Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các ngoại tệ giao dịch tại chi nhánh Đông Anh.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh.
2.4.2.1 H n ch trong ạ ế quản lý rủi ro tỷ giá
Tuy có những thành công đáng kể trong hoạt động KDNT nhưng VPBank vẫn còn một số hạn chế sau:
- Qua các số liệu đã phân tích ở trên, ta có thể thấy doanh số mua bán ngoại tệ thường nhỏ hơn doanh số bán ngoại tệ. Thực tế nguồn mua ngoại tệ của các ngân hàng luôn bị hạn chế. Nhất là khi mà tỷ giá của các ngân hàng niêm yết bị điều chỉnh của NHNN, và thường thấp hơn tỷ giá ngoài thị trường. Do đó mà tình trạng thiếu ngoại tệ của vẫn còn diễn ra, và đẩy các ngân hàng vào tình trạng thiếu ngoại tệ cung cấp cho khách hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được nhờ hoạt động KDNT của chi nhánh Đông Anh, đồng thời làm cho việc kinh doanh của các tổ chức cá nhân cũng bị trì hoãn vì không có ngoại tệ để giao dịch. Tình
trạng khan hiếm ngoại tệ cũng làm cho quá trình quản lý trạng thái ngoại tệ của chi nhánh gặp khó khăn. Việc cân bằng trạng thái ngoại hối thường khó thực hiện được khi mà nhu cầu mua nhiều hơn nhu cầu bán trong cùng một khoảng thời gian. Tình trạng này cũng làm cho qúa trình thanh hoán quốc tế bị chậm lại, trạng thái ngoại tệ khó cân bằng dễ dẫn đến xuất hiện rủi ro tỷ giá.
- Việc thực hiện cân đối trạng thái ngoại tệ tương đối khó khăn, do nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng khó xác định, thông thường ngân hàng phải ứng ra bán trước khi mua vào do nguồn cung cấp ngoại tệ thường bị thiếu hụt, chính vì thế có thể ngân hàng sẽ gặp rủi ro về tỷ giá khi mà tỷ giá tăng lên.
- Việc dự báo tỷ giá của VPBank còn những hạn chế, đôi khi dự báo còn chưa xác định chính xác ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, tác động không nhỏ đến kết quả KDNT và thu nhập của VPBank. Quá trình phân tích tỷ giá còn yếu đặc biệt là phân tích kỹ thuật còn yếu, và gần như các biện pháp kỹ thuật chưa được sử dụng.
- Hiện nay hầu như chưa có một ngân hàng nào của Việt Nam có một phòng giao dịch (Dealing or trading room) được thiết kế với quy mô và trang bị tốt như như những ngân hàng nước ngoài. Chưa kể đến hoạt động KDNT của Ngân h ng à TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh chủ yếu là KDNT trong nước. Việc KDNT trên thị trường quốc tế chưa có khả năng thực hiện. Chính hạn chế này cũng đã phần nào bó buộc thị trường KDNT của các NHTM chỉ trong phạm vi trong nước mà chưa thể tiếp cận rộng rãi với nguồn ngoại tệ rộng lớn bên ngoài thị trường tiền tệ thế giới. Điều này đôi khi đẩy NHTM vào trạng thái thiếu hụt ngoại tệ, làm cho NHTM phải đối diện với rủi ro về tỷ giá.
A, Nguyên nhân khách quan
- Tỷ giá chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan như: lạm phát, lãi suất, giá dầu, giá vàng, sự ổn định chính trị… do đó biến động của tỷ giá rát khó dự báo. Hơn thế, thị trường ngoại hối của Việt Nam còn chưa hoàn thiện so với thế giới nên thông tin thu thập để dự báo biến động tỷ giá là rất khó khăn. Trong khi đó sự biến động các đồng tiền lại rất phức tạp, cho nên các NHTM gặp trở ngại lớn trong việc quản lý rủi ro tỷ giá.
