- Việc gia tăng hàng hóa có giá trị nhỏ cũng ảnh hưởng tới số thu của Hải quan Nếu như trước đây, các doanh nghiệp trung gian nhập khẩu hàng hoá có số lượng
Một số giải pháp
Thương mại điện tử đặt ra thách thức to lớn đối với ngành Hải quan trên toàn thế giới, nhưng đồng thời, nó cũng đem lại các cơ hội to lớn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ đối với thương mại quốc tế. Thương mại điện tử đòi hỏi Hải quan phải xem xét lại và thay đổi cơ bản chiến lược hoạt động của mình và theo đuổi cách tiếp cận toàn diện trong việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông nhằm đảm bảo dịch vụ công được thực hiện trực tuyến hoàn toàn.
Để đáp ứng các yêu cầu của thương mại điện tử, Hải quan cần phải dự thảo chiến lựơc có tính tổng thể, toàn diện và chắc chắn. Chiến lược này phải đảm bảo các yếu tố sau:
Một là, đơn giản hoá các quy trình và thủ tục hải quan, đồng thời đảm bảo mức độ tuân thủ và an ninh cao, việc này sẽ làm giảm gánh nặng đối với doanh nghiệp và giúp cho chi phí tuân thủ thấp hơn.
Hai là, phát triển các giao dịch thương mại quốc tế phi biên giới, chuẩn hoá thủ tục hải quan và các luồng cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo rằng các cơ sở dữ liệu này được sử dụng thành công đối với tất cả các nước thành viên của WCO và cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo mô hình cơ sở dữ liệu hải quan của WCO và Công ước Kyoto sửa đổi.
Ba là, các ứng dụng đã triển khai phải được nâng cấp. Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia đầy đủ quy trình khai hải quan qua mạng.
Bốn là, cần phải đặt sự tín nhiệm vào việc sử dụng các dữ liệu thương mại nhằm hoàn thành các yêu cầu của Hải quan.
Năm là, khai thác các tiềm năng trao đổi thông tin tình báo giữa các cơ quan Hải quan và đặc biệt là xây dựng khái niệm Số tham chiếu lô hàng đơn nhất (UCR)
đối với quá trình kiểm toán các giao dịch thương mại quốc tế trọn gói.
Sáu là, phát triển cơ chế làm việc chung giữa Hải quan và các cơ quan khác của chính phủ tham gia vào việc quản lý thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy việc trao đổi phi tuyến cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế và trao đổi thông tin tình báo rủi ro ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
Bảy là, cần đảm bảo rằng tất cả các quy định về thương mại quốc tế liên quan cần được cập nhật, văn bản và chữ ký điện tử có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Tám là, cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên Hải quan được đào tạo để trang bị các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ trong một môi trường điện tử hoàn toàn tự động.
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM
Hiện tại, thời gian thông quan hàng hoá ở Việt Nam đang nhiều gấp đôi các nước tiên tiến trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…), gấp ba các nước tiên tiến trên thế giới. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 2 năm tới, ngành Hải quan sẽ phải tích cực đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian thông quan ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Muốn vậy thì các quy định, luật lệ của Việt Nam phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Ngày 2/4/2010, hệ thống máy soi container lần đầu tiên được trang bị cho lực lượng hải quan Việt Nam tại cảng Cát Lái do Hãng L3 Communication (Mỹ) thiết kế là hệ thống đơn hình (Single View), 6.0MeV soi chiếu hàng hóa bằng tia X. Các bộ phận quan trọng của hệ thống đều được sản xuất tại Mỹ, Anh và Nhật Bản. Hệ thống máy soi container là công cụ hỗ trợ việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp hải quan phát hiện nhanh và kịp thời hàng hóa không đúng với khai báo; hạn chế và ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; giúp công chức hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa nhanh chóng (thời gian kiểm tra thực tế 1 container giảm từ 4 đến 6 lần so với kiểm tra thủ công); giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế phiền hà do phải tháo dỡ hàng hóa, góp phần khắc phục tình trạng quá tải, ách tắc hàng hóa tại cảng.Việc đưa hệ thống máy soi container vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực hàng hoá thông qua cảng, tăng cường thêm hiệu quả quản lý hải quan, góp phần mang lại lợi ích kinh tế xã hội ở khu vực kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh và Miền Đông Nam Bộ.
Ngành hải quan cam kết cắt giảm 30% trong tổng số 239 thủ tục hành chính hiện hành theo đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là đề án 30) bằng việc rà soát, kiến nghị hủy bỏ các thủ tục không cần thiết và giảm thiểu các bước, các loại giấy tờ, chứng từ thuộc lĩnh vực hải quan. Khi đi vào hoạt động, nếu các doanh nghiệp và phía tiếp nhận, xử lý thông tin làm đúng quy trình, thủ tục hải quan có thể hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu trong vòng 10 phút.
Trong thời gian gần đây, ngành hải quan Việt Nam đã có bước tiến mới cụ thể:
Ngày 8/1/2010, Cục Hải quan Lạng Sơn khai trương thủ tục hải quan điện tử tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Cục Hải quan Lạng Sơn là một trong 10 Cục Hải quan được lựa chọn thí điểm thông quan điện tử trong cả nước. Năm 2009, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chọn 35 doanh nghiệp tiêu biểu để tiến hành thông quan thí điểm và đã đạt được những kết quả nhất định. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ngày 1/4/2010, Cục Hải quan Bình Dương đã tổ chức Lễ ra mắt thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT). Đây là bước đột phá của Cục Hải quan Bình Dương trong cải cách thủ tục hải quan và trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành triển khai TTHQĐT tại tất cả các chi cục ngay trong đầu tháng 4 này.
Theo Cục Hải quan TPHCM, sau 4 năm thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đơn vị đã làm thủ tục cho hơn 100 nghìn tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch 11,15 tỉ USD cho gần 350 doanh nghiệp (DN).
Ngày 2.4.2010, Cục Hải quan TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhâ ̣n Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch Nước trao tặng. Liên tục trong nhiều năm, Cục Hải quan Hà Nội đã đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, thu đạt và vượt chỉ tiêu thu nộp ngân sách, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội. Hải quan Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, quản lý tốt khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 32%/ năm, lượng hành khách xuất nhập cảnh tăng 36%/ năm, phương tiện xuất nhập cảnh tăng 17%/năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 8,4 lần.
C. KẾT LUẬN:
Thủ tục hải quan là một bộ phận không thể thiếu của nghiệp vụ ngoại thương – là một phần quan trọng trong chuỗi công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Vì thế, thủ tục hải quan Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện tiến dần tới phù hợp với thủ tục hải quan của các nước trên thế giới. Đây là một thách thức rất lớn song Hải quan Việt Nam vẫn bắt buộc phải “nhập cuộc chơi”, phải tìm ra giải pháp để có thể
hoà nhập với hoạt động kinh tế thế giới. Để làm được điều đó, ngành hải quan phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục hải quan theo hướng khoa học nghiêm minh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành ngoại thương phát triển.
Bên cạnh rất nhiều lợi ích khác nữa, những thành công bước đầu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tạo động lực để các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cải cách hiện đại hoá, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và làm tiền đề thực hiện các chương trình tạo thuận lợi thương mại quốc gia và quốc tế.