2001 So sánhCác chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đề tài “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội” (Trang 30 - 51)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2000 2001 So sánhCác chỉ tiêu

Các chỉ tiêu

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) TT % Tổng doanh thu 68.620 100 85.000 100 16.380 23,87 - Trong đó: - DT bán hàng TT nội địa 58.620 85,42 69.600 81,88 10.980 18,73 -3,54 - DT từ hoạt động XNK (quy ra VNĐ) 6.800 9,91 12.600 14,82 5-800 85,29 +4,91 - DT từ sản xuất, dịch vụ 3.200 4,67 2.800 3,3 -400 -12,5 -1,37

Căn cứ vào bảng số liệu 3 ta có nhận xét sau:

Tổng doanh thu của công ty trong 2 năm đạt kết quả khả quan. Tổng doanh thu năm 2001 đạt 85.000 tr.đ tăng 16.380 trđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 23,87% so với năm 2000. Có được điều này là do công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng cộng với tình hình thị trường trong nước ổn định và đặc biệt là hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức có hiệu lực và việc Trung Quốc gia nhập WTO đã tạo hướng đi mới cho công ty trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể ta thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty: Doanh thu bán hàng trong nước năm 2001 đạt 69.600 triệu đồng chiếm tỉ trọng

81,88% trong tổng doanh thu tăng 10.980 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 18,73% so với năm 2000 nhưng tỉ trọng lại giảm 3,54%.

Trong khi đó doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2001 đạt 12.600 triệu đồng chiếm tỉ trọng 14,82% tổng doanh thu so với năm 2000 tăng 5800 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 85,29% đồng thời tỉ trọng tăng 4,91%. Điều này cho thấy công ty đang dần có thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác đó là việc công ty tham gia thị trường xuất nhập khẩu đây chính là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.

Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động cnk năm 2001 đạt 2800 triệu đồng và chiếm tỉ trọng 3,5% trong tổng doanh thu so với năm 2000 giảm 400 triệu đồng tương ứng với giá trị giảm là 12,5% và tỉ trọng cũng giảm 13,7% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2001 công ty gặp khó khăn trong việc tham gia ký kết các hợp đồng hợp tác sản xuất, dịch vụ, bên cạnh đó cũng có nhiều công ty khác cạnh tranh với công ty trong lĩnh vực này làm cho khách hàng của công ty bị phân tán dần. Mặc dù vậy tổng doanh thu của công ty năm 2001 vẫn tăng là do doanh thu từ các lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn trong tồng doanh thu đều tăng. Tóm lại thông qua bảng số liệu 2 năm ta thấy tình hình doanh thu của tổng công ty là tương đối tốt. Cơ cấu thị trường được điều chỉnh kịp thời nắm bắt được yêu cầu của thị trường cũng như xác định được hướng đi cho tổng công ty.

c) Phân tích doanh thu bán hàng của công ty theo loại hình kinh doanh Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội hoạt động chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, mua bán đều nhằm phục vụ cho xuất nhập khẩu. Vậy ta có thể xét tình hìh kinh doanh của công ty theo quá trình hoạt động xuất nhập khẩu trong 2 năm vừa qua.

Bảng 4: Doanh thu bán hàng theo loại hình kinh doanh Đơn vị: Triệu USD

So sánh Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001

Giá trị Tỉ lệ I. Xuất khẩu 0,670 0,996 0,326 48,65

- Xuất khẩu kinh doanh 0,545 0,766 0,221 40,55 - Xuất khẩu uỷ thác 0,125 0,230 0,105 84,00 II. Nhập khẩu 22,015 7 -15,015 -68,20 - Xuất khẩu kinh doanh 1,605 2,05 0,445 27,72 - Xuất khẩu uỷ thác 20,41 4,95 -15,46 -75,74 Tổng cộng 22,685 7,996 -14,689 64,74

Thông qua bảng số liệu trên ta có nhận xét:

Năm 2000, tổng doanh thu của công ty tính bằng ngoại tệ USD đạt 22,685 triệu USD. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 0,670 triệu USD. Xuất khẩu kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn đạt 0,545 triệu USD. Xuất khẩu uỷ thác chỉđạt 0,125 triệu USD.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được 22,56 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty bao giờ cũng lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu. Lý do là do nghiệp vụ, mục đích của công ty. Thứ hai là do đặc điểm cơ cấu ngành hàng. Trong đó nhập khẩu uỷ thác đạt 20,41 triệu USD, nhập khẩu kinh doanh chỉ đạt 1,605 triệu USD.

