Yêu cầu của thực tế

Một phần của tài liệu Đề tài " Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và trên thế giới" (Trang 36 - 38)

Với yêu cầu tình hình mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thị trường tài chính thế giới Việt Nam sẽ gặp không ít trở ngại trong khu vực kinh tế thế giới cũng như trong nước. Xét dưới góc độ tác động trực tiếp thì việc ký kết, thực hiện các hiệp định hội nhập trong những năm qua sẽ khiến môi trường kinh doanh trong nước có nhiều biến đổi đáng kể trong năm 2004. Cụ thể, việc cắt giảm thuế nhập khẩu cùng với các yêu cầu bãi bỏ trợ cấp cho doanh nghiệp (DN), bãi bỏưu đãi tỷ lệ

nội địa hoá... sẽ gây khó khăn hơn cho các DN trong cạnh tranh ngay trên chính thị

trường nước mình, nhất là với những ngành lâu nay vốn được bảo hộ bằng thuế suất nhập khẩu cao.

Nói vậy không có nghĩa mở cửa, hội nhập chỉ mang lại những khó khăn, thách thức. Chi phí giao dịch của các DN sẽ được giảm bớt phần nào qua việc môi trường kinh doanh đã có những chuẩn mực chung (mọi hàng hoá cùng chủng loại lưu thông trong ASEAN sẽ đều có cùng tên gọi và mã số). Hơn nữa, danh mục và thuế

suất CEPT không chỉ dùng cho năm 2003 như mọi năm, mà được áp dụng cho cả

giai đoạn 2003 – 2006, nên DN sẽ có điều kiện lường trước những khó khăn, phát huy thuận lợi để xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn hơn. Ngoài ra, sang năm 2004 còn là năm các nước ASEAN 6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) hoàn tất việc thực hiện cắt giảm thuếđể thực hiện AFTA (cắt giảm thuế suất mọi mặt hàng xuống 0-5%, trừ những mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm và danh mục loại trừ hoàn toàn). Không những thế, một số nước ASEAN cũđã công bố mức ưu đãi thuế quan thấp hơn so với thuế suất CEPT đối với từ hàng chục đến hàng trăm nhóm mặt hàng cho những thành viên ASEAN mới, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, Malaysia công bố ưu đãi thuế quan 0% đối với 172 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang như thuỷ sản, các loại quả và hạt, cao su, kính, một số máy móc thiết bị... Tương tự, Thái Lan cho phép 19 mặt hàng của Việt Nam như quế, hồi, than đá, giấy ảnh, đồ phụ trợ may mặc, một số sản phẩm kính... nhập khẩu vào với thuế suất thấp hơn 5% so với biểu thuế suất CEPT. Những ưu đãi này nếu được tận dụng sẽ là cơ hội để các DN Việt Nam mở rộng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường các nước ASEAN.

Với số lượng người sử dụng dịch vụ Internet là 3.512 triệu người, chiếm tỷ lệ

4,31% dân số với tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế là 1038 Mbps (1/2004 - VNNIC). Những con số này không có nhiều ý nghĩa trong việc xã hội hoá Internet nhưng nó cũng thể hiện rằng Việt Nam không hề đứng ngoài cuộc. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong kinh doanh, do vậy họ đã đầu tư vào việc tiếp cận thông tin và nguồn tri thức nhân loại trên Internet.

Nếu vào đầu năm 2000, khi nhắc đến TMĐT thì đa số các doanh nghiệp Việt Nam gần như không có khái niệm cơ bản thì nay họđã phần nào hiểu được TMĐT là cơ hội tốt để họ có thể tiếp cận với các khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Số

lượng các doanh nghiệp có trang Web giới thiệu về doanh nghiệp mình ngày càng tăng. Nhà nước đã có các hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện tham gia TMĐT bằng nhiều cách gián tiếp như nâng cao cơ sở hạ tầng hệ thống mạng Internet tại Việt Nam, giảm dần giá cước truy cập mạng Internet, thiết kế nhiều dịch vụ cung cấp đường truyền Internet mới như ADSL, Wireless, Hostpot …. Các doanh nghiệp có điều kiện tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông cũng ngày càng đưa ra các dịp khuyến mại nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và nhiều tầng lớp nhân dân tham gia sử dụng mạng Internet.

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng Internet mới chỉ có mặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác. Còn tại các tỉnh thì đây vẫn còn là một dịch vụ trong tương lai. Do đó việc triển khai kênh TMĐT B2B giữa các tỉnh sẽ là một vấn đề cần phải có thêm một số điều kiện cơ bản về đường truyền Internet mới có thể thực hiện được.

Với sự kiện thành lập Bộ Bưu chính, Viễn thông đã khiến cho nhiều nhà kinh doanh CNTT và viễn thông trên thế giới cảm nhận được sự quan tâm của Chính phủ

Việt Nam đối với lĩnh vực này. Vấn đề quy hoạch và đưa ra các chiến lược phát triển cơ bản về CNTT và viễn thông sẽ là một bài toán lớn đối với Bộ này. Bởi vì cho đến nay, các chỉ tiêu cơ bản để có thể phân tích một hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như

phản ứng từ thị trường đối với lĩnh vực này là chưa có.

Để có thể có nhiều nhà đầu tư về lĩnh vực này thì những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá về cơ sở hạ tầng nói riêng và nền kinh tế xã hội Việt nam nói chung là thực sự rất cần thiết. Trên thực tế, nếu một doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường này thì họ phải có các thông số về các chỉ tiêu cơ bản của cơ sở hạ tầng để

phân tích thị trường, nhu cầu người sử dụng … nhằm đáp ứng đúng nhu cầu, kích thích sự phát triển của lĩnh vực này. Tương tự như vậy, nếu một doanh nghiệp muốn

đầu tư về TMĐT vào Việt Nam, họ cũng cần phải có các thông tin về mặt bằng dân trí sử dụng Internet, văn hoá của những người dân khi mua hàng là gì và thể chế

pháp lý cho việc kinh doanh TMĐT tại Việt Nam. Đây thực sự là một vấn đề trở

Các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã nhận thấy TMĐT sẽ là một yếu tố không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Do đó các dự án đầu tư về thanh toán trực tuyến đã được coi trọng và triển khai thử nghiệm tại một số ngân hàng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn hoá sử dụng tiền tệ khi giao dịch cũng sẽ là một rào cản lớn đối với việc kinh doanh TMĐT. Người dân chưa có ý thức sử dụng tiền điện tử, đồng thời văn hoá mua hàng của người Việt Nam cũng sẽ là một vấn đề lớn thách thức dịch vụ

TMĐT.

Một phần của tài liệu Đề tài " Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và trên thế giới" (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)