Phântích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TT C Ô NĂM 2003 (Trang 55 - 57)

II Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 6.917.937.438 9.919.324

2.6.3.Phântích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Phân tích xem khả năng có thể đáp ứng các nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không, qua đó đánh giá tình hình tự chủ tài chính của Công ty. Để biết được điều đó cần phân tích các cân đối kế toán:

Các cân đối kế toán được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các loại tài sản và các loại nguồn vốn hình thành nên tài sản, đó là nguyên tắc đảm bảo:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Mục đích của việc xem xét cân đối này là đánh giá tài sản của doanh nghiệp theo hình thành nên tài sản đó.

Xét cân đối lý thuyết thứ nhất.

Bảng cân đối I

Bảng 2 - 26 ĐVT: đồng

Stt Diễn giải Vế trái Vế phải Chênh lệch

1 Đầu năm 117.329.791.497 290.929.921.178 -173.600.129.681 2 Cuối kỳ 130.523.281.309 315.666.337.873 -185.143.056.564

Theo số liệu bảng cân đối kế toán và kết quả tính toán ở trên cho thấy: Số vốn chủ sở hữu của Công ty không đủ trang trải cho TSCĐ và TSLĐ chủ yếu. Số thiếu về cuối kỳ vẫn tăng lên. Vì vậy, Công ty phải sử dụng đến các nguồn vốn tiếp theo đó là các khoản vay nợ hợp pháp.

Xét cân đối lý thuyết thứ hai

BNV = ANV [I(1), II] = ATS[I, II, IV, V(2,3), VI] + BTS (I, II, III)

Bảng cân đối II

Bảng 2 -27 ĐVT: đồng

Stt Diễn giải Vế trái Vế phải Chênh lệch

1 Đầu năm 184.070.091.289 290.929.921.178 -106.859.829.889 2 Cuối kỳ 229.758.879.486 315.666.337.873 -85.907.458.687

Sau khi đã sử dụng nguồn vốn vay công ty vẫn thiếu để trang trải cho tài sản nên bắt buộc Công ty phải đi chiếm dụng vốn.

Xét bảng cân đối lý thuyết thứ ba.

BNV = ANV [I(1), II] = ATS[I, II, IV, V(2,3), ] + BTS (I, II, III) = ATS[III,V(1,4,5)] + BTS(IV) - ANV(I2 ÷ 8 )III.

Bảng cân đối III

Bảng 2 -28 ĐVT: đồng

Stt Diễn giải Vế trái Vế phải Chênh lệch

1 Đầu năm -106.859.829.889 -106.859.829.889 0 2 Cuối kỳ -85.907.458.687 -85.907.458.687 0

Vậy số vốn mà Công ty thực đi chiếm dụng vào thời điểm đầu năm là

-106.859.829.889, cuối kỳ là -85.907.458.687, chứng tỏ mức độ đảm bảo nguồn vốn chưa cao, còn bị động.

Ngoài ra để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của Công ty có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả (ANV) x 100% Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn

Từ số liệu đã có, qua tính toán được tập hợp trong bảng.

Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Tuyển than Cửa Ông

Bảng 2 - 29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Stt Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm

1 Nợ phải trả đồng 197.230.920.708 214.450.225.498 2 Vốn chủ sở hữu đồng 117.329.791.497 130.523.281.309 3 Tổng nguồn vốn đồng 314.560.712.205 344.972.506.807

4 Tỷ suất nợ % 62,7 62,2

5 Tỷ suất tự tài trợ 5 37,3 37,8

Qua đó nhận thấy khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty là không cao, vì tài sản chủ yếu được đầu tư từ vay, nợ chiếm dụng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TT C Ô NĂM 2003 (Trang 55 - 57)