I. Tình hình sản xuất ha Đất lâm nghiệpha 53.243 51.336 50
4. Tình hình sản xuất ngành thương mại dịch vụ
Trong những năm qua với chủ trương tự do hoá thương mại, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường nên hoạt động thương mại dịch vụ trong huyện đã phát triển sôi động hơn. Tuy nhiên hệ thống thương nghiệp quốc doanh chưa vươn tới các xã vùng sâu, vùng xa. Các cơ sở thương nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển khá nhanh tạo ra sự giao lưu kinh tế ngày càng rộng giữa các xã trong huyện. Với sự phát triển nhanh của các cơ sở thương mại ngoài quốc doanh (cá nhân kinh doanh) đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Sự phát triển đó đã đáp ứng phần nào nhu cầu sản xuất, Sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên sự phát triển các cơ sở thương nghiệp ngoài quốc doanh đã tạo ra những vấn đề cần giải quyết như: Sự phát triển không đồng đều, phân tán manh mún, thiếu tập trung cho nên đã không hình thành các trung tâm giao lưu hàng hoá, các cơ sở này thường ép giá khi mua, bán sản phẩm hàng hoá với người nông dân trong
huyện nên các cơ quan chức năng không kiểm soát được các đơn vị này. Sự hạn chế của thương mại dịch vụ đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy mà yêu cầu phát triển ngày càng phải được nâng cao hơn, càng phải được tổ chức chặt chẽ hơn trong những năm tới vì đây là ngành có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống và xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Giá trị sản xuất ngành thương mại của huyện tính theo giá cố định năm 1994. Năm 1998 là 37.721 triệu đồng là 44.443 triệu đồng năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 26,61%. Tính bình quân giá trị sản xuất trên 1 lao động nông nghiệp là: 43247 nghìn đồng và bình quân trên 1 nhân khẩu nông nghiệp là 327,02 nghìn đồng.
Tuy nhiên trong những năm tới chính quyền tại địa phương cần phải tổ chức và sắp xếp lại ngành thương mại dịch vụ cho phù hợp với lợi thế và nhu cầu của huyện - đặc biệt là chính quyền huyện cần có kế hoạch đưa ra các cơ sở thương nghiệp - mậu dịch quốc doanh về các xã vùng sâu, vùng xa để tạo vai trò chủ đạo kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển và là nơi để chính quyền các xã thực hiện tốt chính sách trợ giá, trợ cước hàng hoá cho nhân dân trong vùng.