Hướng tiếp cận và các vấn đề cơ bản của lý thuyết sóng Elliott 1 Hướng tiếp cận

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 53 - 60)

1.4.2.2.1 Hướng tiếp cận

Trong Lý Thuyết Sóng có ba khía cạnh cơ bản với mức độ quan trọng lần lượt là mô hình, tỉ lệ và thời điểm. Mô hình tức hình mẫu đồ thị sóng, đây là phần quan trọng nhất của lý thuyết. Còn việc phân tích các tỉ lệ là rất cần thiết để xác định các mức hoàn lại (Retracement) và các mức giá mục tiêu (Price Objectives) thông qua mối quan hệ giữa các sóng khác nhau. Yếu tố cuối cùng là thời điểm, có thể được dùng để xác định các mô hình và tỉ lệ đã hoặc sắp xuất hiện.

Lý Thuyết Sóng Elliott được áp dụng cho các chỉ số bình quân của TTCK, đặc biệt là chỉ số Công Nghiệp DowJones. Một cách cơ bản nhất, lý thuyết này cho rằng TTCK luôn lặp đi lặp lại một chu kỳ gồm 5 sóng hướng gia tăng xu thế hiện tại và 3 sóng ngược hướng xu thế hiện tại.

Một chu kì sẽ gồm 8 sóng, 5 sóng hướng cùng chiều và 3 sóng hướng ngược chiều thị trường. Khi thị trường lên giá, ở phần 5 sóng được đánh số thì các sóng 1, 3, 5 được gọi là các sóng kéo, còn các sóng 2, 4 gọi là các sóng điều chỉnh- sẽ điều chỉnh xu thế của 3 sóng 1, 3, 5 (tên gọi của chúng được đặt theo hướng chuyển động). Với 3 sóng ở nửa bên kia của mô hình, được đánh dấu bằng các chữ cái a, b, c cũng được gọi là các sóng điều chỉnh nhưng khác sóng 2, 4 ở chỗ tính chất điều chỉnh của chúng là với toàn thị trường.

Cùng với việc xem xét mô hình chu kỳ của các loại sóng, một điều quan trọng không thể bỏ qua là mức độ hay độ lớn của mỗi chu kỳ. Elliott đã sắp xếp đưa và đưa ra 9 mức độ của các chu kỳ sóng theo thứ tự giảm dần như sau:

Grand Super Cycle Super Cycle Cycle Primary Intermediate Minor Minute Minuette Subminuette

Cho dù nghiên cứu chu kỳ sóng với qui mô nào thì nguyên tắc chung là 5 lên, 3 xuống là không thay đổi. Mỗi sóng lại có thể phân thành nhiều sóng ở mức độ nhỏ hơn, mỗi sóng ở cấp độ thấp hơn đó lại có thể chia thành những sóng ở cấp thấp hơn nữa. Ngược lại mỗi một sóng bao giờ cũng là một bộ phận của một sóng ở mức cao hơn.

Hình: 1.27 – Các bước sóng [1], [2] : 2 sóng cấp lớn (1), (2), (3), (4), (5), (a), (b), (c) : 8 sóng cấp nhỏ 1, 2, 3, 4, 5, a, b, c, . . . : 34 sóng cấp nhỏ hơn

Mô hình trên thể hiện rất rõ việc có thể phân chia một sóng thành các sóng ở mức nhỏ hơn.34 sóng nhỏ hơn ở đay có thể chia thành 144 sóng ở mức nhỏ hơn nữa.

Những con số 1, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, . . . đưa ra ở đây hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà chúng đều nằm trong dãy số Fibonacci, dãy số này là cơ sở toán học của Nguyên Lý Sóng Elliott.