- Khác với các nước trên thế giới, thị trường ngoại tệ tiền mặt của Việt Nam còn có khả năng phát triển khá mạnh. Thị trường ngoại tệ ngoài hệ thống ngân hàng nhằm phục vụ cho hoạt động buôn bán phi chính thức đang phát triển mạnh. Từ đó mà tạo lên nhu cầu về ngoại tệ bên ngoài xã hội ngày càng trở nên sôi động. Ngoài ra, chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán và tỷ giá bán ngoại tệ ở Việt Nam luôn ở mức cao vì chi phí xuất khẩu ngoại tệ quá cao; chi phí quản lỷ tiền mặt ngoại tệ cao; rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc giả). Thị trường tiện mặt ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng không có tính cạnh tranh, bị chi phối nhiều bởi hoạt động thị trường ngầm. Vì vậy, để duy trì mối quan hệ lâu dài và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng phải bán ngoại tệ bằng, thấp hơn tỷ giá ngoại tện bên ngoài thị trường. Điều này ảnh hưởng không ít đến hoạt động KDNT của VPBank.
- Nhưng mặt khác thì trên thị trường tiền tệ của các NHTM, cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém sôi động, cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ. Vai trò của NHNN điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua, tuy nhiên vai trò này của NHNN qua những năm qua còn mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò điều tiết thị trường ngoại hối của môt cơ quan nhà nước cao nhất trong quản lý tiền tệ nói chung và quản lý ngoại hối nói riêng.
- Sự quan tâm của khách hàng về các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro còn thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện nghiệp vụ giao ngay chứ ít chú đến các
nghiệp vụ như hoán đổi, quyền chọn hay hợp đồng kì hạn. Do vậy, ngân hàng khó có thể mở rộng việc thực hiện kí kết các hợp đồng liên quan đến công cụ phái sinh của thị trường ngoại hối.
- NHNN quản lý rủi ro hoạt động KDNT của các NHTM thông qua quyết định kiểm soát về trạng thái ngoại tệ. Tổng các loại ngoại tệ chỉ có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định vốn tự có. Điều này hạn chế khả năng hoạt động KDNT của các NHTM.
- Những tin đồn, những giao dịch lớn, can thiệp của NHTW, cắt giảm lãi suất của NHTW các nước, những thông tin không được dự đoán trước, các chỉ số thống kê kinh tế có thể ảnh hưởng đến tâm lý đầu cơ ngoại tệ, các nhà KDNT trên thị trường ngoại hối. Điều này càng làm cho cung cầu ngoại tệ thay đổi khó có thể nhận biết nhanh chóng.
B, Nguyên nhân chủ quan.
- Các hình thức KDNT của các ngân hàng còn nghèo nàn, chủ yếu còn là hình thức giao dịch giao ngay. Các chi nhánh vẫn chưa thể thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Việc này gây ra trở ngại khi khách hàng có nhu cầu thực hiện các loại công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho bản thân họ. Và ngân hàng cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm các hợp đồng công cụ phái sinh trên thị trường OTC.
- Trang thiệt bị, máy móc của các ngân hàng còn hạn chế, nguồn thông tin thiếu minh bạch gây khó khăn cho hoạt động KDNT. Số lượng nhân viên của ngân hàng còn ít, cùng với kinh nghiệm kinh nghiệm chưa nhiều trong hoạt động KDNT. Điều này cũng gây khó khăn khi Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động KDNT trên thị trường trong và ngoài nước.
- Hoạt động KDNT là hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán diễn biến thị trường tài chính quốc tế của người KDNT. Trong khi đó, nguồn nhân lực cho hoạt động này còn yếu và thiếu, ngoài ra thì các cán bộ thường xuyên phải chuyên trách nhiều mảng vấn đề liên quan đến nhiều vấn đề không có liên quan nên không thể tập trung để nghiên cứu thị trường một cách chi tiết, cẩn thận, tận dụng nắm bắt đúng thời cơ trong việc KDNT.
- Cơ cấu của ngân hàng cũng như cơ cấu tổ chức của bộ phận KDNT có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động KDNT. Cơ cấu tổ chức giữa các bộ phận có liên quan đến hoạt động KDNT hợp lý sẽ giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Kỹ năng quản lý của ngân hàng còn một số hạn chế. Tuy VPBank có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính, để giúp ngân hàng tiếp cận với sự tiến bộ trong hoạt động của các ngân hàng trên thế giới, nhất là các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên sự thay đổi của VPBank chưa thể theo kịp với những biến đổi nhanh chóng của các công cụ, phương thức quản lý mới. Điều quan trọng nhất là sự đổi mới thực sự trên cơ sở điều hành bằng công nghệ quản lý hiện đại.