Thái độ và quan điểm của sinh viên đối với người đồng tính luyến á

Một phần của tài liệu Mức độ biết đến của nhóm sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái và mức độ phổ biến qua điều tra tần suất gặp (Trang 43 - 58)

5.1 Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái

Cho dù còn rất nhiều điều cần phải bàn cãi về nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái nhưng chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là người đồng tính luyến ái đã sống, đã làm việc và học tập có thể ngay bên cạnh mà chúng ta chưa nhận ra. Qua nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đã gặp hiện tượng đồng tính luyến ái (theo đánh giá của họ) và số người đã gặp hiện tượng này ở bạn bè và người thân cũng như những người cùng nơi cư trú ( có thể quen biết) là 31/113 sinh viên đã gặp. Con số trên có thể nói là tương đối nhiều so với một hiện tượng mới lạ như đồng tính luyến ái. Do vậy, việc xác định thái độ đối với những người thuộc nhóm đối tượng này là rất cần thiết để giúp đỡ họ cũng như tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt có thể xảy ra.

Bảng 13: Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái (Đơn vị %)

Thái độ Người thân Bạn thân

Không tiếp xúc nữa 3% 3%

Tiếp tục quan hệ nhưng không đả động gì đến 9% 11%

Không quan tâm đến vấn đề này 3% 4.5%

Ủng hộ vì đây là vấn đề tự do cá nhân 2% 5% Trò chuyện để tìm ra nguyên nhân và giúp đỡ 83% 76.5%

Bảng 13 cho thấy những xu hướng hành động có thể xảy ra đối với những người đồng tính luyến ái. Các phương án được sắp xếp từ thái độ tiêu cực đến thái độ giúp đỡ tích cực. Và đối tượng ở đây là người thân và bạn thân của sinh viên bởi những người đồng tính luyến ái thường che dấu cuộc sống của mình để tránh sự tò mò cũng như đánh giá của người khác nên nếu buộc lòng phải chia sẻ, họ cũng chỉ tin tưởng những người thân hay bạn thân của mình.

Thái độ tiêu cực nhất đối với người đồng tính luyến ái là xa lánh, không tiếp xúc với họ nữa được sinh viên lựa chọn với cả hai nhóm đối tượng là 3%. Người đồng tính luyến ái cho dù xuất phát từ bất kỳ lý do gì cũng là những người cần giúp đỡ. Bởi sự cô lập của cộng đồng khiến họ thấy mình không tìm thấy sự đồng cảm cũng như sự bình đẳng trong đối xử. Hơn nữa, người đồng tính luyến ái là nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh HIV/ AIDS. Do vậy giúp đỡ họ có nghĩa là bảo vệ chính mình khỏi một nguy cơ dẫn tới căn bệnh này. Thêm nữa nếu những người đồng tính luyến ái là bạn thân hay người thân thì sự xa lánh, cô lập càng khiến họ mất niềm tin cũng như nghị lực thoát khỏi sự lệch lạc của bản thân mình.

Phương án thứ hai là tiếp tục giữ mối quan hệ bình thường nhưng không đả động gì đến sự khác thường trong lối sống của người đồng tính luyến ái được 9% sinh viên lựa chọn nếu đối tượng là người thân và 11% lựa chọn nếu đối tượng là bạn thân. Như vậy đã tồn tại sự khác biệt trong quan điểm về cách đối xử với hai nhóm quan hệ này. Người thân là những người trong gia đình hoặc họ hàng, có quan hệ gần gũi về mặt huyết thống cũng như mức độ thân thiết cũng như sự quan tâm. Do vậy người đồng tính luyến ái dù có dấu kín được những người xung quanh hay bạn bè nhưng đối tượng dễ nhận ra họ nhất cũng như dễ giành cho họ sự cảm thông chia sẻ chính là người gần gũi hơn cả về tình cảm và môi trường sống. Thêm

nữa, quan hệ tình cảm huyết thống bao giờ cũng chi phối con người, giúp họ vượt qua những ngại ngần, định kiến để giúp đỡ người thân bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Sinh viên cũng như những cá nhân xã hội khác không thể bỏ mặc hoặc lờ đi không biết nếu một người thân của mình bị đồng tính luyến ái. Còn với bạn bè tuy rằng sự gắn bó, quan tâm có thể tương đương với những người thân nhưng dù sao cũng là những người xa lạ về huyết thống, không bị ràng buộc bởi mối quan hệ gia đình hay họ hàng nên nếu biết họ là người đồng tính luyến ái, sinh viên cũng vướng phải sự ngại ngần hoặc coi đó là tự do cá nhân, cách sống của mỗi người. Cách ứng xử thứ ba với người đồng tính luyến ái là thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề này được rất ít sinh viên lựa chọn với cả hai nhóm quan hệ. Bởi thực sự đồng tính luyến ái tuy ảnh hưởng không được nhìn thấy rõ ràng như tệ nạn nghiện hút ma tuý..nhưng nó lại thuộc về phạm trù đạo đức, lối sống. Mỗi cá nhân đều có một hệ giá trị của riêng mình đồng thời chịu sự chi phối của chuẩn mực xã hội. Do vậy đối với một hiện tượng bất thường như đồng tính luyến ái, sinh viên cũng như những cá nhân khác trong xã hội không thể không bày tỏ sự quan tâm. Thêm nữa nếu người đồng tính luyến ái là người thân hay bạn bè thân của mình thì càng khó có sự thờ ơ, coi như không hay biết gì. Nếu có trường hợp xảy ra thì đó cũng rơi vào nhóm sinh viên có cách nhìn rất khe khắt với sự bất bình thường này hoặc không thể vượt qua sự ngại ngần của bản thân cũng như những định kiến xã hội để bày tỏ sự giúp đỡ với những người đồng tính luyến ái.

Phương án ủng hộ cách sống của người đồng tính luyến ái vì đây là vấn đề tự do cá nhân cũng chiếm tỷ lệ lựa chọn thấp. Đây cũng là cách giúp đỡ, bày tỏ sự quan tâm đầu tiên với người đồng tính luyến ái cho dù ít khi xảy ra. Đối với bạn thân, sinh viên có sự lựa chọn cách ứng xử này cao hơn đối với người thân. Bởi như đã phân tích ở phương án"tiếp tục quan hệ nhưng không đả động gì đến chuyện này", sợi

dây tình cảm và huyết thống không cho phép sinh viên để người thân của mình tiếp tục sa vào cách sống bất bình thường, bị xã hội không đồng tình. Dù sao đi chăng nữa, nền văn hoá Việt Nam cũng như cách nhìn nhận quan niệm của người dân khó có thể chấp nhận một lối sống lệch lạc. Thêm nữa, quan hệ đồng tính luyến ái ít khi tồn tại lâu dài và đối tượng quan hệ cũng hết sức phức tạp. Từ sự chấp nhận quan hệ không bình thường, người đồng tính luyến ái có thể đánh mất đi cả sự bình thường trong những khía cạnh khác của cuộc sống như cơ hội việc làm, sự coi trọng của xã hội và quan trọng hơn là không thể có sự thanh thản trong tâm hồn khi phải nhận cái nhìn chê bai của xã hội." Tôi lúc đầu cũng hết sức bối rối bởi những

mối quan hệ của bạn thân mình và không biết giúp đỡ, khuyên bảo nó bằng cách nào bởi dù sao tôi cũng là con gái. Nó chấp nhận sự bất bình thường của mình và nói với tôi rằng hãy coi đó như tự do cá nhân của môĩ người và nó vẫn có thể sống hạnh phúc bình thường với người bạn cùng giới của mình"( H. nữ, K43 ĐHXHNV, gia đình).

Đối với người bạn thân, sự quan tâm, gắn bó dù nhiều nhưng vẫn là những con người khác nhau trong mối quan hệ huyết thống. Chính vì thế, sinh viên dễ có xu hướng chấp nhận bạn thân mình là người đồng tính luyến ái và mong cho họ có cuộc sống bình thường hơn là nhìn người thân của mình có cách sống như vậy. Khác với cách xử sự chấp nhận sự khác thường của người thân và bạn bè mình rất ít được lựa chọn, đa số sinh viên đều xác định một thái độ tích cực với người đồng tính luyến ái cũng như có một cách giúp đỡ họ hiệu quả với tỷ lệ áp đảo(86% với người thân và 79.5% với bạn bè)."Nếu là một người bạn thân thì mình sẽ giúp, tất

nhiên vẫn có sự e ngại nhưng vì tình cảm mình vẫn giúp đỡ người ta. Còn nếu là người thân thì càng phải giúp bởi mình có một quan hệ rất gắn bó với họ mà."( T.

