THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TNHH NAM CƯỜNG

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 42 - 61)

CÔNG TNHH NAM CƯỜNG

2.1.Tổng quan về công ty TNHH Nam Cường. 2.1.1.Qúa trình hình thành và phát triển

2.1.1.1.Giới thiệu chung

Tên giao dịch : Công ty TNHH Nam Cường

Tên tiếng Anh : NAM Cường CO..,Ltđ

Đơn vị quản lý : ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Giám đốc công ty : Trần Ngọc Dần

Trụ sở chính : Số 91 Nguyến Thái Học – Ba Đình - Hà Nội

Tel :04 845 94 01

Fax :04 733 40 74

Ngành nghế kinh doanh : Buôn bán TLSX, TLTD, Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí.

Lĩnh vực hoạt động chính : Sản xuất và lắp ráp các loại đông cơ Diesel và Phụ tùng.

Địa chỉ nhà máy : Kho số 7 dốc Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà Nội.

Tel : 04 633 0153

Fax : 04 633 0310

2.1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Nam Cường được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102000218, cấp ngày 23 tháng 03 năm 2000 với chức năng sản xuất và lắp ráp sản phẩm cơ khí. Đặt trụ sở chính tại số 91 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà Nội.

Tiền thân của Công ty là cửa hàng kinh doanh máy nông nghiệp chủ cửa hàng là ông Trần Ngọc Dần nay là giám đốc Công ty. Trải qua nhiều năm kinh doanh buôn bán cửa hàng đã khá thành công trong lĩnh vực này và chiếm lĩnh được thị trường rộng khắp toàn quốc về chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như sự phục vụ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Ban đầu toàn bộ máy nông nghiệp được Công ty nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc về bán tại thị trường trong nước. Sau nhà nước thay đổi chính sách đối với hàng nhập khẩu, đánh thuế nhập khẩu cao đối với những sản phẩm nguyên chiếc, như vậy việc kinh doanh

của hàng trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận của cửa hàng giảm sút. Sau đó cửa hàng chuyển đổi xu hướng nhập sản phẩm nguyên chiếc sang lĩnh vực nhập linh kiện rời về lắp ráp thành động Diezel nguyên chiếc, và Công ty được thành lập từ giai đoạn này. Ngoài trụ sở chính Công ty đặt xưởng sản xuất tại Số 7 Dốc Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà Nội với sự phục vụ nhiệt tình của hơn 100 cán bộ công nhân viên với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ VNĐ sau gần 4 năm số vốn điều lệ lên 2.8 tỷ VNĐ.

Công ty TNHH Nam Cường là Công ty được thành lập khá sớm trong lĩnh vực lắp ráp động cơ Diezel và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân. Công ty đã chiếm được thị trường tiêu thụ khắp toàn quốc đặc biệt là thị trường Miền Nam. Ban đầu Công ty nhận làm đại lý độc quyền cho Hãng Chai Chai của Trung Quốc, sau Công ty cũng đã đa dạng hoá sản phẩm nhập thêm nhiều chủng loại linh kiện của các hãng khác như Chang Tông, Đông phong, Quan Chai, Cao phong...Sau thị trường lắp ráp động cơ Diezel có khá nhiều đối thủ cạnh tranh, việc kinh doanh của Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định song với việc đầu tư mở rộng

sản xuất và nhờ sự lỗ lực của ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Công ty việc kinh doanh của Công ty vẫn đạt kết quả khả quan, doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước....

2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Cường

2.1.2.1.Nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoặch sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ chính sách chế độ quản lý tài chính

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh , lựa chọn phối hợp các đối tác kinh doanh - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, cấp trên thực hiện đầy đủ chính sách cải thiện đời sống với người lao động.Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Công ty TNHH Nam Cường là đơn vị lắp ráp và sản xuất động cơ Diezel, được lắp ráp theo dây chuyền tương đối hợp lý nên dần tạo được điều kiện chuyên môn trong sản xuất. Về mặt quản lý sản xuất cụ thể về mặt tài chính, kế toán Công ty làm rất tốt công tác kế toán thống kê, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất, hạ được giá thành sản phẩm hàng năm và có lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất năm sau cao hơn năm trước, khai thác được khả năng tiềm tàng của Công ty cũng như sức mạnh to lớn của đội ngũ công nhân. Trong phân xưởng sản xuất gồm các tổ sản xuất sau:

-Tổ kho: Có nhiệm vụ theo dõi, lưu trữ, bảo quản và cung cấp toàn bộ linh kiện lắp ráp, vật tư, công cụ dụng cụ cho toàn bộ các tổ trong nhà máy. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lên kế hoạch vật tư sơ bộ trong nhà máy gửi lên phòng kế toán trước khi được ban giám đốc phê duyệt.

