng Nghị định 144 và Thông tư 58/2004/TT-BTC đã cung cấp các cơ sở pháp lý cho hoạt động này để nhằm phù hợp với thực tế hơn. Khi TTGDCK HN đi vào hoạt động Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-BTC để cung cấp các cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động giao dịch tại trung tâm này. Với việc ban hành Luật Chứng khoán, Nhà nước cũng đã quy định thống nhất về những vấn đề liên quan đến hình thức tồn tại, tổ chức bộ máy quản lý, nội dung hoạt động, quyền, nghĩa vụ và một số vấn đề khác với SGDCK và TTGDCK, những đơn vị có chức năng tổ chức thị trường GDCK .
Theo quy định hiện hành, các chứng khoán niêm yết phải được giao dịch qua TTGDCK Tp.HCM, nay là SGDCK Tp.HCM theo phương thức khớp lệnh hay thoả thuận. GDCK lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với CtyCK thành viên của SGDCK Tp.HCM, các GDCK lô chẵn phải được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK Tp.HCM. Giá hình thành trong phiên giao dịch được khống chế bởi giá trần và giá sàn và được xây dựng theo giá tham chiếu và biên độ giá. Đối với các giao dịch theo phương thức khớp lệnh, UBCKNN sẽ điều chỉnh biên độ biến động giá. Với các trường hợp khác thì không quy định biên độ biến động giá. Chứng khoán được ĐKGD tại TTGDCK HN sẽ được giao dịch theo phương thức báo giá hay theo phương thức thoả thuận. Giá cổ phiếu giao dịch tại đây cũng được UBCKNN quy định khống chế mức giá bằng giá trần hay giá sàn theo giá tham chiếu và biên độ biến động giá.
Công tác tổ chức, điều hành của cơ quan QLNN với hoạt động GDCK trên các TTGDCK, SGDCK đã góp phần cải thiện tình hình GDCK. Tại TTGDCK Tp.HCM ( SGDCK Tp.HCM), lúc đầu các giao dịch khớp lệnh và giao dịch thoả thuận được tiến hành cùng một thời gian từ 9h-11h, khớp lệnh vào lúc 11h các ngày 2,4,6 hàng tuần. Từ ngày 10/1/2001 đến trước ngày 1/3/2003, các giao dịch khớp lệnh được tổ chức thực hiện từ 9h-10h, khớp lệnh lúc 10h, sau đó tổ chức giao dịch thoả thuận từ 10h-11h. Qua những biến động của TTCK giai đoạn năm 2000-2002, UBCKNN đã triển khai các biện pháp tích cực kích thích các GDCK. Từ ngày 20/5/2003, số phiên giao dịch tăng từ 3 lên 5 phiên/tuần, từ thứ 2 đến thứ 6. Quy mô đơn vị giao dịch cổ phiếu và CCQĐT được giảm từ 100 cổ phiếu/ CCQĐT xuống còn 10 cổ phiếu/CCQĐT áp dụng từ phiên 541 ngày 2 0/5/2003. Tỷ lệ kí quỹ bắt buộc giảm từ 100% xuống còn 70%. Cho phép lệnh ATO (Automatic trading order) được thực hiện, đồng thời quy định cho phép thực hiện 2 đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch ( đợt 1 từ 9h- 9h20, đợt 2 từ 10h-10h30). Biên độ biến động giá cũng được điều chỉnh linh hoạt hơn, từ 2% lên 5% như hiện nay. Tại TTGDCK HN, theo Quyết định 245/ QD-UBCK, TTGDCK HN được tổ chức các phiên giao dịch từ 9h-11h theo
phương thức là giao dịch thoả thuận và giao dịch báo giá vào thứ 2 ,4,6 hàng tuần trừ ngày nghỉ và ngày lễ. Trung tâm chỉ áp dụng biên độ giá CPH đối với phương thức giao dịch báo giá. Trước những biến chuyển tích cực của TTCK Việt Nam trong khoảng 6 tháng đầu năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia của công chúng, theo Quyết định 323/ QĐ- UBCK thì từ 1/6/2006 trở đi, TTGDCK HN đã tăng phiên giao dịch từ 3 lên 5 phiên/tuần. Từ 4/6/2006 trở đi, TTGDCK HN cũng triển khai 3 đợt khớp lệnh trong mỗi phiên giao dịch. Từ ngày 30/7/2007, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Thời gian thực hiện theo phương thức mới đối với cổ phiếu, CCQĐT từ 8h30 đến 9h khớp lệnh định kì xác định giá mở cửa, từ 9h đến 10h khớp lệnh liên tục, từ 10h đến 10h30 khớp lệnh định kĩ xác định giá đóng cửa, từ 10h30 đến 11h giao dịch thoả thuận, 11h đóng cửa thị trường. Đối với trái phiếu, thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h với hình thức giao dịch thoả thuận. Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn là 10 cổ phiếu, CCQĐT; khối lượng giao dịch thoả thuận là từ 20.000 cổ phiếu, CCQĐT trở lên. Các chính sách, biện pháp quản lý và điều hành đã có những tác động tích cực đến tình hình giao dịch trên TTCK trong thời gian qua.
