PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP GỖ HÀ NỘI
Như ở các phần trước ta đã biết muốn quản lý tốt được chỉ tiêu giá thành sản phẩm cần thiết phải có tổ chức tính đúng, tính đủ giá thành của các loại sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất. Việc tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho Xí nghiệp phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch của mình, xác định đúng đắn kết quả tài chínhn, tránh được hiện tượng lãi giả lỗ
thật. Chính vì vậy tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Gỗ Hà nội có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp. Để đảm bảo được như vậy thì khâu đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm là phải xác định cho được đôí tượng tính giá thành sản phẩm.
1. Đối tượng tính giá thành thành phẩm :
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để nhân viên kế toán giá thành mở phiếu tính giá thành, tổ chức tính giá thành cho từng đối tượng, phục vụ cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng tiềm tàng để có biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp, các loại sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất ra, cung cấp và sử dụng sản phẩm để xác dịnh đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp là theo kiểu chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau. Kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất không cho ra bán thành phẩm bán ra ngoài mà chỉ những sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng (ở phân xưởng Mộc) mới được coi là thành phẩm.
Với đặc điểm đó, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng theo từng mặt hàng. Cụ thể : Sản phẩm cuối cùng của Xí nghiệp có thể là bàn, ghế, tủ, giường, cửa, hòm... và từng sản phẩm đó lại được chia theo kích cỡ, số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu... và từng nhóm sản phẩm, loại sản phẩm cuối cùng được tính theo cái, chiếc, bộ , đôi...
Sản phẩm hoàn thành (sản phẩm cuối cùng) của Xí nghiệp được xuất xưởng nhập kho thành phẩm hoặc có thể được tiêu thụ ngay.
Để xác định được kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của sản phẩm. Như đã trình bày, quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp là quy trình công nghệ liên tục. Tổ chức sản xuất của Xí nghiệp là sản xuất nhiều mặt hàng nhưng chu kỳ sản xuất là không đều nhau, do vậy Xí nghiệp đã xác định kỳ tính giá thành là hằng quý, vào cuối quý phù hợp với kỳ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Cuối quý, sau khi đã hoàn thành việc ghi sổ kế toán, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí mà phân xưởng đã tập hợp được đẻ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành trong quý.
Việc xác định kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán, kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành kịp thời, chính xác và đúng đắn.
3. Phương pháp tính giá thành thành phẩm :
Để việc tính toán và xác định giá thành được chính xác và hợp lý đối với sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Cuối quý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các phân xưởng và bộ phận phải tiến hành kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cho từng loại sản phẩm hay nhóm sản phẩm.
Xí nghiệp xác định trị giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT. Theo phương pháp này, trong giá trị của sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT thôi chứ không bao gồm các chi phí khác.
Công thức tính giá trị sản phẩm dở dang như sau :
Chi phí Chi phí sản phẩm Chi phí NVLTT Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ sản phẩm dở dang = --- x dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm cuối kỳ hoàn thành + dở dang cuối kỳ
Ví Dụ minh hoạ : Trong quý 3 năm 1999. Tại phân xưởng Mộc của Xí nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm “Bàn học sinh 2 chỗ” như sau:
- Sản phẩm dở dang đầu quý : 0 - Chi phí tập hợp được trong quý :
+ Chi phí NVLTT : 30.479.269 + Chi phí NCTT : 16.700.51 + Chi phí SXC : 11.674.000
Cuối quý, sản phẩm hoàn thành nhập kho là 126 cái. Theo kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ là 9 cái, sản phẩm dở dang cũng được tiến hành đánh giá theo chi phí NVLTT như sau:
Chi phí sản phẩm dở dang 0 + 30.479.269
“Bàn học sinh 2 chỗ” = --- x 9 = 2.031.949,2 cuối kỳ 126 + 9
Nhưng Xí nghiệp Gỗ Hà nội tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của mình theo quý. Đến cuối quý, sản phẩm dở dang cuối kỳ so với sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ là nhỏ không đáng kể. Và việc sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp thường theo kế hoạch đề ra, cho nên đến cuối quý Xí nghiệp luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch của mình, từ đó mà dẫn tới sản phẩm dở dang của Xí nghiệp là rất ít không đáng kể. Có những khi Xí nghiệp bỏ qua phần chi phí này không tính vào giá thành của sản phẩm.
Do quy trình công nghệ sản xuất ở các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp là giản đơn, khép kín. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất và đối tượng tính giá thành là các sản phẩm đồ mộc hoàn thành. Do đó, Xí nghiệp áp dụng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (phương pháp tính giá trực tiếp). áp dụng phương pháp này, Xí nghiệp đảm bảo tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng.