Hình: 1.28 – Áp dụng dãy số Fibonacci Đồ thị cho ta thấy một đặc trưng quan trọng của sóng:

Một sóng lớn thì đựoc chia thành nhiều sóng nhỏ, nhưng việc sóng đó được chia thành 5 hay 3 sóng nhỏ là tuỳ thuộc vào hướng của nó. Chẳng hạn các sóng(1), (3), (5) được chia thành 5 sóng nhỏ bởi vì 3 sóng này cùng hướng với sóng lớn hơn chứa chúng - sóng (1). Còn các sóng (2), (4) ngược lại xu hướng sóng (1)nên chỉ phân được thành 3 sóng nhỏ. Xem xét đến các sóng (a), (b), (c): Sóng (a), (c) được chia thành 5 sóng nhỏ bởi vì chúng cùng hướng với sóng ở cấp độ lớn hơn chứa chúng là sóng (2). Dĩ nhiên sóng (b) do ngược hướng sóng (2) nên chỉ phân thành 3 sóng nhỏ.

Nắm vững được sự khác biệt giữa khi nào thì phân thành 5 sóng, khi nào thì 3 là một yêu cầu cực kỳ quan trọng nếu muốn áp dụng Nguyên Lý Sóng Elliott. Một cụm 5 sóng hoàn thành thì chỉ nói lên rằng 1 bộ phận của một sóng ở mức lớn hơn vừa được hoàn thành và thị trường vẫn sẽ tiếp tục theo xu thế hiện tại (trừ khi 5 sóng vừa hoàn thành là 5 sóng nhỏ của sóng thứ 5 ở chu kỳ lớn). Có một nguyên tắc cần lưu ý là khi thị trường đang trong quá trình hình thành 5 sóng thì sẽ không xảy ra bất kì sự điều chỉnh nào đối với xu thế hiện tại.

Trong cuốn sách “NatureÒ Law” Elliott đã nói rằng nền tảng toán học của lý thuyết của mình là một dãy số dược tìm ra bởi Leonardo Fibonacci ở thế kỉ 13 - gọi là dãy số Fibonacci gồm các số: 1, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144,...

Dãy này có các đặc điểm là :

Tổng của 2 số liền nhau là số thứ 3 liền sau chúng.

Kể từ số thứ 4 của dãy, tỉ lệ giữa hai số liền nhau bất kì sẽ tịnh tiến đến giá trị 0, 618

1/1=1, 1/2=0. 5, 2/3=0. 67, 3/5=0. 6, 5/8=0, 625, 8/13=0. 65,...

Tỉ lệ và mức hoàn lại Fibonacci.

Ta nghiên cứu tỉ lệ và mức hoàn lại trong Lý thuyết Sóng của Elliott bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với lý thuyết này. Từ phần trước đã nhắc đến việc ứng dụng dãy số Fibonacci đơn giản nhất là ứng dụng vào tính số lượng các sóng lớn và các sóng nhỏ bộ phận. Tuy nhiên cơ sở toán học của Lý thuyết Sóng không chỉ có duy nhất việc đếm số sóng mà còn hơn thế:

1. Một trong các sóng kéo (1, 3, 5) đôi khi mở rộng cả về thời gian và độ lớn, hai sóng còn lại sẽ cân bằng. Nêú sóng 5 mở rộng, sóng 1 và 3 sẽ cân bằng, sóng 3 mở rộng thì sóng 1 và 5 sẽ cân bằng.

2. Mức thấp nhất của đỉnh của sóng 3 có thể tính được bằng cách nhân độ dài của sóng 1 với 1, 618 rồi cộng với giá trị tại đáy của sóng 2.

3. Đỉnh của sóng thứ 5 có thể ước lượng bằng cách nhân giá trị độ dài của sóng 1 với 3, 263 (2*1, 618) rồi cộng giá trị này vào đỉnh hoặc đáy sóng 1 thì sẽ ra giá trị tối đa hoặc tối thiểu.

4. Như đã nói nếu sóng 1 và 3 cân bằng thì người ta kì vọng một sự mở rộng sẽ xảy ra với sóng 5. Mức giá mục tiêu có thể được tính ước lượng thông qua việc đo khoảng cách từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3, nhân với 1, 618 rồi lấy kết quả cuối cùng cộng với giá trị đáy sóng 4.

5. Với các sóng điều chỉnh, trong một mô hình Zig-zag 5-3-5 thông thường sóng ỊcÒ có độ dài bằng sóng (a).

6. Một cách khác để có thể ước lượng sóng (c) là nhân độ dài của sóng (a) với 0,618 rồi lấy giá trị tại đáy sóng (a) trừ đi giá trị đó.

