- Vũ Hoàng Giang: Nhật ký Đặng Thùy Trâm là cuốn sách đầu tiên của Nhã Nam đưa logo của
có một trạm xá mang tên Đặng Thùy Trâm
TT - Thưa bạn đọc, Ngay trong những ngày Tuổi Trẻ đăng tải nhật ký của chị Đặng Thuỳ Trâm (Có một người con gái tuổi 20), nhiều bạn đọc đã thúc giục: Tuổi Trẻ phải vận động làm một công trình gì đó mang tên chị ngay nơi vùng đất mà chị đã sống, làm việc và hi sinh.
Và phóng viên Tuổi Trẻ đã về vùng đất ấy: Đức Phổ (Quảng
Ngãi), qua những thôn, những xã, những địa danh mà chị nhắc đi nhắc lại trong nhật ký của mình: Quy Thiện, Nga Mân, Xuân Thành, Phổ Hiệp, Phổ Cường... Đó là những vùng đất nghèo của một tỉnh nghèo và đó cũng là vùng đất mà trong những tháng ngày chị Trâm đến công tác là những tháng ngày diễn ra cuộc chiến khốc liệt nhất, dữ dội nhất, nơi mà chị viết “cái chết, sự hi sinh còn dễ hơn ăn một bữa cơm...”.
Có quá nhiều điều làm cho phóng viên Tuổi Trẻ ngạc nhiên: hình ảnh của chị, dù đã trên 35 năm, vẫn còn đó, hiển hiện trong lòng nhiều người; tình cảm dành cho chị, thật kỳ lạ, vẫn ấm, đầy, cứ hiện ra trong lời kể, trong ánh mắt của nhiều mẹ, nhiều chị, nhiều thương binh, nhiều cán bộ... PV Tuổi Trẻ đã đề cập đến nguyện vọng của bạn đọc về một công trình mang tên chị, tức thì bà con nhắc, kể về một ước mơ (cũng là ước mơ của chị Trâm từ những ngày tháng ấy): một cơ sở y tế đầy đủ...
Phổ Hiệp (giờ thuộc xã Phổ Khánh), Phổ Cường giờ đây đã có trạm y tế. Nhưng..., chị Tạ Thi Ninh, một người em thân thiết của chị Trâm, hiện làm ở trạm y tế Phổ Cường, cho biết: Trạm chỉ có ống nghe và... đỡ đẻ. Muốn mở thêm phòng đông y, nhưng trạm không biết sắp xếp phòng ốc như thế nào, thiếu thốn quá. Cán bộ y tế của tỉnh cho biết: so với chuẩn quốc gia các trạm y tế ấy chỉ mới đạt 50%...
Vì vậy, BBT báo Tuổi Trẻ chính thức phát động đợt vận động xây dựng một công trình y tế tại Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), một công trình của bạn đọc hướng về một vùng đất, một con người không thể nào quên. Rất mong bạn đọc báo TT cùng chung tay góp sức, biến ước mơ của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm thành sự thật...