Công thức tính giá thành thành phẩm như sau:
Tổng Chi phí sản Tổng chi phí Chi phí sản Giá thành = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở dang Sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
Trong từng kỳ kế toán (hàng quý), sau khi đã tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh, căn cứ vào khoản chi phí được hạch toán ở các Bảng kê, Bảng phân bổ, và NKCT có liên quan, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo khoản mục. Tại Xí nghiệp, giá thành được tính theo 5 khoản mục và tính cho từng mặt hàng. 5 khoản mục của giá thành (khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC, chi phí BH, chi phí QLDN) thì do kế toán giá thành – kế toán tổng hợp của Phòng Tài vụ – chịu trách nhiệm tập hợp. Tổng hợp số phát sinh Bên Có của các TK chi phí (TK152, 153, 334, 338, 214, 621, 622, 627, 641, 642, 631) đối ứng với Bên Nợ TK154 (TK154.1, TK154.2) và được tập hợp vào NKCT số 7.
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tập hợp tính toán và phân bổ chi phí cho từng mặt hàng hoàn thành trong kỳ, và kế toán lập một bảng báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất trong quý.
Để làm rõ hơn về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, em sẽ minh họa cụ thể quá trình tính giá thành sản phẩm “Bộ bàn ghế dùng cho máy tính” gồm một bàn và một ghế xoay có bánh lăn tại phân xưởng Mộc.
• Khoản mục chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí NVL là những chi phí sản xuất lớn chiếm từ 70% - 80% trong giá thành sản phẩm.Vì vậy, việc hạch toán chi phí NVL là một trong những vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm.
Nhìn vào phiếu xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm, ta thấy :
- Chi phí NVL chính là các loại gỗ xuất dùng cho sản xuất như là: Gỗ dổi, (ván hộp), gỗ ép foóc dăn bào, gỗ ván sợi ép, gỗ dán, gỗ Teak chiếm 90% trong tổng chi phí NVL. Cụ thể là : 130.426.650
- Còn chi phí NVL còn lại, Xí nghiệp coi như là chi phí về phụ tùng, chi phí cụ thể là : 9.397.790
• Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) là bộ phận quảntọng cấu thành nên chi phí sản xuất. Cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác chi phí NCTT vào giá thành sẽ góp phần hạ thấp giá thành, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp.
Chi phí nhân công trực tiếp được phòng Kỹ thuật - Kế hoạch – Vật tư xác định và định mức chi phí nhân công theo giờ công sản xuất thực tế. Và được phòng lên kế hoạch cho sản xuất trong kỳ, đảm bảo khối lượng sản phẩm hoàn thành và chất lượng của sản phẩm.
Đơn giá tiền lương này gồm đầy đủ lương chính và các khoản phụ cấp (nếu có) theo như định mức của phòng Kỹ thuật – Kế hoạch – Vật tư xác định.
Số lượng công nhân phân xưởng Mộc làm sản phẩm “Bộ bàn ghế dùng cho máy tính” là 10 người.
Đơn giá cho một giờ công sản xuất loại sản phẩm này là : 2.540đ/h cho một người.
Tổng số giờ công sản xuất của công nhân trong cả quý là : 611 giờ Vậy : Tiền lương phải trả cho số công nhân này là :
Phiếu xuất vật tư sản xuất sản phẩm “Bộ bàn ghế dùng cho máy tính”
Quý 4/1999 Tại PX Mộc đvt : Đồng (VND)
Khoản mục Đơn vị Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
-Gỗ Dổi M3 81.494.498
+Gỗ Dổi ván M3 35,6 2.200.769 78.347.394
+Gỗ Dổi hộp M3 1,43 2.200.772 3.147.104
-Gỗ ép foóc dăm bào M3 3 530.000 1.590.000
-Gỗ ván sợi ép M3 96,1 133.052 12.786.254
-Gỗ oóc + Teak M3
-Gỗ dán 4 ly (1,2x2,4) Tấm 673 51.346 34.555.900
-khoá ổ Tiệp - Thái Cái 30 5.600 168.000
-Đinh gim 1,5cm Cái 2.000 100 200.000
-Vòng sắt Inox Cái 208 450 93.600
-ống cao su chịu nhiệt Cái 24 4.200 100.800
-Ke sắt ghế (16x16) Thanh 123 300 36.900
-Chốt Cái 250 690 172.500
-Chân tăng Cái 250 384 96.000
-Bàn trượt Vi tính Đài loan
Thanh 16 40.000 640.000
-Thanh trượt ô kéo 300-350
Thanh 16 9.500 152.000
-Thanh nhôm kép tủ Thanh 37 5.400 199.800
-Bánh xe di động (ghế)
Cái 520 250 130.000
-bánh xe bàn Vi tính Cái 19 1.650 31.350
-Núm nhựa đen Cái 20 2.600 52.000
-Tay nắm chìm Cái 210 300 63.000
-Tay nắm Thái Cái 120 440 52.800
-Vải giả da, vải Nỉ M 45,5 31.000 1.410.500
-Keo sữa Kg 450 12.000 5.400.000
-Nẹp gân sần M 124 1.600 198.400
-Các loại vật liệu khác ... ... ... 200.140
Tổng chi phí NCTT cho sản phẩm “Bộ bàn ghế dùng cho máy tính” là:
15.519.400 + 2.638.298 = 18.157.698đ
• Khoản mục chi phí sản xuất chung :
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí sau : - Chi phí NVL, CCDC : 527.600
- Chi phí tiền lương và BHXH : 2.186.790 - Khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng : 10.714.554 - Chi phí dịch vụ mua ngoài : 1.670.107 - Chi phí khác bằng tiền : 3.791.000
Tổng cộng : 18.890.051
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm theo số giờ công sản xuất thực tế của từng sản phẩm, loại sản phẩm đó.
