tại đã hoạt động lâu dài; cạnh tranh cùng các đối thủ lớn từ Trung Quốc và Nhật Bản
Tóm lại, qua phân tích SWOT trên, chúng tôi thấy rằng mỗi cơ hội đều ẩn chứa những thử thách nhất định, nhưng điều quan trọng là việc tận dụng những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để đến được với thị trường Nga đầy hứa hẹn.
- Đối thủ cạnh tranh:
Có 3 nhóm đối thủ mà doanh nghiệp cần lưu tâm đến:
Nhóm 1: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở nước sở tại: Lomonosov Porcelain, doanh nghiệp hiện tại đang nắm giữ thị phần lớn nhất tại Nga.
Nhóm 2: Đối thủ từ các quốc gia khác đã và đang hoạt động trên đất nước Nga.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Lomonosov Porcelain: Thành lập vào năm 1744
Điểm mạnh: Có lịch sử lâu đời, sản phẩm được thiết kế tinh xảo, am hiểu thị trường và thị hiếu khách hàng Nga.
Điểm yếu: Giá khá cao cho một sản phẩm và bộ sản phẩm (Vd: Một chiếc muỗng sứ với giá trung bình là 68 USD; ấm trà với giá trung bình 45 USD; bộ ấm tách gồm 14 chiếc ấm-tách-dĩa đựng tách giá trung bình 1600 USD;…).
Website: http://www.lomonosov-russia.com/
Cường Phát: Được thành lập năm 1983
Điểm mạnh: có công suất lớn, có mối quan hệ hữu quan tốt, sức chứa kho nguyên liệu và thành phẩm lớn, khả năng tài chính mạnh.
Điểm yếu: hệ thống phân phối tương đối, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm thấp, marketing đơn giản, quản lý chất lượng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000, thương hiệu mới phát triển.
Công ty Đồng Tiến: Hoạt động vào năm 1997
Điểm mạnh: Có mối quan hệ hữu quan tốt, hạn chế khả năng tài chính, giá bán thấp. Điểm yếu: Thương hiệu yếu, quy mô sản xuất nhỏ, hệ thống phân phối yếu, marketing chưa được chú trọng, sức chứa kho nhỏ, công nghệ chủ yếu thủ công.
2.6 CHIẾN LƯỢC MARKETING:2.6.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM. 2.6.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.
Để tiến vào thị trường Nga với sản phẩm gốm sứ, một loại hàng Việt chưa thật sự phổ biến ở xứ sở của những hàng Bạch Dương, chúng tôi cần xem xét, tìm hiểu đặc trưng của văn hóa Nga, họ muốn gì và cần gì?
Tâm lý tiêu dùng của người Nga là không tiếc tiền cho những sản phẩm đẹp và chất lượng, đặt biệt là trong lĩnh vực hàng hóa trang trí nội thất. Họ xem cái đẹp là sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, đặc biệt cái truyền thống rất được xem trọng. Trong những năm gần đây, Nga đặc biệt đề cao lối nghệ thuật dân gian, đây là một trong những yếu tố thúc đẩy chúng tôi xuất mặt hàng gốm sứ sang Nga, vì đây là sản phẩm vừa mang tính truyền thống, đồng thời mang hơi thở của thời đại với những sáng tạo không ngừng trong kiểu dáng và họa tiết thiết kế. Có thể nói, nghệ thuật gốm của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ trên của người Nga, sự tận dụng bố cục, màu sắc, nhịp điệu của nông thôn, thành thị, của nông nghiệp và cả công nghiệp trong những họa tiết và bức vẽ trang trí trên những sản phẩm mang hơi hướng nghệ thuật thể hiện cái đẹp của quá khứ và của thời đại.
Xét về xu hướng thưởng thức cái đẹp là có điểm tương đồng giữa Nga và Việt nhưng trên nhưng trên thực tế có những điểm khác biệt về điều kiện địa lý làm nảy sinh những cái đẹp riêng mà chỉ Nga mới có, vì vậy chúng tôi phải hiểu được điều này nhằm tạo ra những sản phẩm có thể mang được những thế mạnh của Việt Nam về độ sáng tạo và chất lượng cũng như mang cái đẹp Nga thổi vào những tác phẩm gốm sứ. Chúng tôi tự tin nói rằng những tuyệt tác gốm sứ của Việt Nam có thể đáp ứng được kỳ vọng về cảm quan nghệ thuật của người Nga, để họ thấy rằng có một sản phẩm gốm của Việt Nam trang trí trong là thể hiện được họ không những hòa nhập với thế giới mà còn biết được nước Nga đẹp như thế nào.
Chính vì phục vụ cho mục đích trang trí nội thất nên các chủng loại sản phẩm để xuất sang thị trường Nga bao gồm: bình, lọ hoa, tranh gốm, tượng - thú gốm. Các sản phẩm trên phải có thiết kế, màu sắc sao cho có thể phù hợp với các phong cách kiến trúc khác nhau, đặc biệt là kiểu kiến trúc Tây phương vốn thông dụng ở Nga.
Xuất phát từ thị hiếu cùng yêu cầu khá cao về sản phẩm như đã đề cập ở trên, chúng tôi quyết định chọn chiến lược sản phảm chuẩn hóa khi thâm nhập thị trường Nga.
