Tập đoàn báo chí của Mỹ:

Một phần của tài liệu Báo cáo : "Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa" (Trang 41 - 47)

- Người điều hành những tờ báo của dây chuyền phải là những người trẻ tuổi và đứng tên đồng sở hữu (có chân trong liên minh báo chí), ở vai trò làm chủ bút, hoặc chủ

3.2.Tập đoàn báo chí của Mỹ:

2. Nguyên nhân và dạng thức hình thành tập đoàn báo chí:

3.2.Tập đoàn báo chí của Mỹ:

Viacom:

Tiền thân của Viacom là CBS Films, một nhánh truyền hình của CBS, đến năm 1971 mới đổi tên thành VIACOM (Video&Audio Communication).

Năm 1985, Viacom mua hãng Warner- Amex Satellite Entertainment (hay MTV

Networks). Cùng năm Viacom cũng mua tập đoàn Showtime Networks (Bao gồm có Showtime và Kênh chiếu phim -Movie Channel)

Năm 1986, ông chủ của National Amusements (Giải trí quốc gia) mua lại Viacom và “mua” lại cả Sumner Restone - Giám đốc Viacom bấy giờ.

Từ đó, Restone tiến hành chiến dịch bành trướng, mua lại Paramout Pictures (1993) và Blockbuster Video (1994), tạo đà cho Viacom mua lại gã khổng lồ Spelling Entertainment (kiểm soát hãng ABC và NBC).

Sau đó, đội quân truyền hình đông đảo này sát nhập với Paramount Pictures tạo ra một Paramout Pictures hùng mạnh như ngày nay.

Năm 1999, Viacom mua BET(Black Entertainment Television) với giá 3 tỉ đô. Black Entertainment Television (BET) là hệ thống truyền hình cáp đàu tiên tập trung ở Bắc Phi được Robert L.Johnson tạo lập Vào năm 1979. Hệ thống này được khai trương vào tháng 1 năm 1980, lúc đầu phát sóng 2 tiếng một tuần. Sau 11 năm, BET trở thành công ty điều khiển đầu tiên được đưa vào danh sách trong thị trường chứng khoán NewYork. Năm 2007, BET đạt được lợi nhuận 65 triệu đôla và ngày càng mở rộng hơn thành những kênh truyền hình có liên quan đến BET và tạo thành một mạng lưới BET như : BET, các kênh truyền hình kĩ thuật số BET HipHop và BET Gospel.

Không dừng lại ở đó, năm 1999 Viacom tiến hành chiến dịch mua lại lớn chưa từng có: mua lại chính “phụ thân” CBS với giá khổng lồ là 34,5 tỉ USD. Từ đây Viacom là chủ sở hữu của mạng truyền hình cáp đồ sộ: TNN, Country Music Television, Eyemark, King World.

Lịch sử của CBS:

CBS là hệ thống truyền hình đầu tiên ra đời vào buổi bình minh của kỷ nguyên truyền hình. Nó thống trị lĩnh vực truyền hình trong những năm đầu kỷ nguyên và cho ra các tác

phẩm đặc sắc như I Love Lucy, Dragnet, The Jack Benny Show, Gunsmoke (thập niên 1950), The Ed Sullivan Show, The Andy Griffith Show, Candid Camera (thập niên 1960) và các bộ phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng như All In The Family, MASH, The Mary Tyler Moore Show (thập niên 1970).

CBS cũng đem đến cho khán giả Dallas, The Beverly Hillbillies, The Waltons, Hawaii Five O. Ngày 28/1/1983 CBS phát hành tập cuối cùng của bộ phim MASH, phá kỷ lục về số khán giả theo dõi trong lịch sử điện ảnh: 60 triệu người. Gần đây hơn là các bộ phim truyền hình nhiều tập Murphy Brown, Cybill, Medicine Woman, Chicago Hope và The Nanny. Hôm nay, CBS không còn có sự ưu thế như xưa nhưng bộ phim truyền hình nhiều tập 60 minutes của nó vẫn rất ăn khách và các chương trình tạp kỹ như Everybody Love Raymond, Becker vẫn có nhiều người xem. CBS cũng giữ chân được David Letterman, một tổ sư trong lãnh vực phỏng vấn đối thoại truyền hình trước sự mua chuộc của đối thủ ABC.

CBS TV City được xây năm 1952 tại địa điểm cũ của sân vận động Gilmore. Đây là nơi CBS ghi hình nhiều chương trình truyền hình được yêu thích nhất nước Mỹ, các bộ phim truyền hình nhiều tập và cả các chương trình phỏng vấn như Late Late Show (do Craig Kilborn chủ trì), Dennis Miller Live. Ngoài ra còn hai chương trình trò chơi thi đấu: Hollywood Squares và The Price Is Right. Các nghệ sĩ Jack Benny, Bing Crosby, Krank Sinatra, Doris Day, Steve Martin, George Burns, Elton John, Bob Hope...đều có các chương trình đặc biệt được ghi hình tại CBS TV City.

