Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về việc lập lại hòa bìn hở Đông Dương 1 Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử đây! (Trang 39)

4.1. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, lập trường của ta là sẵn sàn thương lượng để giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam trên cơ sở độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng thực dân Pháp vẫn cố tình phát động và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược nước ta.

Đến cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi đã thất bại nặng nề và liên tiếp gặp khó khăn, Pháp mới chịu chấp nhận giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.

Tháng 01 năm 1954, Hội nghị ngọai trưởng bốn nước: Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ tại Béc- lin đã thỏa thuận triệu tập một hội nghị quốc tế tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 26/4/1954, giữa lúc quân ta chuẩn bị mở đợt tấn công Điện Biên Phủ lần thứ 3, hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc.

Ngày 8/5/1954, Phái đoàn của ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đã đến tham dự hội nghị với tư thế là đại biểu của một dân tộc chiến thắng.

Trong quá trình hội nghị, phái đoàn của ta đã kiên trì đấu tranh chống âm mưu phá họai của đế quốc Pháp-Mĩ và các thế lực phản động quốc tế. Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne- vơ được kí kết.

4.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ

Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng cácquyền dân tộc cơ bản (độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ) của Việt Nam, Lào và Campuchia và không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước này.

Hai bên ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu vực phi quân sự hai bên giới tuyến.

Các nước Đông Dương không được gia nhập những khối liên minh quân sự và không được để các nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để gây chiến tranh. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1957, dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế (Ấn Độ, Ba Lan và Canada).

Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí kết hiệp định và những người kế tục họ.

4.3. Ý nghĩa của Hiệp định

Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp (có sự giúp sức của Mĩ), buộc Pháp phải rút về nước.

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử đây! (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w