Sang đến năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 0,996 triệu USD tăng 0,326 triệu USD với tỉ lệ tăng là 48,65% so với năm 2000. Trong đó xk kinh doanh đạt 0,766 triệu USD tăng 0,221 triệu đô với tỷ lệ tăng là 40,55% và xuất khẩu uỷ thác đạt 0,230 triệu USD tăng 0,105 triệu USD với tỉ lệ tăng là 84% so với năm 2000. Có được điều này là do công ty trong năm 2001 đã rất chú trọng tới công tác xuất khẩu, đã nghiên cứu và giao dịch, chào bán rất nhiều mặt hàng, kết quả đã xuất được một số mặt hàng như: đá xây dựng, hoa quả khô. Một số hàng có giá trị như gạo, cao su, cà phê, bao PP... Công ty đã có nguồn hàng và đối tác xuất khẩu, nhưng giá thế giới giảm nên chưa xuất khẩu được. Năm 2002 công ty sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên so với năm 2000 công tác xuất khẩu đã có bước tiến đáng kể tạo đà cho năm 2002.

Trong năm nay tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty chỉ đạt 7 triệu USD giảm mạnh so với năm 2000 là 15,045 triệu USD với tỉ lệ giảm là

68,20%. Nhập khẩu uỷ thác chỉ đạt 4,95% triệu USD giảm so với năm 2000 là 15,46 triệu USD với tỉ lệ giảm là 75,74%, trong khi đó nhập khẩu kn đạt 2,05 triệu USD tăng 0,445 triệu USD tương ứng với tỉ lệ tăng là 27,72% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do chính sách mở rộng xuất nhập khẩu của nhà nước (việc nhập khẩu uỷ thác giảm đi rõ rệt. Các dự án lớn đều phải đầu tư trọn gói cả xây dựng và lắp đặt thiết bị, thiết bị lẻ các đơn vị tự nhập khẩu không qua nhập khẩu uỷ thác.

Nhập khẩu kinh doanh cũng khó khăn do tỉ giá USD và EURO thay đổi thất thường, các chủ hàng trong nước không có vốn thường mua chịu trả chậm từ 1 đến 3 tháng không có bảo lãnh ngân hàng nên rủi ro rất lớn, lãi suất thấp. Bên cạnh đó công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu.

Tóm lại qua số liệu 2 năm về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu ta thấy rằng tổng công ty đã có những nỗ lực nhằm mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh.

4.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo lợi nhuậncủa công ty

Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) Đơn vị: triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 Giá trị Tỉ lệ

1. Tổng doanh thu thuần 68.620 85.000 16.380 23,87

2. Giá vốn hàng bán 64.965 81.093 16.128 24,82

3. Lợi nhuận gộp 3.655 3.907 252 6,89

4. Tỉ suất lợi nhuận gộp/DTT (%) 5,32 4,59 -0,73 -

5. Tổng chi phí: 3.460 3.697 237 6,84

- Chi phí bán hàng 720 850 130 18,05

- Chi phí quản lý 2.740 2.847 107 3,9

6. Lợi tức trước thuế 195 210 15 7,69

8. Lợi tức sau thuế 126,75 136,5 9,75 7,69

9. Tỉ suất chi phí/DTT (%) 5,642 4,35 -0,692 -

10. Tỉ suất LN trước thuế/DTT (%) 0,284 0,247 -0,037 -

11. Tỉ suất LN sau thuế/DTT (%) 1,1847 0,16058 -0,02412 -

12. Lương bình quân 1người/năm 13,44 11,4 -2,04 -15,17

Căn cứ vào bảng số liệu 5 ta có nhận xét sau:

Lợi tức sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng 9,75 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 7,69%. Nguyên nhân là do công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu thị trường hợp lý. Để thấy rõ được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như thế nào trong 2 năm ta dựa vào việc phân tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng:

Tổng doanh thu thuần năm 2001 tăng 16.380 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng là 23,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2001 ngoài việc kinh doanh các mặt hàng truyền thống, công ty còn phát triển kinh doanh các mặt hàng khác như: cao su, gạo, sắt thép, hàng dệt may, gốm sứ, hàng thực phẩm, hoa quả tươi... do đó phần nào đã làm cho doanh số bán ra năm 2001 tăng.

Tương ứng như vậy giá vốn hàng bán tăng 16.128 triệu đồng tương ứng tăng 24,82%, tỉ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tỉ lệ tăng của doanh thu. Điều này làm cho lãi gộp của công ty tăng chậm, lợi nhuận gộp năm 2001 đạt 3.907 triệu đồng tăng 252 triệu đồng tương tứng tỉ lệ tăng là 6,89% so với năm 2000. Tuy lãi gộp tăng nhưng tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm so với năm 2000 là 0,73%. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm kéo theo tỉ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng giảm tương ứng là 0,037% và 0,02412%. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. Như vậy tuy lợi nhuận năm 2001 tăng nhưng hiệu quả kinh tế lại không được tốt.

Trong công tác quản lý chi phí: Tổng chi phí năm 2001 tăng 237 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 6,84% so với năm 2000. Trong đó chi phí bán hàng tăng 130 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 18,05%. Chi phí quản lý cũng tăng

107 triệu đồng tương ứng tăng là 3,9%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2001 là tốt hơn năm 2000 do tỷ suất chi phí giảm 0,692. Đây là điều kiện thuận lợi của công ty. Do vậy nguyên nhân chính làm cho hiệu quả kinh tế năm 2001 không cao là do giá vốn hàng bán quá cao từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty cần phải cố gắng nghiên cứu lựa chọn những nguồn hàng hợp lý hơn để có được hiệu quả kinh tế cao hơn nữa trong những năm tới.

Thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ttong 2 năm 2000 và 2001 ta có thể thấy được sự tăng trưởng công ty không đều doanh thu tăng nhưng lợi nhuận tăng không nhiều. Nhưng cũng thấy rõ được sự nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty trong việc quản lý, nắm bắt thị trường và sự hăng say lao động nhằm nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thương trường.

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội

1. Tình hình tổ chức, quản lý sử dụng vốn của Công ty

Trước đây thời bao cấp các doanh nghiệp được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì lại được nhà nước bù lỗ. Vì vậy không chú trọng khâu quản lý vốn sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ giao một phần vốn còn lại doanh nghiệp tự tạo thêm nguồn vốn cho mình và phải hoạt động sao cho để bảo toàn được vốn nhà nước đã giao. Điều này làm cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội vốn tự có ban đầu không được nhiều nên vấn đề đặt ra là công ty cần phải tổ chức công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc và kế toán trưởng vốn kinh doanh của công ty nói chung và vốn lưu động nói riêng được quản lý tương đối chặt chẽ. Do vốn kinh doanh không nhièu nên khâu tổ chức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá rất được coi trọng. Tuy nhiên nếu quá coi trọng doanh số mà lợi nhuận thu được thấp thì việc sử dụng đồng vốn chưa tốt. Ngoài ra trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập

khẩu, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá, công ty còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, tư vấn...

Công ty rất coi trọng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Trong khâu quản lý vốn bằng tiền: Đầu quý kế toán trưởng lập kế hoạch thu chi tiền tệ (đầu tuần, đầu tháng) khi thu được tiền bán hàng về thủ quỹ nộp ngay vào tài khoản tiền ngân hàng, tiền mặt tại quỹ chỉ đủ thoả mãn nhu cầu chi tiêu tiền mặt ở công ty. Cuối ngày kế toán thanh toán và thủ quỹ đối chiếu sổ sách với nhau, tránh hiện tượng gian lận, mọi khoản thu chi tiền mặt, gửi tiền và rút tiền ngân hàng đều có chứng từ xác nhận như: phiếu thu, phiếu chi, séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... Để tăng tốc độ thu hồi tiền công ty áp dụng các biện pháp.

+ Khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cách chia lại cho khách hàng mối lợi như áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn.

+ Đôn đốc thu hồi nợ: Kế toán công nợ có trách nhiệm nắm chính xác số dư của từng khách hàng. Nếu đến hạn mà khách hàng không trả nợ tiền thì kế toán phải gọi điện, gửi công văn đến nhắc nhở, nếu vẫn chưa trả lời thì trực tiếp đến đòi nợ. Để giảm tốc độ chi tiêu công ty đáo hạn các khoản nộp ngân sách nhà nước, gia hạn nợ các khoản vay ngắn hạn.

Để đi vào xem xét chi tiết và phân tích vốn lưu động của công ty, trước hết ta phải xem xét cơ cấu và nguồn hình thành lên vốn của công ty.

Bảng 6 ngang **********

Nhìn vào bảng cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ta thấy tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 315.641.000 đồng với tỉ lệ tăng 0,0875%. Trong đó vốn cố định bình quân có chiều hướng giảm năm 2000 số vốn cố định là 8.581.616 nghìn đôngf thì năm 2001 giảm xuống còn 6.987.386.000 đồng với tỉ lệ giảm là 18,57% tương ứng với số tiền giảm là 1.594.230.000 đồng, có tình trạng này là do năm 2001 công ty thanh lý một số máy móc cũ để chuẩn bị đầu tư những trang thiết bị hiện đại hơn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Về vốn lưu động bình quân thì năm 2001 tăng so với năm 2000 là

1.909.871.000đồng với tốc độ tăng là 6,95% đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Có được số vốn kinh doanh bình quân trên là do một số nguồn hình thành đó là: Số vốn chủ sở hữu của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 1.362.100.000 đồng với tỉ lệ tăng là 9,56% nguồn vốn vay của năm 2001 giảm so với năm 2000 là 88.898.000 đồng với tốc độ giảm là 0,064% và các nguồn hình thành vốn khác cũng giảm so với năm 2000 là 957.561.000 đồng với tỉ lệ giảm là 12,1%. Nhìn chung qua phân tích ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty là hợp lý đảm bảo cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ trong nước, đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ về vốn trong kinh doanh.

2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu chỉ cần có nhiều vốn đề tồn tại và phát triển thì chưa đủ, điều quan trọng là số vốn đó được sử dụng như thế nào và được phân bổ vào các bộ phận có liên quan có hợp lý hay không, có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không. Phân tích

Một phần của tài liệu Đề tài “Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội” (Trang 30 - 51)