CHƯƠNG III TRI NV NG CA TRAO ỌỦ ĐỔI MU D CHẬ Ị

Một phần của tài liệu Đề tài “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” (Trang 53 - 71)

YẾU THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHẬT

BẢN

I. TRI N V NG C A TRAO Ể Ọ Ủ ĐỔI M U D CHẬ Ị

1. Khả năng và phương hướng xuất khẩu ở Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Là một siêu cường quốc kinh tế, có rất nhiều lĩnh vực được xếp vào hạng phát triển nhất thế giới đặc biệt là kỹ thuật công nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao. Người Nhật đánh giá toàn diện, chính xác để mở rộng kinh tế.

Bảng 12: Dự kiến cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2003 KN 2002 (triệu USD) 02/01 (%) Tỷ trọng (%) Dự kiến KN 2003 03/02 Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch 16705 11,12 18500 11 Châu á 8400 0 50,3 9160 9 49,5 Nhật Bản 2438 2,9 146 2600 7 14 Trung Quốc 1945 5,5 9 1670 12 9 ASEAN 2420 -5 14,5 2660 10 14,35 Châu âu 3400 0,4 20,4 3740 10 20,2 EU 3066 4,5 18,4 4350 12 18,6 Bắc Mỹ 2618 115 15,7 3530 35 18,2 Hoa Kỳ 2420 127 14,5 3200 35 17,3 Australia 1329 27,5 8 1475 11 8

Nguồn: Hội nghị thương mại toàn quốc năm 2003 (tháng 2-2003); [5]

Thị trường Nhật là một thị trường đông đúc với 123 triệu dân trong tương lai chắc chắn là một thị trường lớn đối với hàng xuất nhập khẩu ở Việt Nam.

Dưới đây là triển vọng có mức lượng tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nga, trong khi đó tỷ lệ tự cung cấp dầu thô chỉ chiếm 0,4% hầu hết phải dựa vào nhập khẩu. Nhật Bản phải trải qua hai lần khủng

hoảng dầu lửa, thời gian đó từ chính phủ đến các ngành sản xuất nỗ lực nhập khẩu của các nước ngoài khu vực trung đông như Indonêxia (9%), Iran (8,7%), Việt Nam xuất khẩu dầu cho Nhật Bản đứng 11. Việt Nam sẽ không chỉ xuất khẩu dầu thô mà còn xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu sang thị trường Nhật Bản và chắc chắn là tỷ trọng kim ngạch dầu Việt Nam trên tổng lượng nhập dầu của Nhật sẽ tăng lên nhanh chóng.

Hàng thủ công nghiệp do tính chất sử dụng nhiều lao động và tỷ lệ chi phí nhân công trong chi phí sản xuất cao, ngành công nghiệp dệt truyền thống của Nhật đang chuyển sang các nước đang phát triển có thể cung cấp lao đông rẻ dưới dạng uỷ thác sản xuất. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Nhật từ Việt Nam là 417 triệu USD. Dự kiến mức sản xuất sang Nhật sẽ tăng lên trong những năm tới.

Hàng thêu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật năm 2000 về mặt hàng này là 362,7 triệu USD chủ yếu dưới dạng Nhật cung cấp nguyên liệu để gia công, sản xuất tại Việt Nam. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ đạt trên 400 triệu USD/năm trong những năm tới vì sự quan tâm của người Nhật đối với mặt hàng này.

Hàng đan lát: Nhân công rẻ tại Việt Nam là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sang Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật năm 2000 so với 1999 đã tăng 48,8%, dự kiến trong những năm tới còn tiếp tục tăng.