Bảng 2: Quy mô giao dịch toàn thị trường qua các năm tại TTGDCK TpHCM Năm 2000 2001 2002 2004 2004 2005 2006 KLGD 3.66 2.79 0 19.721 .930 37.008. 649 53.155 .990 248.07 2.240 353.07 0.622 1.120.7 81.696 Cổ phiếu 3.64 1.00 0 19.028 .200 35.715. 939 28.047 .150 72.894. 288 94.846 .187 538.536 .869 TPhiế u 29.7 20 693.73 0 1.292.7 10 25.081 .840 171.67 9.232 232.11 0..285 477.500 .447 CCQ ĐT 3.498.7 20 26.113 .610 104.744 .380
GTG D (triệu đồng) 92.3 57 1.034. 721 1.080.8 91 2.988. 321 19.887. 150 26.877 .959 86.289. 274 Cổ phiếu 90.2 15 964.02 0 959.33 0 502.02 2 1.970.9 69 2.784. 291 35.472. 342 Tphiế u 2.14 3 70.702 121.56 1 2.496. 299 17.883. 282 23.837 .589 48.654. 249 CCQ ĐT 32.899 256.07 9 2.702.6 83 Nguồn: SGDCK Tp.HCM
Qua bảng trên có thể thấy, tình hình GDCK tại TTGDCK Tp.HCM phát triển khá nhanh, đặc biệt là trong hai năm 2005 và tăng mạnh vào năm 2006. TTGDCK HN tuy đi vào hoạt động sau TTGDCK Tp.HCM nhưng hoạt động cũng khá sôi động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với hoạt động GDCK còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý các GDCK của các SGDCK, TTGDCK còn khá thụ động. Các quyết định quản lý và điều hành GDCK cũng như các quyết định liên quan đến tăng giảm biên độ giá chứng khoán, thay đổi thời gian giao dịch,…đều phải trải qua các thủ tục tương đối phức tạp và tốn thời gian để được chính thức có hiệu lực. TTGDCK chưa có tính độc lập trong quản lý và chi phối thành viên giao dịch. Việc đưa ra các quyết định về thu phí giao dịch, lệ phí thành viên… do Bộ Tài chính quản lý. Với tư cách là các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN, SGDCK và TTGDCK chưa hoàn toàn chủ động và độc lập trong hoạt động điều hành và quản lý TTCK. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của các đơn vị này còn mang nặng tính thủ công, chưa có công nghệ tin học để giám sát các hoạt động trên một cách tự động, hiệu quả, do vậy khả năng giám sát và xử lý các vi phạm trong giao dịch chưa cao. Trình độ công nghệ và năng lực phục vụ hoạt động giao dịch của các SGDCK, TTGDCK còn khá hạn chế. Hiện nay, hình thức giao dịch có sàn với phương thức khớp lệnh
định kỳ tại SGDCK Tp.HCM thì quá trình giao dịch phải trải qua nhiều công đoạn và mang nặng tính thủ công của các CtyCK và tại SGDCK như tiếp nhận lệnh, tập hợp, thực hiện lệnh, gửi lệnh vào sàn giao dịch, nhập lệnh tại sàn ở SGDCK, TTGDCK. Các công đoạn này vừa tốn thời gian, vừa làm giảm khả năng phục vụ khách hàng của các CtyCK. Các CtyCK phải mất một khâu trung gian là chuyển lệnh vào sàn cho các đại diện của họ tại sàn trước khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch của SGDCK, TTGDCK. Đây cũng là một công đoạn dễ xảy ra sai sót và tốn thời gian. Trong giai đoạn thị trường đang sôi động, tình trạng tắc nghẽn giao dịch đã xảy ra, trong nhiều phiên giao dịch, các đại diện giao dịch không thể nhập hết lệnh vào hệ thống giao dịch. Sự cố sập mạng đã sảy ra hai lần tại TTGDCK Tp.HCM đã gây không ít lo ngại cho nhà đầu tư.