7. Với mô hình điều chỉnh Flat 3-3-5 nếu đỉnh của sóng ỊbÒ đạt bằng hoặc vượt mức đỉnh của sóng ỊaÒ thì độ dài của nó có thể đạt bằng 1, 618 lần độ dài của sóng (a).

8. Với mô hình tam giác cân, mỗi sóng liên tiếp sau có độ dài bằng 1, 618 độ dài của sóng trước nó.

Tỉ lệ hoàn lại Fibonacci

Tỉ lệ này dùng để xác định các mức giá mục tiêu với các sóng kéo và sóng điều chỉnh, 8 ứng dụng của dãy Fibonacci ở trên cũng được áp dụng cho mục đích này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức hoàn lại thường được dùng nhiều nhất là 61,8% (làm tròn đến 62%), 38% và 50%. Trong Lý thuyết Dow đã chỉ ra mức hoàn lại của thị trường là có thể dự đoán được và mức thường thấy là 33%, 50% và 67%, có một số khác biệt với Fibonacci. Nếu xu thế thị trường còn đang mạnh thì mức hoàn lại thấp nhất thường là 38%, còn với thị trường đã yếu thì mức hoàn lại tối đa là 62%. Nhìn chung đa số mức hoàn lại ( đến 2/3 tổng số) là 50%.

Thời điểm mục tiêu với Fibonacci

ít người thực sự quan tâm đến lựa chọn thời điểm trong phân tích sóng, một số còn cho rằng nó không thực sự quan trọng. Trên thực tế việc áp dụng nguyên tắc của Fibonacci trong tính toán thời điểm là có thể, chỉ có điều việc này tương đối phức tạp. Nói chung người ta thuờng xác định một điểm mốc mà sau điểm đó người ta kỳ vọng sẽ xuất hiện những đỉnh hay đáy quan trọng của thị trường, từ điểm mốc đó xác định những điểm trong tương lai có quan hệ với nó theo qui luật của dãy Fibonacci. Chẳng hạn với biểu đồ ngày, nếu có một điểm mốc và coi đó là ngày thứ nhất thì ta chỉ việc xác định thời điểm các ngày thứ 13, 21, 34, 55,... đó là những thời điểm thị trường có thể xuất hiện các đỉnh hay đáy quan trọng. Ta có thể làm hoàn toàn tương tự với các đồ thị theo tuần, tháng hay năm.

Kết hợp cả ba khía cạnh của Lý thuyết Sóng.

Hãy tưởng tượng tình huống lý tưởng nhất khi cả ba yếu tố mô hình sóng, kết quả phân tích tỉ lệ và ước lượng thời điểm mục tiêu đều cùng chỉ ra một dự kiến về tình hình thị trường: Giả sử rằng nghiên cứu cho thấy sóng thứ 5 đã hoàn thiện, chiều cao của sóng 5 đạt bằng 1, 618 chiều cao tính từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3 và thời gian từ

khi xuất hiện 1 đáy trước đó(trong xu thế hiện tại của thị trường) cho đến nay đã được 13 tuần và kể từ đỉnh gần nhất trong quá khứ đến nay là 34 tuần. Thậm chí giả sử rằng sóng 5 đã diễn ra trong 21 ngày. Với tất cả các con số đều nằm trong dãy Fibonacci thì mọi khả năng đều chỉ ra rằng thị trường sắp xuất hiện một đỉnh mới.

Một điều cuối cùng cần lưu ý là Lý thuyết Sóng từ khi mới được tìm ra thì bản chất của nó là áp dụng cho các chỉ số bình quân của toàn thị trường chứng khoán. Nó sẽ không thực sự là một công cụ tốt với thị trường của từng cổ phiếu riêng lẻ. Như thế với thị trường của những nhóm cổ phiếu nhỏ thì Lý thuyết này sẽ không phát huy hiệu quả cao bởi một trong những nền móng cơ bản của Lý thuyết này đó là dựa trên cơ sở tâm lý của số lượng lớn người tham gia vào thị trường.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 53 - 60)