2 HẠCH TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Ở MỸ.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 48 - 53)

MỸ.

2.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.

Khái niệm về tiêu thụ : Hoạt động tiêu thụ là việc cung cấp sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng.

Doanh thu tiêu thụ : Là giá trị tài sản hoặc việc chấp nhận nợ mà doanh nghiệp có được từ việc cung cấp sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu trên các sổ sách kế toán khi quá trình thực hiện doanh thu đã được thực hiện hoặc có thể thực hiện được và số doanh thu này đã thực sự được tạo ra. Thông thường doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người bán sang cho người mua hoặc khi thực hiện các dịch vụ.

Các phương thức tiêu thụ : Theo chế độ kế toán của Mỹ có 4 phương thức tiêu thụ cơ bản sau :

+ Tiêu thụ trực tiếp : Theo phương thức tiêu thụ này, thời điểm giao hàng cho bên mua là thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bán. Tổng số tiền mà bên mua thanh toán ngay, hoặc chấp nhận nợ sẽ được ghi nhận là doanh thu của số hàng tiêu thụ. + Tiêu thụ với hợp đồng sẽ mua lại hàng (sales with buyback agreements) : Theo

phương thức tiêu thụ này, bên bán sẽ mua lại số hàng bán tại một thời điểm xác định trong một tương lai gần. Lý do của hợp đồng mua bán này là bên bán muốn có vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tạm thời bán hàng cho bên mua. Về bản chất, đây là một hoạt động vay vốn với tài sản thế chấp chính là số hàng đem bán. Bên bán khi mua lại hàng sẽ phải trả cho bên mua số tiền vay (giá bán ban đầu), lãi tiền vay và các chi phí lưu kho. Với hợp đồng mua bán này, doanh thu chưa thực sự được tạo ra, do đó số hàng đem bấn tạm thời vẫn được báo cáo trong khoản mục hàng tồn kho của bên bán và bên bán sẽ không ghi nhận doanh thu.

+ Tiêu thụ với quyền được trả lại hàng (sales with right of return). Theo phương thức tiêu thụ này, bên bán có thể ghi nhận doanh thu theo một trong 3 cách :

1. Chờ đến khi hết thời hạn được trả lại hàng thì mới ghi nhận doanh thu theo số thực bán được.

2. Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng và sẽ ghi nhận doanh thu hàng bị trả lại khi bên mua trả lại hàng.

3. Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng sau khi trừ đi doanh thu hang bán bị trả lại ước tính.

482. Các hợp đồng mua bán này thường áp dụng cho các hãng sản xuất (bán buôn) bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ các loại sản phẩm như in ấn, băng đĩa nhạc, đồ chơi, dụng cụ thể thao...

+ Bán hàng uỷ thác (consignment) : Theo phương thức tiêu thụ này, các doanh nghiệp sẽ chuyển hàng cho các đại lý, uỷ thác cho các đại lý bán hộ. Doanh thu sẽ được ghi nhận khi doanh nghiệp nhận được báo cáo và tiền bán hàng do các đaị lý chuyển đến. Doanh nghiệp sẽ phải trả cho các đại lý tiền hoa hồng do bán hộ hàng.

483. 2.2. Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.

484. 2.2.1. Tài khoản sử dụng.

 TK “Doanh thu bán hàng” (Sales). TK này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.

 TK “Phải thu ở khách hàng” (Accounts receivable). TK này được mở chi tiết cho từng khách hàng.

 TK “ Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán”

 TK “Doanh thu chiết khấu thanh toán”

 TK “Giá vốn hàng bán”

 Ngoài ra kế toán Mỹ còn sử dụng một số TK khác như : TK “tiền mặt”, TK “hàng tồn kho”, TK “chi phí hoa hồng”, TK “Chiết khấu thanh toán”...

 TK “Chi phí”

 TK “ Tổng hợp thu nhập”

 TK “Lãi lưu giữ”

Trình tự hạch toán tiêu thụ sản phẩm.

Theo phương thức tiêu thụ trực tiếp.

486. Nợ TK Tiền mặt : Bán hàng thu tiền ngay.

487. Nợ TK Phải thu ở khách hàng : Bán hàng trả chậm.

488. Nợ TK Chi phí thẻ tín dụng : Nếu thu tiền bằng thẻ tín dụng

489. Có TK Doanh thu : Doanh thu bán hàng.

Theo phương thức tiêu thụ với hợp đồng mua lại hàng.

+ Khi bán hàng, kế toán ghi :

490. Nợ TK Tiền mặt

491. Có TK Nợ phải trả.

+ Khi mua lại hàng, kế toán ghi :

492. Nợ TK Nợ phải trả.

493. Nợ TK Chi phí lãi vay.

494. Nợ TK Chi phí lưu kho.

495. Có TK Tiền mặt.

Theo phương thức tiêu thụ với quyền trả lại hàng.

+ Nếu ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm giao hàng theo tổng giá bán của cả lô hàng :

496. Nợ TK Tiền mặt.

497. Nợ TK Phải thu ở khách hàng.

498. Có TK Doanh thu bán hàng.

499. Khi phát sinh hàng bị trả lại, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu của số hàng bị trả lại này. (Sẽ trình bày trong mục 2.2.3).