- Tổ lắp ráp: Có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các chi tiết trên dây chuyền để tạo thành tổng thể con máy, đảm bảo lắp ráp đúng kỹ thuật và đúng các chi tiết của máy. Toàn bộ công nhân của dây chuyền lắp ráp đều được đào tạo qua các trường về chế tạo máy và cơ khí. Toàn bộ sản phẩm của tổ lắp ráp được chuyển sang tổ trắc công để kiểm tra công suất của máy.

- Tổ trắc công: Có nhiệm vụ tiếp nhận sản phẩm của tổ lắp ráp để kiểm tra công suất và chất lượng chạy của máy. Tổ trắc công được trang bị hệ thống máy kiểm tra công suất hiện đại, luôn đảm bảo độ chính xác cho chất lượng chạy của máy. - Tổ sơn: Sau khi máy được chạy thử trắc công song thì được chuyển sang tổ sơn để sơn thân máy theo yêu cầu của từng vùng khách hàng.

- Tổ hoàn thiện: Có nhiệm vụ tiếp nhận sản phẩm của tổ sơn để hoàn thiện máy, dán tem nhãn mác và đóng thùng máy. Số máy hoàn thiện song được chuyển và kho dự trữ và tiêu thụ.

Tổ kho Tổ lắp ráp Tổ trắc công Tổ sơn rửa Tổ hoàn thiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ điện Tổ cơ khí và sửa chữa

- Tổ cơ khí và sửa chữa: Có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ các sản phẩm hỏng của các tổ để khắc phục và sửa chữa. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đi bảo dưỡng và sửa chữa máy hỏng cho khách hàng trong thời gian bảo hành.

- Tổ điện: Có nhiệm vụ bảo đảm an toàn về hệ thống điện cho sản xuất và hệ thống điện chiếu sáng cho toàn bộ nhà máy.

Như vậy ta thấy toàn bộ các tổ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sản phẩm của tổ này là đầu vào của tổ kia. Một bộ phận tạo lên lỗi của sản phẩm thì xẽ ảnh hưởng đến kết qủa sản xuất của tổ khác.

Sơ đồ 10

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tổng hợpPhòng kế hoạch kinh doanhPhòng đối ngoạiPhân xưởngPhòng kế toánPhòng kỹ thuật

Tổ kho Tổ lắp ráp Tổ trắc côngTổ sơn rửaTổ hoàn thiệnTổ cơ khí và sửa chữaTổ điện

2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1.Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý

Nghành nghề chính của công ty là lắp ráp và tiêu thụ động cơ Diezel. Với mục tiêu xây dựng bộ máy quản lý tinh giảm, hoạt động có hiệu quả,bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là giám đốc , phó giám đốc và các phòng ban là những người giúp việc trực tiếp thông qua nhiệm vụ, chức năng riêng của từng bộ phận, từng người

2.1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp Sơ đồ 11

Đứng đầu là Giám đốc: Là người có quết định tối cao và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty, quản lý chung về kế hoạch sản xuất, tài chính, tổ chức cán bộ và đối ngoại của Công ty.

Phó giám đốc điều hành chung: Giúp giám đốc và cùng trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh tế tài chính, các hoạt động nội bộ.

Tiếp đến là các trưởng phòng, quản đốc phân xưởng đứng đầu mỗi phòng hoặc mỗi phân xưởng mà mình phụ trách.

Công ty có các phòng ban chức năng sau:

- Phòng tổng hợp: Là phòng giúp việc, tham mưu cho giám đốc về mặt nhân sự, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. Đồng thời đây là bộ phận lưu trữ, tiếp nhận công văn đi, công văn đến, soạn thảo các quy định, quy chế toàn Công ty.

- Phòng kinh doanh – kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đặt hàng với đối tác nước ngoài trình Giám đốc và phòng đối ngoại sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời có kế hoạch mua vật tư trong nước phục vụ sản xuất. Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là hoạch định chương trình bán hàng, tiếp thị, quảng bá sản phẩm sao cho có một chương trình bán hàng hợp lý, luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường.

- Phòng đối ngoại: Có chức năng thông tin quốc tế, thực hiện các công việc ngoại giao với đối tác nước ngoài, giúp lãnh đạo trong việc quan hệ cũng như xây dựng mối quan hệ với bạn hàng ngoại quốc. Tìm hiểu các thông tin về đối tác, các thông tin về giá cả cũng như sản phẩm ở nước ngoài để giúp ban giám đốc có những quyết định nhập hàng đúng đắn nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.