Ngày 17/10/1951, khi CBS công bố logo mới CBS Eye có hình con mắt của hãng, CBS cũng không ngờ logo này sẽ trở thành một biểu tượng của kỹ thuật giải trí Mỹ và được đánh giá là một trong các logo công ty ấn tượng nhất trong lịch sử thế giới. Ngày 20/10/1951, logo mới chính thức xuất hiện trên kênh TH của CBS và nó vẫn giữ nguyên hình dạng từ bao năm nay dù đã được thay đổi về màu sắc nhiều lần. Ngày 11/11/2001, CBS kỷ niệm 50 năm ngày phát hành chương trình TH hài I Love Lucy (bộ phim phát

sóng ngày 15/10/1951, 5 ngày trước khi logo mới ra mắt khán giả TH). Nhân dịp này hãng sẽ giới thiệu lại quá trình tiến hoá của logo CBS Eye.

Trước những năm 1970, Viacom là “con” của CBS, năm 2000 CBS bị Viacom thôn tính và trở thành “con” của Viacom. Chỉ 6 năm sau, Viacom và CBS tách ra và hoàn toàn đứng độc lập: CBS - đứng đầu là Leslie Moonves - hãng phát thanh truyền hình; và Viacom – chủ tịch là Sumner Redstone - tập trung vào mạng lưới truyền hình cáp.

Có thể nói quan hệ giữa Viacom và CBS là mối “nhân duyên tiền định”, là biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất về chuỗi liên hoàn: nhập-tách; tách-nhập của gã khổng lồ truyền thông nói riêng và cả thế giới truyền thông nói chung.

Vậy mối lương duyên tiền định này mang được lợi gì cho Viacom? Để hiểu được căn nguyên của vấn đề chúng ta hãy quay trở lại cuộc chia tách lịch sử giữa Viacom và CBS năm 2006.

Cuộc chia tách lịch sử: Viacom và CBS

Tháng 7/2000, cổ phần Viacom ở mức kỷ lục: 75,88 đô la nhưng đến 6/2005, mức giá ở phiên giao dịch giảm hơn 1 nửa.

Chính vì thế Viacom quyết định chia tách với CBS. Mục đích để có được cú lội ngược dòng thành công khi giá cổ phiếu Viacom đang sụt thê thảm.

Hơn nữa, cuộc chia tách này góp phần củng cố quyền lực của Sumner Restone khi vị trí của ông đang bị các ứng viên Freston và Moonves dòm ngó.

“Sumner rất khôn ngoan khi tăng giá trị cổ phần nhờ thu hẹp phạm vi hoạt động, vì sau một loạt cuộc sát nhập giá cổ phiếu của Viacom vẫn sụt giảm”, Richard Greenfield, nhà phân tích truyền thông của tổ chức Fulcrum Global Partners nhận định.

Khi Viacom tuyên bố chính thức tách khỏi CBS vào 17/3/2006, cổ phiếu của Viacom ở mức 36,72 đô la ở phiên đóng cửa. Sau đó giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo ngại liệu Restone có thể tạo ra kỳ tích hay không?

Đáp lại, Restone chỉ nói, “Viacom và CBS là hai công ty khác nhau, kinh doanh ở lĩnh vực khác nhau. Khi chúng tách ra, sẽ tối đa hóa lợi nhuận vì mỗi hãng sẽ thu hút những nhà đầu tư riêng”.

Quả đúng như thế, quý ba năm 2007, Viacom tuyên bố doanh thu tăng 24% (doanh thu CBS cũng tăng 8%).

Năm 2007, bộ phim phiêu lưu viễn tưởng “Indiana Jones” và series phim truyền hình “Star Trek” đã hốt bạc về cho Paramount Pictures. Doanh thu Viacom tăng lên 27%, lợi nhuận ròng tăng 80%, cố phiếu tăng thêm 65 cent/1 cổ phiếu, truyền thông chiếm 60% doanh thu và 92% lãi doanh thu.

“Đó là do nhu cầu quảng cáo tăng vọt do truyền thông giờ đây không còn lệ thuộc nhiều vào bất động sản và dịch vụ tài chính như trước nữa”, Frederick W. Moran, thành viên của tập đoàn Stanford cho biết.

CBS cũng đạt được thành công tương tự sau khi tách khỏi Viacom.

Giới phân tích nhận định truyền hình cáp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với Internet nhưng Viacom tuyên bố sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho truyền hình cáp. Giới đầu tư cũng bị kích thích vì Viacom tiếp tục mua lại cổ phần trong suốt quý 3 năm nay: chi 1,7 tỉ đô la để mua lại cổ phần đã bán ra.