Phân bổ chi phí Chi phí SXC quý 4/1999 của FX Mộc Số giờ công SXC cho sản phẩm = --- x sản xuất cho “Bộ bàn ghế dùng Tổng số giờ công sản xuất thực tế “Bộ bàn ghế cho máy tính” của FX Mộc trong quý 4/1999 dùng cho máy tính”
18.890.051
= --- x 611 = 7.465.601,8 1.546
Giá trị sản phẩm dở dang đầu quý và cuối quý cho loại sản phẩm này là nhỏ không đáng kể so với chi phí phân bổ cho sản phẩm trong quý, cho nên để đơn giản Xí nghiệp đã bỏ qua phần chi phí này (Xí nghiệp coi như chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ = chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ).
Sau khi tính chính xác các khoản chi phí trên, kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp Xí nghiệp Gỗ Hà nội Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ Tháng : 10 + 11 + 12 năm 1999
Tên sản phẩm, dịch vụ : Bộ bàn ghế dùng cho máy tính Số lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ : 230 bộ
đvt : Đồng (VND) S T T Khoản mục chi phí SXKD Chi phí SXK D dở dang đầu kỳ Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ Chi phí SXK D dở dang cuối kỳ Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 Chi phí NVLTT 139.824.440 139.824.440 2 Chi phí NCTT 18.157.698 18.157.698 3 Chi phí SXC 7.465.601,8 7.465.601,8 Cộng 165.447.730 165.447.730 719.337,95 Ngày ... tháng ... năm ....
Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Như vậy, giá thành sản xuất của sản phẩm “Bộ bàn ghế dùng cho máy tính” là : 719.337,95 đ/bộ
• Khoản mục chi phí Bán hàng và chi phí Quản lý Doanh nghiệp:
Trên NKCT số 7 quý 4/1999 của Xí nghiệp. Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ là không có. Còn chi phí QLDN được tập hợp là : 76.400.443đ
Chi phí QLDN phân bổ cho sản phẩm “Bộ bàn ghế dùng cho máy tính” theo giờ công sản xuất thực tế là :
76.400.443
--- x 611 = 30.194.482 đ 1.546
Sau khi hoàn thành các khoản mục trên, kế toán giá thành cộng tất cả các khoản mục tính toán trên được chỉ tiêu giá thành toàn bộ là:
Tổng giá thành toàn bộ là :
165.447.730 + 30.194.482 + 195.642.212 đ
Giá thành đơn vị toàn bộ là:
195.642.212
--- = 850.618,3 đ/bộ 230
Như vậy, thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được trình bày ở trên thông qua ví dụ minh hoạ tính giá thành cho sản phẩm
“Bộ bàn ghế dùng cho máy tính”. Tương tự đối với các loại sản phẩm, nhóm sản phẩm khác cũng được tập hợp và tính toán như đối với loại sản phẩm trên.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp không có tập hợp chi phí của các khoản thiệt hại trong sản xuất. Sở dĩ có sự khác biệt đó so với lý luận chung là theo quy định riêng của Xí nghiệp để đơn giản một bước hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của mình.
Cuối quý, căn cứ vào NKCT số 7, kế toán vào sổ Cái TK154 (đối với sản xuất kinh doanh chính của Xí nghiệp) và vào sổ Cái TK631 (đối với sản xuất kinh doanh phụ của Xí nghiệp).
Sổ Cái TK154
Sản xuất kinh doanh chính