3.4.QLNN đối với hoạt động CBTT:
Ở nhiều nước trên thế giới, CBTT đã trở thành một thứ văn hoá kinh doanh.
CBTT là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo lòng tin và sự công bằng cho các nhà đầu tư, giúp họ ra quyết định đúng đắn trong việc mua bán chứng
khoán. CBTT là nguyên tắc công khai, được coi là nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của TTCK.
Với sự ra đời của Nghị định 144, Thông tư 57/2004/TT-BTC và Quyết định 245/QĐ-UBCK ban hành năm 2005 thì các hồ sơ cho hoạt động CBTT trên TTCK Việt Nam đã được quy định đầy đủ, hoàn chỉnh. Đối tượng CBTT được mở rộng hơn bao gồm tất cả các TCPH, TCNY, ĐKGD, CtyCK, CtyQLQ, TTGDCK, SGDCK. Luật Chứng khoán được ban hành cùng với Thông tư 39/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/4/2007 về hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và CBTT trên TTCK đã làm cho các quy định về hoạt động này được hoàn chỉnh thêm một bước theo hướng quy định cụ thể các trường hợp phải CBTT cho từng đối tượng CBTT.
Một trong những điểm mới của Luật Chứng khoán và Thông tư số 38 là việc đưa các công ty đại chúng vào đối tượng CBTT với cùng mặt bằng nghĩa vụ
như đối với các TCNY. Với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, việc yêu cầu các công ty đại chúng CBTT sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô vốn và cơ cấu sở hữu cổ đông cho dù có niêm yết hay không niêm yết. Xét dưới góc độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quy định này có tác dụng rất quan trọng trong việc minh bạch hoá thông tin của một bộ phận lớn thị trường tự do ( công ty đại chúng chưa niêm yết), giúp nhà đầu tư có thông tin trung thực về các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang nằm ngoài phạm vi quản lý pháp luật về CK&TTCK. Nếu như trong Thông tư 57 trước đây chỉ quy định chung là việc CBTT được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm của các tổ chức, công ty và các phương tiện CBTT của TTGDCK hay SGDCK thì tại Thông tư 38 đã cụ thể hoá các phương tiện CBTT phù hợp với từng đối tượng, nhằm giúp cho việc CBTT được tiến hành một cách thuận lợi và kịp thời nhất. Ví dụ như, phương tiện CBTT của công ty đại chúng bao gồm các báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của công ty đại chúng, các phương tiện CBTT của UBCKNN, phương tiện thông tin đại chúng; còn các phương tiện CBTT của SGDCK, TTGDCK gồm các bản tin TTCK, trang thông tin, điện tử của SGDCK, TTGDCK, bảng hiển thị điện tử của SGDCK, TTGDCK, các trạm đầu cuối tại SGDCK, TTGDCK, các phương tiện CBTT của UBCKNN và các phương tiện thông tin đại chúng. Lần đầu tiên, tại các quy định về chế độ CBTT có yêu cầu tất cả các đối tượng CBTT phải cập nhật thông tin trên các trang thông tin điện tử, các tài liệu báo cáo của các tổ chức này phải lưu giữ dưới dạng các văn bản và dữ liệu điện tử…Đây được coi là giải pháp hiệu quả để đưa thông tin đến được tới được tối đa nhà đầu tư một cách đồng bộ và kịp thời nhất, rút ngắn độ trễ trong quá trình công bố thông tin. Thời gian bảo quản và lưu trữ thông tin theo quy định mới này là 10 năm thay vì 2 năm như trong Thông tư 57…Những đổi mới này trong Thông tư 38 đã góp phần làm tăng hiệu quả QLNN, việc tuân thủ các quy định mới này sẽ góp phần tạo dựng một TTCK ngày càng minh bạch, công khai, công bằng.