Từ nhận thức đến thái độ và hành vi của sinh viên có sự phù hợp và logic. Cho dù họ cho rằng nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái là do bệnh lý bẩm sinh và cũng do sự lôi kéo, dụ dỗ của những kẻ xấu nhưng phần lớn họ lại chấp nhận quan điểm nhìn nhận rằng đây là một loại bệnh lý hơn là một lối sống cần loại trừ khỏi xã hội. Chính vì có một cách đánh giá thông cảm và bao dung như vậy nên sinh viên mới lựa chọn cách giúp đỡ bằng sự trò chuyện, tìm ra nguyên nhân để cùng giải quyết. Thái độ tích cực này sẽ giúp cho những người đồng tính luyến ái bẩm sinh cũng như những người bị lôi kéo hoặc do những nguyên nhân khách quan khác có sự tự tin vượt qua hoàn cảnh éo le của mình cũng như dũng cảm vươn lên như những người bình thường khác. Khi được hỏi về cách giúp đỡ người đồng tính luyến ái, các bạn sinh viên đưa ra rất nhiều hướng khác nhau.

"Nếu là người bạn thân, đầu tiên mình sẽ tìm hiểu xem có bệnh thật hay không

hay chỉ là tò mò. Nếu bạn ấy bị bệnh thật thì mình sẽ dẫn bạn đến bác sỹ tâm lý, tư vấn cho bạn ấy và đưa ra cách để bạn ấy khắc phục tình trạng. Hoặc nếu bạn ấy có lối sống không đúng thì mình sẽ phân tích cho bạn ấy thấy những điều hại của hiện tượng này. Còn nếu người bạn ấy có tình cảm với mình thì mình sẽ cố gắng giúp đỡ nhưng tránh tiếp xúc quá gần gũi."( T. nữ, K46 ĐHTN, ký túc xá)

"Mình sẽ rủ bạn ấy tham gia các hoạt động tập thể để tránh khỏi những cám dỗ,

đồng thời tạo ra những tình huống để họ khẳng định giới tính của mình" (T.

nam, K46 ĐHTN, ký túc xá)

"Dù là người thân hay người bạn thân cũng cần phải giúp đỡ họ. Nếu là bệnh,

mình sẽ tự để họ kiềm chế và tác động thêm. Còn nếu do hiếu kỳ mình sẽ chỉ ra cho họ như thế là không tốt, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với những người khác giới"( H. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ - Kim Giang).

Tóm lại dù là người thân hay bạn thân, dù do nguyên nhân bệnh lý hay những sai lầm, ảnh hưởng nhất thời, người đồng tính luyến ái cũng rất cần sự giúp đỡ và cảm thông của xã hội. Bởi điều này sẽ giúp cho họ dần dần quay trở lại với lối sống bình thường hoặc hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này. Điều này không những có ý nghĩa với người đồng tính luyến ái mà còn có ý nghĩa với sự phát triển của toàn xã hội.

Như vậy, với tư cách là nhóm có trình độ tri thức cao cũng như những quan điểm đánh giá đúng đắn và hiểu biết, đa số các bạn sinh viên đã xác định cho mình một thái độ ứng xử tích cực và hiệu quả với người đồng tính luyến ái. Là một hiện tượng không có ảnh hưởng rõ ràng, ngay lập tức về vật chất như tệ nạn nghiện hút nhưng nó lại có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của cá nhân cũng như nền tảng đạo đức của xã hội. Cộng đồng khó có thể chấp nhận những người đồng tính luyến ái như những người bình thường cho nên những người xung quanh họ như người thân hoặc bạn bè phải tìm cách chia sẻ và giúp đỡ họ với sự cảm thông. Điều này sẽ giúp người đồng tính luyến ái tự tin và phần nào tìm ra cách tháo gỡ khó khăn của mình.

Xét trong tương quan giới với sự đồng ý với khả năng người đồng tính luyến ái có một cuộc sống bình thường thì nam giới có sự tin tưởng cao hơn nữ giới. Trong khi đó bộ phận sinh viên nam không đồng ý lại nhỉnh hơn. Tuy nhiên nữ sinh viên rất băn khoăn về khả năng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống bình thường. Nam giới nói chung và sinh viên nam nói riêng có lối sống cũng như quan niệm thoáng hơn nữ giới. Bởi họ không phải chịu sức ép như nữ giới về những thiên chức làm vợ - làm mẹ cũng như sự nhìn nhận của cộng đồng về các chuẩn mực sống.