Lương thực thực phẩm, hải thuỷ sản là mặt hàng đang được Việt Nam khai thác để xuất. Hiện nay là tôm đông lạnh, trên cả nước những diện tích vùng nuôi tôm xuất khẩu đã tăng đột biến, việc xuất khẩu tôm chưa qua chế biến giảm và thay vào đó là tôm đã qua chế biến. Mực là hải sản được ưa thích ở Nhật, vì thế sản lượng nhập từ Việt Nam đang tăng dần lên. Dự báo trong những năm tới sẽ tăng khoảng 20-28%. Nhu cầu tiêu thụ hải sản của

Nhật là rất lớn, các nước xuất khẩu nhiều vào Nhật là Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nga, Hàn Quốc, Inđônêxia, Chilê. Năm 2001 khối lượng nhập khẩu cá, hải sản đạt mức kỷ lục 3,8 tỷ USD tăng 7% so với năm 2000. Việt nam năm 2001 là 481 triệu USD và các năm tiếp theo có thể có cơ hội tăng lên cùng với sự tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm cao của thị trường này.

Gạo: Hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thâm nhập được thị trường Nhật. Đó là do thói quen tiêu dùng của người Nhật về loại gạo của Việt Nam chưa có và từ trước Chính phủ Nhật đã áp dụng chính sách cấm nhập khẩu gạo để bảo hộ sản xuất trong nước. Từ năm 1995, chính sách này đã thay đổi chỉ còn qui định hạn chế số lượng và thuế quan. Hiện nay Việt Nam đã trồng loại lúa Japenica giống lúa ngon và hợp khẩu vị của người Nhật và sản lượng ước tính sẽ tăng trong những năm tới, đây là loại gạo dùng làm món cơm cuốn cá gỏi mà nhiều người ưa thích cũng sẽ tăng lên.

Các nông sản khác đó là hạt điều, dược liệu và nguyên liệu thuốc hoa và cây cảnh, vừng, hạt tiêu và hoa quả trong tương lai những mặt hàng này sẽ được xuất khẩu nhiều trong thị trường Nhật nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của người Nhật về vệ sinh thực phẩm đối với hoa quả nông sản.

2. Triển vọng hàng hoá xuất khẩu từ Nhật Bản

Chính sách của Việt Nam trong tương lai là hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được. Nhất là hàng tiêu dùng để một mặt tiết kiệm nhập máy móc và trang thiết bị cần thiết, mặt khác để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Vì vậy cơ cấu xuất khẩu tương lai sẽ có sự thay đổi. Mặt khác, gia công tăng cuốn hút đầu tư của các xí nghiệp Nhật chính là

một cách xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của họ tại Việt Nam, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tránh hàng rào thuế quan gây cản trở mậu dịch hai nước. Triển vọng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam tăng lên còn do những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được ngày càng vững chắc.

Bảng 13: Các chỉ tiêu kinh tế lớn của Việt Nam qua các năm

Năm Các chỉ tiêu kinh tế lớn Tốc độ tăng GDP % KNXK (triệu USD) tổng KNXK cho tất cả các nước Tốc độ tăng KNXK % Hệ số giữa tốc độ tăng XK/tốc độ tăng GDP (lần) 1991 5,81 2087,1 -13,2 -2,3 1992 8,7 2580,7 23,7 2,7 1993 8,08 2985,2 15,7 1,9 1994 8,83 4054,3 35,8 4,1 1995 9,54 5448,9 34,4 3,5 1996 9,34 7255,9 33,2 3,6 1997 8,15 9185 26,6 3,3 1998 5,76 9360,3 1,9 0,3 1999 4,77 11541,4 23,3 4,9 2000 6,79 14482,7 25,5 3,8 2001 6,89 15027 3,8 0,6 2002 7,04 16530 10 1,4

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam [12]

Các mặt hàng xuất khẩu từ Nhật có thể chia làm 3 nhóm chính:

Nguyên nhiên li uệ

Máy móc thiết bị Hàng tiêu dùng

Nguyên nhiên liệu: Đó là các sản phẩm hoá chất hữu cơ, chất dẻo, sắt, thép, xi măng, các sản phẩm từ dầu mỏ, băng sợi cho ngành dệt, luyện kim. Hiện nay chiếm khoảng 1/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được. Trong tương lai Việt Nam rất muốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế của Nhật hoạt động tại Việt Nam để tiếp thu những kiến thức và kinh

nghiệm và vì Việt Nam có nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, nhân công rẻ mạt. Hiện nay đã có một số dự án trong lĩnh vực hoá dầu, sắt thép luyện kim, xi măng và hy vong trong tương lai Việt Nam thay thế được phần nào những mặt hàng xuấ khẩu của Nhật này.

Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại động cơ, thiết bị xây dựng, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế, xe vận tải, Ô tô chở khác, xe buýt, máy dệt, thiết bị y tế. Đây là nhóm hàng mà Việt Nam ưu tiên nhập khẩu, vì nó có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và một nền công nghiệp hiện đại chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản. Trong lương lai Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa kim ngạch của những mặt hàng này.

Hàng tiêu dùng: Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là thiết bị nghe nhìn, Ô tô 4 chỗ, xe máy dạng CKD và SKD, hàng vải sợi may mặc , đồ điện dân dụng, máy móc, phim ảnh. Do hạn chế nhập hàng tiêu dùng bằng việc quản lý bằng hạn ngạch hoặc đánh thuế cao, các nhà sản xuất muốn đưa hàng vào Việt Nam, đã thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ngày tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư. Điều này cho thấy trong tương lai, việc nhập nguyên chiếc các sản phẩm trên sẽ tiến tới không còn nữa:

3. Triển vọng đẩy mạnh mối quan hê Việt Nam - Nhật Bản.

Quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản là mối quan hệ mang tính truyền thống. Trước đây trong điều kiện Việt Nam bị Mỹ cấm vận mối quan hệ này vẫn được duy trì và phát triển. Đến nay điều kiện hợp tác kinh tế đã phát triển thuận lợi hơn nhiều và mối quan hệ nầy cũng có điều kiện lớn mạnh. Nếu như hai nước có sứ ưu tiên trong việc hoạch định chính sách kinh tế, đối ngoại, tăng cường hợp tác kinh tế thương mại đa

phương. Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt được coi trọng trong chính sách mở rộng quan hệ thượng mại của Việt Nam và Nhật Bản hôn là nước đi trước các nước Tư bản chủ nghĩa khác trong quan hệ làm ăn với Việt Nam.

Sau 10 năm mở cửa của nền kinh tế nền sản xuất của Việt Nam đã phát triển lên rất nhiều, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu, Khả năng đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng hiệu quả ngoại tệ thu được sẽ tạo ra tiềm lực mới cho quan hệ thương mại Nhật Bản- Việt Nam. Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu tính đến khả năng cạnh tranh với hàng hoá của các nước trên thi trường Châu á và Nhật Bản. Trong tương lai gần, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ xoá bỏ việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản qua trung gian. Đây là điều cả 2 nước mong muốn và hoàn toàn có khả năng làm được. Đồng thời với sự có mặt của rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam càng hiểu rõ thị trường Việt Nam cần xuất khẩu những mặt hàng nào, cách thức tiến hành ra sao và phía Việt Nam cũng cần hiểu rõ những khả năng công nghệ thiết bị, vốn của các doanh nghiệp Nhận Bản. Đó sẽ là cơ sở vững chắc cho sự hợp lác thương mại giữa 2 nước trong tương lai.

Tóm lại triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới là tương đối 'khả quan. Nó phù hợp với chiến lược mở cửa của thị trường, tăng cường mối quan hệ kinh tế (đối ngoại trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi của Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên để triển vọng đó trở thành hiện thực, Chính phủ cả hai nước cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, thúc đẩy hai bên cùng phát triển.

4. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới (2000- 2010)

Theo ban kinh tế thế giới của viện chiến lược phát triển thì 10 mặt hàng có khả năng dạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đến năm 2000 và 2010 gồm: dầu thô, hàng dệt may, hàng thuỷ sản, gạo, cà phê, hàng da và giày dép, than đá, cao su, điện tử, tin học viễn thông, tơ tằm. Trong đó những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản gồm có 4 mặt hàng dưới đây:

Dầu thô: Nhu cầu của thế giới có chiều hướng tăng lên khoảng 2%/năm, đặc biệt ở khu vực Châu á, trong đó phải kể đến Nhật Bản ở vị trí đứng đầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của mặt hàng chiến lược này Việt Nam đã không ngừng đầu tư cho hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu dầu thô thường chiếm 32-33% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của các ngành cộng lại và tới nay vẫn giữ vị trí là loại hàng xuất khẩu mang lại nhiều kim ngạch xuất khẩu nhất của nước ta. Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ tư trong các nước sản xuất dầu Ở khu vực Đông Nam á và đến năm 2000 sẽ dạt được 20 - 25 triệu tấn/ năm và đạt 30- 40 triệu tấn/ năm vào 2010.

Hàng dệt may: Cũng luôn là mặt hàng có vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam (dệt may là 1 trong số 4 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có kim ngạch lớn trong năm 1998 đạt trên 119 triệu USD. Ngành dệt may đã được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt ram từ nay tới năm 2020 là một đất nước có tới 80 triệu dân đang phải giải quyết nhiều vấn đề nan giải trong đó có một vấn đề rất quan trọng là tạo việc làm cho người lao động, mức sống còn thấp, trình độ dân trí còn chưa cao, nhưng cần cù, chăm chỉ và đã có nghề trồng

dâu nuôi tằm từ lâu đời. Chúng ta dự kiến đến năm 2005 xuất khẩu khoảng 70 triệu sản phẩm.

Hàng thuỷ hải sản: Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 19 trên thế giới về sản lượng thủysản, thứ 30 về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản và đứng nhất nhất về sản lượng nuôi tôm. các sản phẩm thuỷ hải sản được xuất khẩu sang trên 26 nước, trong đó các nước ASEAN chiếm 10%.

Than đá: Hiện tại xuất khẩu than của nước ta đã có mặt trên thị trường của 16 nước trên thế giới. Nhưng 80% than được xuất khẩu sang thị trường Châu Á, trong đó chủ yếu là xuất sang Nhật Bản và Hồng Kông. Trong những năm qua, mặt hàng xuất khẩu than của nước ta thường giữ ở vị trí thứ 7 trong 20 mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn nhất. Mặt hàng này thường đứng sau cao su về giá trị kim ngạch, nhưng đến năm 1995 đã vượt lên trên cao su. Trong năm 2000 mặt hàng này vẫn nằm trong danh sách của 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Giai đoạn 1996 đến 2000 mỗi năm khai thác khoảng 6 – 8 triệu tấn để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lượng than xuất khẩu trong thời kỳ tới có thể sẽ không tăng mà chỉ tăng về chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN

1. Giải pháp để khắc phục những mặt yếu trong xuất - nhập khẩu

Với thực trạng thương mại như hiện nay vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết những tồn tại và khắc phục các mặt còn hạn chế để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển tương xứng với tiềm năng kinh tế của cả hai nước. Để làm việc này Việt Nam nên thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:

1.1 Xuất khẩu

Ở tầm vĩ mô: Chính phủ cần đưa ra các chính sách tích cực, khuyến khích sự tham gia của các hãng Nhật trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam, trong đó hạn chế việc tiếp tục xuất khẩu các nguyên liệu thô và thực phẩm chưa qua chế biến, mà Nhật là thị trường nhập chủ yếu, cần có chính sách lôi cuốn tích cực các nhà đầu tư Nhật tham gia vào công nghiệp chế biến, đặc biệt là thuỷ hải sản. Thành lập và củng cố các văn phòng xúc tiến thương mại có tín nhiệm, tổ chức hoạt động tuyên truyền quảng cáo, hội thảo khuyếch trương sản phẩm trong và ngoài nước.

Ở tầm vi mô: Phải quy hoạch tổng thể, chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu. Từng bước lựa chọn hàng chủ lực và tiến tới hăng mũi nhọn.

Từng bước nâng cao chất lượng hàng xuất, không để cho tâm lý coi

Một phần của tài liệu Đề tài “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” (Trang 53 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w