+ Nếu ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm giao hàng sau khi trừ đi doanh thu hàng bán bi trả lại ước tính :

- Phản ánh doanh thu của toàn bộ lô hàng :

500. Nợ TK Tiền mặt.

501. Nợ TK Phải thu ở khách hàng.

502. Có TK Doanh thu bán hàng. - Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính :

503. Nợ TK Doanh thu hàng bán bị trả lại ước tính.

504. Có TK Dự phòng doanh thu hàng bán bị trả lại.

505. Khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực, kế toán tiến hành điều chỉnh theo số hàng thực tế bị trả lại.

+ Nếu ghi nhận doanh thu khi quyền trả lại hàng mua hết hiệu lực :

506. Căn cứ vào số hàng bán được thực tế kế toán ghi :

507. Nợ TK Tiền mặt

508. Nợ TK Phải thu của khách hàng

509. Có TK Doanh thu bán hàng

Theo phương thức tiêu thụ uỷ thác.

510. Khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác (đại lý) kế toán chỉ phản ánh giá trị hàng gửi bán, chưa phản ánh doanh thu.

511. Khi đại lý nộp báo cáo bán hàng và nộp tiền cho doanh nghiệp, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng với bút toán sau :

512. Nợ TK Tiền mặt

513. Nợ TK Chi phí hao hồng

514. Có TK Doanh thu bán hàng

Kế toán chiết khấu bán hàng.

515. Có hai loại chiết khấu bán hàng là chiết khấu thương mại (trade discount) và chiết khấu thanh toán (cash discount / sales discount).

Chiết khấu thương mại : Là khoản tiền chênh lệch gữa giá hoá đơn (invoice price) và giá niêm yết (list price) mà người mua được hưởng khi mua hàng.

516. Chiết khấu thương mại không được ghi lại trên sổ sách kế toán, bởi vì số chiết khấu thương mại này đã được phản ánh trong giá bán thực tế của doanh nghiệp.

Chiết khấu thanh toán : Là số tiền người mua được hưởng do thanh toán trước thời hạn quy định. Chiết khấu thanh toán thường được quy định ngay trên hoá đơn bán hàng. Có nhiều phương pháp hạch toán chiết khấu thanh toán, phương pháp phổ biến nhất là phản ánh cả doanh thu bán hàng và khoản phải thu ở người mua theo gía hoá đơn (gross method). Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể

hạch toán theo giá trị thuần sau khi trừ chiết khấu thanh toán ngay tại thời điểm bán hàng (Net method).

Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán (Sales returns and allowances).

517. Ở Mỹ doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán có thể ghi giảm trực tiếp trên tài khoản “Doanh thu bán hàng”, tuy nhiên, chúng thường được theo dõi riêng trên tài khoản “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý về số hàng bị trả lại và giảm giá. Để phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàmg bán, kế toán ghi :

518. Nợ TK “doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán”

519. Có TK “Phải thu ở khách hàng”

520. Các TK “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán”, TK “Chiết khấu thanh toán” là những tài khoản điều chỉnh TK “Doanh thu” nên có số dư Nợ. hàng bán bị trả lại, khoản chiết khấu bán hàng sẽ được tính trên giá trị thuần của số hàng không bị trả lại.

Kế toán giá vốn hàng bán.

521. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ được thực hiện theo các trình tự khác nhau.

Theo phương pháp kê khai thường xuyên :

522. Mỗi khi bán hàng, đồng thời với bút toán phản ánh doanh thu, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bằng bút toán sau :

523. Nợ TK “Giá vốn hàng bán”

524. Có TK “Hàng tồn kho”

525. Nếu có hàng bán bị trả lại, bên cạnh bút toán phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của số hàng bán bị trả lại như sau :

526. Nợ TK “Hàng tồn kho”

527. Có TK “Giá vốn hàng bán”

528. Số dư trên TK“Giá vốn hàng bán” lúc cuối kỳ sẽ được báo cáo là khoản chi phí giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả kinh doanh.

 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Kế toán không ghi bút toán nào để theo dõi giá vốn của thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo từng lần bán hàng như

phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định như sau :

529. Giá vốn Hàng tồn + Hàng mua (sản Hàng tồn

530. Hàng bán kho đầu kỳ xuất) trong kỳ kho cuối kỳ

531. Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn của hàng bán trong kỳ được xác định bằng bút toán sau :

532. Nợ TK “Hàng tồn kho” : Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

533. Nợ TK “Giá vốn hàng bán” : Giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ

534. Có TK “Mua hàng” : Giá trị hàng mua trong kỳ

535. Có TK “Hàng tồn kho”: Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ.

536. Có TK “Chi phí mua hàng” : Chi phí vận chuyển hàng mua trong kỳ.

537. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong kỳ được xác định bằng bút toán sau :

538. Nợ TK “Thành phẩm” : Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

539. Nợ TK “Giá vốn hàng bán” : Giá trị thành phẩm tiêu thụ trong kỳ

540. Có TK “Tổng hợp sản xuất” : Giá trị thành phẩm sản xuất trong kỳ.

541. Có TK “Thành Phẩm” : Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ.

542. 2.2.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ .

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w