Bảng 15: Lý do của sự đồng ý với khả năng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống và sự nghiệp bình thường(Đơn vị %)

Lý do Tỷ lệ lựa chọn

Tình yêu sẽ giúp họ vượt qua khó khăn 49.1% Xã hội sẽ cảm thông và giúp đỡ họ 60.7% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với sự ủng hộ người đồng tính luyến ái có thể có cuộc sống bình thường, có hai phương án được đưa ra. Một phương án phụ thuộc vào chủ quan của đối tượng - đó là tình cảm của họ đủ bền vững để vượt qua khó khăn. Và một phương án thuộc về khách quan- xã hội liệu có dành cho họ sự cảm thông và giúp đỡ. Trong số 52.8% sinh viên đồng ý, với phương án đầu tiên có 49.1% họ lựa chọn và phương án thứ hai được 60.7% sinh viên đồng tình. Như vậy, có thể thấy sinh viên vẫn nhận thấy rằng mối quan hệ, cách sống của người đồng tính luyến ái là bất thường. Tình cảm của họ cho dù có thể gọi là tình yêu nhưng đáng tiếc nó lại thường xuất phát từ nhu cầu sinh lý. Sự gắn bó của họ không lâu dài và thường thay đổi và nó không có sức mạnh chống đỡ lại định kiến xã hội như một tình yêu khác giới. Quan niệm, cách nhìn nhận của xã hội lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc quyết định cuộc sống của người đồng tính luyến ái. Bởi cho dù họ là một nhóm nhỏ khác thường hoặc có tình cảm với nhau nhưng họ vẫn thuộc về xã

hội, không thể tách rời khỏi cộng đồng và những mối quan hệ khác. Chính vì sự gắn kết ấy nên người đồng tính luyến ái không thể tự mình xây dựng một cuộc sống và sự nghiệp nếu khônhg có sự ủng hộ của xã hội. Đa số sinh viên tin tưởng rằng xã hội sẽ có sự cảm thông và giúp đỡ người đồng tính luyến ái.

"Họ hoàn toàn có thể có một cuộc sống bình thường, nếu như xã hội không có

thành kiến với họ. Ngoài hiện tượng này họ có một cuộc sống như bao người khác. Xã hội càng phát triển càng xuất hiện nhiều vấn đề, hiện tượng mới. Do vậy chúng ta phải biết chấp nhận nó, có sự biến đổi trong nhận thức để phù hợp với sự phát triển xã hội. Quan niệm xã hội phải biến đổi theo sự biến đổi của xã hội nếu không sẽ có nhiều vấn đề mà dựa vào quan niệm thì không thể giải quyết."( T. nam, K43 ĐHXHNV, nhà trọ - Thanh Xuân).

Nhưng điều này có lẽ vẫn chỉ có ở một xã hội tương lai bởi ngay cả ở những nước tương đối " thoáng" như Châu Âu, người đồng tính luyến ái vẫn chưa được coi như những thành viên bình thường trước luật pháp và đạo đức xã hội.

Có rất ít sinh viên cho rằng người đồng tính luyến ái không thể có được một cuộc sống bình thường. Ở đây, lý do của sự khẳng định này cũng bao gồm cả hai khía cạnh chủ quan và khách quan. Đó là chủ quan - quan hệ của người đồng tính luyến ái là trái tự nhiên nên không thể tồn tại lâu dài và bền vững và khách quan - xã hội rất khó có sự thông cảm và ủng hộ họ.

Bảng 16 : Lý do cho rằng người đồng tính luyến ái không thể có một cuộc sống và sự nghiệp bình thường ( Đơn vị %)

Quan hệ đồng tính luyến ái trái với tự nhiên nên tình cảm không kéo dài

53.8% Xã hội và cộng đồng không cảm thông và ủng hộ họ 61.5%

Trong số 15% sinh viên không cho rằng người đồng tính luyến ái có thể có một cuộc sống và sự nghiệp như những người khác thì 53.8% họ chọn lý do cho rằng tình cảm người đồng tính luyến ái không bền vững vì trái tự nhiên. Điều này là

Một phần của tài liệu Mức độ biết đến của nhóm sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái và mức độ phổ biến qua điều tra tần suất gặp (Trang 43 - 58)