III. Các khoản phải thu 8.032.299.13
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
51 I Tài sản cố định 2.891.297
I. Tài sản cố định 2.891.297.44 1 3.084.298.97 0 193.001.529 6,43 II. Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang Tổng tài sản 16.677.921.9 79 19.122.770.9 19 2.444.848.94 0
Bảng số 06: Phân tích sơ bộ trên Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty A
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
Chênh lệch
Số tiền %
Doanh thu thuần 13.769.245.62 8 20.900.245.62 8 6.131.000.0 00 41,5 Giá vốn hàng bán 12.539.034.19 2 18.651.427.119 6.112.392.9 27 48,75 Lợi nhuận gộp 1.230.211.436 2.248.818.509 1.018.607.0 73 82,80 … … … … …
Lợi nhuận trước thuế
913.200.723 1.418.200.723 505.000.000 0
55,3
… … … … …
Bảng số 07: Bảng phân tích tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản, tổng doanh thu, tổng giá vốn hàng bán của Công ty A
Chỉ tiêu Năm 2003 (%) Năm 2004 (%) Chênh lệch (%)
∑ HTK / ∑ TS 36,42 48,84 12,42
∑ HTK /∑ GVHB 48,44 50,08 1,64
SPDD / ∑ HTK 55,40 64,53 9,13
Qua phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên nhận thấy sự biến động hàng tồn kho qua hai năm 2003 và 2004. Tại Công ty A số lượng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản. Các khoản mục của hàng tồn kho đều tăng ngoại trừ khoản mục hàng gửi bán là giảm và tỷ lệ tăng của các khoản mục đều ở mức cao. Phỏng vấn nhân viên khách hàng, kiểm toán viên được biết thời gian gần đây Doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng do đó công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu tăng đáng kể. Tuy nhiên sự biến động của công cụ dụng cụ ở mức cao (126,02%), kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân, liệu có phù hợp với nhu cầu thực tế hay không? Hay do ghi chép có sự sai sót nào chăng? Kiểm toán viên đánh giá tỷ lệ tăng của thành phẩm tồn kho chỉ có 2,8% không phải là bất thường mà có thể tình hình tiêu thụ của Doanh nghiệp tăng lên hoặc cũng có thể do các sản phẩm chưa hoàn thành bởi chúng ta nhận thấy tỷ lệ SPDD trong tổng HTK tương đối cao và vẫn tiếp tục tăng trong năm 2004.
Hàng tồn kho tăng 53,78% làm giá vốn hàng bán tăng 48,75% và doanh thu thuần tăng 46,97%.Kiểm toán viên đánh giá biến động hàng tồn kho không phải là bất thường.
Với kết quả phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh ở trên, kiểm toán viên đánh giá Doanh nghiệp A trong năm qua làm ăn có hiệu quả và đem lại lợi nhuận khá cao.
Sau khi đã tiến hành phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, thu thập các thông tin về hệ thống KSNB kiểm toán viên đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Qua các thông tin thu thập được, kiểm toán viên khẳng định hệ thống KSNB của A thực sự tồn tại và có thể kiểm soát được các hoạt động trong đơn vị.
Cũng trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát. Có ba mức đánh giá mà AISC thường đưa ra đó là: Cao, trung bình, thấp. Đối với Công ty A- là khách hàng năm đầu tiên và trên cơ sở các thông tin thu thập được kiểm toán viên đưa ra mức rủi ro kiểm soát trung bình.
Đối với chu trình này rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản mục liên quan đến cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác cơ học, định giá, quyền và nghĩa vụ.
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, trưởng nhóm lên kế hoạch và nội dung kiểm toán cụ thể trong đó từng phần việc sẽ được giao cho các thành viên trong nhóm.