Một khi có những yêu cầu từ phía khách hàng hay chính quyền sở tại, chúng tôi sẽ có những bước điều chỉnh trong chiến lược sản phẩm để đáp ứng những đòi hỏi trên.
2.6.2 CHIẾN LƯỢC GIÁ
Thị trường Nga là một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại là thị trường mới nên thông tin của chúng tôi về khách hàng chưa được chính xác, cũng như khách hàng cũng chưa có thông tin gì về doanh nghiêp chúng tôi và sản phẩm chúng tôi cung cấp trên thị trường Nga. Do đó, chính sách giá đối với chúng tôi rất quan trọng để có thể tiến vào thị trường Nga và định vị thương hiệu của mình trên thị trường Nga.
Tuy là thị trường mới, nhưng mặt hàng chúng tôi cung cấp trên thị trường Nga là những sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, do đó chúng tôi áp dụng chính sách giá thống nhất. Với chính sách giá này, giá chúng tôi cung cấp tại thị trường Nga cũng giống như giá chúng tôi đã cung cấp tại các thị trường trước đây: Pháp, Nhật, Đức… Tuy nhiên đây cũng chỉ là chiến lược ban đầu của chúng tôi, vì chưa có thông tin chính xác cũng như chưa nắm bắt được thị trường nên chúng tôi đưa ra chinh sách giá này, nhưng sau khi đã thâm nhập được thị trường Nga, chúng tôi sẽ thiết lập lại chinh sách giá cho phù hợp với thị trường này.
Để tiến vào thị trường Nga mới mẻ và có những đối thủ cạnh tranh mạnh đến từ Trung Quốc và Nhật Bản, chúng tôi đã lựa chọn chính sách giá thâm nhập. Vì là một doanh nghiệp mới bước vào thị trường Âu Châu, việc đưa ra mức giá phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người Nga là một việc quan trọng để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng. Với mức giá phù hợp, chúng tôi hi vọng sẽ làm cho người tiêu dùng Nga quan tâm đến sản phẩm chúng tôi nhiều hơn. Một khi khách hàng đã quen thuộc với sản phẩm, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của chúng tôi tăng cao thì viêc mở rộng và giữ vững thị phần sẽ thuận lợi hơn.
Mặc dù là sản phẩm cao cấp, nhưng ở thị trường Nga, các thương hiệu gốm sứ đến từ Trung Quốc là mối đe dọa lớn với chúng tôi. Các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Nga cũng đã có một thị phần nhất định và đã đi vào tâm trí tiêu dùng của
người Nga. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc, chúng tôi phải định một chính sách giá sao cho phù hợp: có nghĩa là làm sao phải đúng với mức giá của mặt hàng cao cấp, vừa phải có một mức giá cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc.
2.6.3 CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN.
Về phương diện xúc tiến, vì doanh nghiệp mới vừa xâm nhập thị trường, không đủ khả năng thực hiện việc quảng bá một cách rầm rộ và rộng khắp, chiến lược quảng cáo thích nghi là phù hợp nhất đối với chúng tôi.
Nga là một thị trường còn khá xa lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Chính vì thế, bước đầu xâm nhập vào thị trường này, chiến lược xúc tiến của chúng tôi được xây dựng trên việc hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp những mặt hàng có liên quan như đồ gỗ, đồ trang trí nội thất.
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng bằng gỗ đã có danh tiếng nhất định trên thị trường Nga, được số đông biết đến. Mục tiêu cao nhất trong thời gian đầu là tạo cho người tiêu dùng nhận biết được sự hiện diện của mặt hàng gốm Việt. Do đó, kết hợp việc xúc tiến với doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ sẽ tận dụng được danh tiếng về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tranh thủ một lượng khách hàng vốn đã có lòng tin với những sản phẩm “Made in Viet Nam”
Cụ thể, việc kết hợp kinh doanh có thể thực hiện thông qua một số biện pháp sau: Đưa đồ gốm của Doanh nghiệp trưng bày cùng với các sản phẩm trang trí nội thất khác.
Kết hợp với doanh nghiệp khác, dùng đồ gốm làm sản phẩm khuyến mãi, bước đầu tạo danh tiếng cho mặt hàng này.
Về việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, hai hình thức được lựa chọn là thông qua báo chí và internet. Đây là những phương tiện truyền thông thông dụng, có thể quảng cáo với mức chi phí chấp nhận được. Khuyến mãi trong thời gian đầu là rất cần thiết.
Ngoài ra, một lượng khách hàng mục tiêu đáng kể chính là các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, văn phòng. Chính vì thế, marketing trực tiếp cần được quan tâm. Hơn nữa, thời gian đầu vì bị hạn chế về vốn cũng như chưa thông hiểu hết được thị trường nên marketing sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận thị trường. Một khi có được có được các đơn đặt hàng đến từ các khách hàng trên đồng thời với sự tăng cường hiểu biết về thị trường, chúng tôi sẽ tiếp tục thự hiện các bước hoạch định xúc tiến mới tùy thuộc vào tình hình kinh doanh.
2.6.4 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI.
Để đưa sản phẩm của công ty chúng tôi đến với người tiêu dùng Nga, chúng tôi sẽ sử dụng kênh phân phối như sau:
Doanh nghiệp gốm sứ Đại Hồng Phát Hiệp Hội Gốm Bát Tràng
Gốm Chu Đậu