Mua lại cổ phần được coi là cái mốt đang thịnh hành trong giới truyền thông. Viacom đã kiếm được hơn hàng nghìn triệu đô la từ việc mua bán cổ phần từ trước tới nay. Vậy bản chất của mua lại cổ phần là gì?

"Summer luôn biết làm gì với túi tiền và túi của ông ta luôn đầy tiền": Đó là phát biểu hùng hồn của ngài chủ tịch quyền năng Sumner Redstone. Chỉ mới đầu năm 2006, dưới sự lãnh đạo của ông, công ty National Amusements (Công ty Giải trí quốc gia, sở hữu một chuỗi nhà hát, trực thuộc tập đoàn Viacom) đã bán 184 triệu đô la cổ phần Viacom với mức giá hết sức “khuyến mại”. Tất cả được tiến hành dưới sự dàn xếp của ông trùm Sumner.

Khi các nhà đầu tư thấy tình trạng bán ồ ạt của các cổ đông sẽ dự đoán giá cổ phiếu ngày càng giảm. Khi giá cổ phiếu trên thị trường thấp hơn nhiều so với lúc bán ra, Viacom lại ào ạt mua về. Lợi nhuận kiếm được từ khoản chênh lệch trong những thương vụ này không hề nhỏ.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Redstone nói: “Viacom là nhà đầu tư chiến lược tài ba nhất trong ngành truyền thông”.

Tất nhiên bản thân National Amusements muốn bán cổ phần với mức giá cao nhất nhưng phải tuân theo kế hoạch cũng như sự dàn xếp của Hội đồng quản trị Viacom. Trước khi tách khỏi CBS, National Amusements bán được 640 triệu đô la cổ phần (năm 2004 và 9 tháng đầu năm 2005) cũng theo sự dàn xếp tương tự.

Khi tách khỏi CBS, Viacom càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mua lại cổ phần. Theo đó, giá cổ phiếu liên tục giảm. Vào tháng hai, National Amsuements bán 59 triệu đô la cổ phiếu loại B đều đặn. Sau đó, National Amusements tiếp tục bán cổ phiếu với mức giá thấp hơn và càng ngày càng giảm.

Cổ phần của ông Restone chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng trong số cổ phần bán ra từ trước tới nay củaViacom. Sau khi tách khỏi CBS, cổ phiếu Viacom cao giá hơn CBS và mức cổ tức cũng cao hơn.

Nhiều hãng truyền thông lớn khác như Hãng Time Warner, Tập đoàn News và công ty Tribune đang tiến hành chiến dịch mua lại để tăng giá cổ phần. Mua lại cổ phiếu

của chính công ty mình với mức giá thấp hơn (lần bán ra) là một cách đầu tư tốt, và tăng số lượng cổ đông sẽ tăng giá cổ phần. Đó là nguyên tắc kinh tế cơ bản.

Với danh nghĩa chủ tịch Viacom, sau khi buộc phải bán cổ phần của một cổ đông lớn như National Amusements với mức giá quá thấp, Redstone mới xác nhận Viacom đang thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần.

Tháng 2 năm 2004: Viacom thành công trong thương vụ mua lại hãng phim DreamWorks SKG với giá 1,6 tỉ đô la Mỹ.

Tháng 4.2006, Viacom đã mua Xfire với giá 102 triệu USD. Xfire là “sàn thi đấu” cấp thời dành cho các gamer đã ngày càng nổi tiếng hơn sau khi được Dennis Fong, biệt danh “Thresh”, thành lập vào năm 2001. Trung bình mỗi tháng, một gamer “sống” 91 giờ đồng hồ trên địa chỉ này.

Viacom là chủ sở hữu của:

* Các hãng phim lớn: Viacom International, Paramount Pictures, DreamWorks, Republic Pictures, MTV Films, Nickelodeon Movies, Go Fish Pictures

* Các đài truyền hình: Comedy Central, Logo, BET, Spike, TV Land, Nick at Nite, Nickelodeon, Noggin, The N, Nick Jr., TEENick, MTV, VH1, MTV2, CMT, MHD

*Hãng sản xuất truyền hình: DreamWorks Television

*Hãng sản xuất trò chơi video: Xfire, Harmonix, GameTrailers, Neopets * Internet Sites: Screwattack

Ngày nay, Viacom là tập đoàn truyền thông giải trí lớn thứ ba ở Mỹ, với hơn 120 mạng truyền hình khắp thế giới. Doanh thu của Viacom trong năm 2005 đã đạt hơn 25 tỉ đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Báo cáo : "Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa" (Trang 41 - 47)