Xử lý bằng phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Trang 51)

+ Bể thông khí sơ bộ:

Một trong những điều kiện cơ bản để bể lọc làm việc bình thường là cung cấp oxy của không khí cho sinh vật hiếu khí.

Bên cạnh đó, thông khí còn có tác dụng loại khí CO2 khỏi bể lọc, tạo điều kiện cho quá trình sống và hoạt động của vi sinh vật. Nguồn oxy được đưa vào bể từ môi trường bên ngoài nhờ máy bơm khí.

+ Bể lọc sinh vật (bao gồm các bể nhỏ):

Bể lọc sinh vật nối với bể thông khí bằng một hệ thống bơm tuần hoàn. Trong bể

có các đĩa nhựa xếp chéo nhau làm nhiệm vụ lọc sinh học.

Nhờ hệ thống bơm tuần hoàn nên nước được phân phối đều trên bề mặt các bể

lọc, theo chiều từ dưới lên trên và quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ở giai đoạn đầu khi tưới nước thải vào các vật liệu lọc sẽ diễn ra quá trình oxy hoá một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải và cho hiệu suất làm sạch là thấp nhất. Song khi đó trên bề mặt vật liệu lọc sẽ có vi sinh vật, động vật bậc thấp... bám vào và chúng tạo ra màng sinh vật. Trong khi lọc sẽ diễn ra quá trình hấp phụ sinh học,

đông tụ và oxy hoá các chất bẩn trong nước chủ yếu ở dạng hoà tan, một phần ở dạng keo và lơ lửng. Quá trình làm sạch nước thải được diễn ra ngay từ khi nước chảy qua bể lọc, nhưng hiệu quả làm sạch cao nhất chỉđạt được khi đã hình thành màng sinh vật vì chúng có khả năng phá huỷ các liên kết hữu cơ tạo thành nước và giải phóng CO2 Nước được đưa lên bể lọc sinh học rồi đổ xuống bể thông khí nhiều lần. Sau đó chúng tiếp tục được đưa sang bể nổi váng nhờ một van nhỏ.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Trang 51)