quyền duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Thông thường, cộng đồng trong một chừng mực nhất định vẫn được phép khai thác các tài nguyên để đảm bảo cuộc sống của chính họ. Các phương thức canh tác truyền thống thường vẫn được áp dụng để sản xuất nông nghiệp.
VIII. Các khu quản lý đa dụng cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, động vật hoang dã, chăn nuôi gia súc, gỗ, du lịch và đánh bắt cá. Hoạt động bảo tồn các quần xã sinh học thường được thực hiện cùng với các hoạt động khai thác một cách hợp lý.
Năm loại hình đầu tiên nêu trên có thể coi là những khu bảo tồn thực sự, trong đó các nơi cư trú chủ yếu được quản lý vì mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học. Mục đích đầu tiên cho các khu trong ba loại hình còn lại không phải là để quản lý đa dạng sinh học, mà là mục tiêu thứ yếu. Các khu quản lý này đôi khi có ý nghĩa và có tính đa dạng sinh học khá phong phú, đặc biệt quan trọng vì chúng thường rộng lớn hơn các khu bảo tồn rất nhiều.
Việt Nam hiện có bao nhiêu Vườn quốc gia?
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang rà soát, sắp xếp lại hệ thống các khu bảo tồn gồm 11 Vườn Quốc gia, 61 khu Bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng Văn hoá - Lịch sử - Môi trường. Các Vườn quốc gia của Việt Nam có: Vườn quốc gia Ba Bể (Cao Bằng); Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây); Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế); Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hoá); Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng); Vườn quốc gia Cát Tiên (Ðồng Nai); Vườn quốc gia Côn Ðảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá); Vườn quốc gia Tam Ðảo (Vĩnh Phú, Bắc Thái, Tuyên Quang); Vườn quốc gia YokDon (DăkLăk); Vườn quốc gia Tràm Chim (Ðồng Tháp).
Vì sao cần xây dựng những khu bảo vệ tự nhiên?
Hiện nay trên thế giới hầu như nước nào cũng quy hoạch xây dựng các khu bảo vệ tự nhiên bao gồm các phong cảnh thiên nhiên độc đáo, các hệ thống sinh thái điển hình, rừng nguyên thủy, khu bảo tồn các sinh vật quí hiếm,... Các khu vực bảo vệ tự nhiên vừa là nơi bảo vệ hệ thống sinh thái tự nhiên vừa là thư viện sống về các loài sinh vật hoang dã. Mục đích xây dựng các khu bảo vệ tự nhiên là nhằm bảo vệ một số hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, động thực vật quí hiếm, cảnh quan tự nhiên kỳ thú và các di tích lịch sử nổi tiếng, tránh sự phá hoại của con
người, giúp các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu khoa học và là nơi dạy học, thực tập lý tưởng cho các nhà khoa học trẻ tuổi.
Các khu bảo vệ tự nhiên còn là nơi tham quan giải trí cho dân chúng và khách du lịch, đồng thời trên cơ sở không ảnh hưởng tới mục đích bảo vệ, con người có thể khai thác từng phần nguồn tài nguyên quí báu của thiên nhiên để phát triển sản xuất. Qua đó chúng ta có thể thấy việc xây dựng các khu bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển khoa học, văn hoá, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sản xuất.
Giữa các quần thể sinh vật có bao nhiêu mối quan hệ?
Tương tác giữa các quần thể sinh vật trong hệ sinh thái về nguyên tắc là tổ hợp tương tác của các cặp quần thể. Có các loại quan hệ sau đây:
• Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau