Phần mào đầu mở rộng của Ipv6

Một phần của tài liệu Đồ án IPv6 và định tuyến trong mạng IPv6 (Trang 42 - 45)

1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:

1.6.2. Phần mào đầu mở rộng của Ipv6

Tất cả các tham số lựa chọn các gói tin Ipv4 truyền tải trên mạng đều được nằm trong phần mào đầu của Ipv4. Do đó tất cả các router trung gian đều phải thực hiện việc kiểm tra xử lý các phần lựa chọn này, điều này làm cho việc chuyển tiếp của các gói tin tại các router trung gian tốn nhiều tài nguyên hệ thống. Với Ipv6 thì chỉ có phần mào đầu mở rộng duy nhất được xử lý tại các router trung gian này là phần mào đầu mở rộng lựa chọn trên từng chặng (Hop-by-Hop option).

Tiến trình xử lý các mào đầu mở rộng tuân theo trình tự như nó xuất hiện trong gói tin Ipv6. Do phần mào đầu được xử lý nhiều nhất là mào đầu về sự lựa chọn Hop-by-Hop sẽ được đặt ngay đầu tiên. Với một nguyên tắc tương tự với các phần mào đầu mở rộng khác thì trong [10] xác định có 6 loại và trật tự của các phần mào đầu mở rộng Ipv6 như sau:

• Lựa chọn trên từng chặng (Hop-by-Hop option)

• Lựa chọn đích (Destination Option): D ùng cho các router trung gian khi có phần mào đầu mở rộng định tuyến

• Định tuyến (routing) • Phân mảnh (Fragment) • Nhận thực (Authentication)

• Tải trọng được đóng gói bảo mật (Encapsulating Security Payload) Ví dụ một sô khuôn dạng của mào đầu mở rộng

- Trường hợp không có mào đầu mở rộng: Ipv6 Header

Next Header = 6 (TCP)

TCP Header + Dữ liệu

- Trường hợp có một mào đầu mở rộng ( mào đầu định tuyến ) Ipv6 Header Next Header = 43 (Routing) Routing Header Next Header = 6 (TCP) TCP Header + Dữ liệu

- Trường hợp có 2 mào đầu mở rộng ( mào đầu định tuyến, mào đầu phân mảnh) Ipv6 Header Next Header = 43 (Routing) Routing Header Next Header = 44 (Fragment) Routing Header Next Header = 6 (TCP)

Phân mảnh của mào đầu TCP + Dữ liệu

Một gói tin Ipv6 bình thường không bao gồm phân mào đầu mở rộng nào trừ khi có yêu cầu từ các router trung gian hoặc tại các node đích thì sẽ có một vài phần mào đầu mở rộng được đưa thêm vào. Mỗi phần mào đầu mở rộng có kích thước là số nguyên lần các nhóm 8 byte (64 bit), phần kích thước dư không sử dụng sẽ được điền đầy bằng các bit 0.

Các phần mào đầu mở rộng này chỉ thị các thông số đặc tính liên quan đến việc xử lý gói tin Ipv6 tại các node trung gian hay tại node đích. Các thông số đặc tính này có thể là số lượng các byte 0 được chèn thêm vào, lựa chọn cho phần tải trọng có kích thước lớn (Jumbo Payload) hay các thông số về sự phân mảnh gói tin, các thông tin về định tuyến. Đồng thời Ipv6 còn thêm đặc tín về sự nhận thực dữ liệu, khả năng đóng gói an toàn dữ liệu nhằm có được tín nguyên vẹn, độ tin cậy của các gói truyền đi. Điều này là không có sẵn trong Ipv4 mà phải thực hiện quá trình đóng gói dữ liệu theo một tiêu chuẩn nhất định như 3DES, MD5, IPSEC.

Như vậy trong chương đầu chúng ta tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của Ipv6, chương tiếp theo phân tích thêm một số đặc điểm nổi bật của Ipv6.

CHƯƠNG 2 – BẢO MẬT, TỰ CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ TRONG IPV6

Một phần của tài liệu Đồ án IPv6 và định tuyến trong mạng IPv6 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w