Trong thực tế hoạt động quản lý, các cơ quan quản lý đã từng bước mở rộng việc CBTT liên quan đến những định hướng, chiến lược phát triển TTCK trong tương lai. Các quy trình, biểu mẫu CBTT đã được Bộ Tài chính, UBCKNN từng bước hoàn thiện theo hướng đảm bảo và cụ thể, tạo điều kiện cho các đối tượng CBTT triển khai thực hiện.
Công tác giám sát và xử lý các vi phạm về CBTT đã bước đầu được chú trọng. Trong giai đoạn đầu vận hành TTCK, các sai phạm CBTT của một số CtyNY xuất hiện tương đối phổ biến như CBTT sai lệch kết quả kinh doanh năm 2002 của công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA, việc gian lận thuế giá trị gia tăng của Canfoco năm 2002. Gần đây nhất là vụ xử phạt công ty TNHH CAVICO khi công ty này trở thành cổ đông lớn của CtyCP Khai thác mỏ và xây dựng Việt Nam Cavico nhưng lại không thực hiện chế độ báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn cho UBCKNN và SGDCK Tp.HCM trong thời gian quy định với mức phạt 20 triệu đồng, phạt CtyCP phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tầu 20 triệu đồng khi công ty này không CBTT đầy đủ theo theo đúng thời hạn pháp luật.[ ] Như vậy, việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về CBTT đã bước đầu được coi trọng nhằm răn đe và đảm bảo tính minh bạch trên thị trường.
Tuy vậy, hiện nay công tác QLNN đối với lĩnh vực CBTT vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Thứ nhất phải đề cập đến là các phương tiện CBTT của UBCKNN và TTGDCK, SGDCK còn khá hạn chế, chủ yếu là qua các phương tiện như các trang web, ấn phẩm chuyên ngành như Tạp chí chứng khoán, Tờ tin TTCK, Thống kê TTCK được phát hành hàng tháng. Nội dung trên các trang web còn khá nghèo và chưa cập nhật. Các thông tin chủ yếu tập trung vào tình hình khớp lệnh, kết quả các giao dịch trong ngày mà chưa cung cấp kịp thời các thông tin mang tính định hướng thị trường như các chỉ báo về thị trường… Việc hệ thống CBTT chưa hoàn toàn được tin học hoá nên việc truyền tin để công bố chủ yếu theo con đường công văn. Điều này gây ra độ chậm chễ và làm giảm giá trị của thông tin khi được đưa ra công bố. Sự phối hợp giữa UBCKNN, SGDCK, TTGDCK và các phương tiện truyền thông trong thời gian này đã chủ động hơn
về việc đưa tin về TTCK song mật độ, chủng loại và chất lượng thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Thứ hai là việc giám sát quá trình công bố thông tin của các TCPH, TCNY chưa được thực sự chặt chẽ và kịp thời nên đã xảy ra nhiều sai sót và vi phạm trong quá trình CBTT của một số công ty như ví dụ ở trên. Cùng với sự bùng nổ của TTCK trong năm 2006-2007, một số hiện tượng vi phạm trên TTCK đã xuất hiện như hiện tượng giao dịch nội gián, sự chậm chễ trong công bố thông tin, sự rò rỉ thông tin trong quá trình công bố thông tin liên quan đến một số TCPH, TCNY, tổ chức ĐKGD đặc biệt là trong hoạt động CPH đã đưa đến tình trạng thiếu minh bạch và công bằng trên TTCK. Mặc dù cơ quan QLNN đã nhận thấy được hiện tượng này xảy ra thông qua phản ứng từ các nhà đầu tư và dư luận song lại chưa có biện pháp đủ mạnh để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng này. Các cơ sở pháp lý để xử lý các sai phạm của các đối tượng có nghĩa vụ CBTT chưa thực sự đủ mạnh. Theo quy định tại Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK thì mức phạt tối đa là 20 triệu đông. Theo quy định tại Nghị định 161/2004/NĐ-CP và nay được thay thế bằng Nghị định 36/2007/NĐ-CP ban hành ngày 8/3/2007 thì mức phạt cao nhất hiện nay là 70 triệu đồng. Tuy mức phạt có tăng nhưng vẫn còn khá nhẹ, chưa đủ để cảnh cáo các tổ chức vi phạm. Tổ chức có hành vi vi phạm CBTT phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, song lại chưa có quy định cụ thể về cách thức xác định mức độ thiệt hại của nhà đầu tư để sử dụng hình thức xử phạt này.