- Phò kỹ thuật : Có nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật lắp ráp của sản phẩm, xây dựng và quản lý các quy trình, quy phạm trong quá trình lắp ráp. Bên cạnh đó còn

xây dựng kế hoạch trung đại tu dây chuyền xản suất, máy móc thiết bị phục vụ xản suất.

- Phòng kế toán : Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích và cung cấp các thông về sản xuất, tiêu thụ, thị trường, tài chính để giúp các phòng ban ra quyết định xác thực nhất. Đồng thời cập nhật toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước.

- Các phân xưởng sản xuất : Trực tiếp sản xuất, lắp ráp sản phẩm. Đứng đầu là quản đốc, phó quản đốc và các tổ trưởng bộ phận. Toàn bộ phân xưởng gồm 8 tổ: tổ kho, tổ lắp ráp, tổ trắc công, tổ sơn, tổ hoàn thiện, tổ cơ khí, tổ điện, tổ sửa chữa.

2.1.4.Tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập chung, toàn bộ phần hành kế toán được tập chung tại phòng kế toán, các tổ không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thống kê, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập số liệu một cách giản đơn, hàng ngày và định kỳ chuyển số liệu và báo cáo lên phòng kế toán.

Phòng kế toán gồm 5 người: - Kế toán trưởng

- Kế toán tài sản cố định, hàng tồn kho, vật tư hàng hoá. - Kế toán tiền lương và các khoản thanh toán khác. - Kế toán giá thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế toán ngân hàng và quỹ.

+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty. Giúp Giám đốc chấp hành các chính sách về quản lý sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật về chế độ lao động, việc sử dụng quỹ lương cũng như viêch chấp hành các chính sách tài chính. Ngoài ra kế toán trưởng cung cấp các số liệu tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế, ngiên cứu tổ chức cải tiến quản lý những hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện ra những khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thi hành và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong Công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động của Công ty thu được kết quả cao. Đồng thời kế toán trưởng còn lập báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các quyết định quản lý.

+ Kế toán TSCĐ, hàng tồn kho, vật tư hàng hoá: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng giảm TSCĐ trong các tổ và toàn Công ty, thực hiện khấu hao theo quy định. Theo dõi tình hình nhập xuất vậ tư, hàng hoá và thành phẩm. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lên kế hoạch vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh. + Kế toán tiền lương và các khoản thanh toán khác: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản phụ cấp cho toàn Công ty. Theo dõi công nợ của khách hàng, các khoản tạm ứng mua vật tư và tạm ứng khác. Lên kế hoạch thu nợ đối với từng khách hàng.

+ Kế toán giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các khâu kế toán khác để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty, sau đó tiến hành phân bổ các khoản chi phí theo phương pháp tính giá thành đã được quy định. Từ đó có những ý kiến đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

+ Kế toán ngân hàng và quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra còn lên kế hoạch tài chính thu chi giúp ban giám đốc ra quyết định.

Kế toán trưởng

Kế toán TSCĐ, hàng tồn kho, thành phẩmKế toán tiền lương và các khoản thanh toán khácKế toán giá thànhKế toán ngân hàng và quỹ

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Sơ đồ 12

Chứng từ gốc

Nhật ký chung hoặc NK chuyên dùngSổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối tài khoản

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính Sổ cái tài khoản

+ Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày kết thúc 31 tháng 12 năm.

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng ngân hàng Việt Nam. + Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi đồng tiền khác: Theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Việt Nam tại thời điểm phát sinh.

+ Phương pháp kế toán tài sản cố định: Theo chế độ nhà nước ban hành. + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá.

+Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Hình thức sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức Nhật ký chung. Trình tự kế toán

ghi sổ theo hình thức này như sau:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

2.1.4.2.Tổ chức công tác kế toán

* Hệ thống chứng từ kế toán +Lập chứng từ ban đầu

Việc lập chứng từ ban đầu của công ty TNHH Nam Cường được tiến hành thường xuyên đầy đủ theo số liên quy định. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh rõ ràng vào chứng từ một cách trung thực, khach quan theo thời gian và địa điểm phát sinh. Trong mỗi chứng từ đều đày đủ các yếu tố theo đúng nguyên tắc của chừng từ kế toán

+Hệ thống chứng từ của công ty hiện nay đang sử dụng - Về lao động tiền lương gồm:

Bảng chấm công

Bảng thanh toán tiền lương Phiếu nghỉ hưởng BHXH Bảng thanh toán BHXH

Phiếu xác nhận công việc hoàn thành - Về hàng tồn kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho

Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ

- Về bán hàng

Hoá đơn thuế GTGT - Về tiền tệ

Phiếu thu Phiéu chi

Giấy đề nghị tạm ứng

Giấy thanh toán tiền tạm ứng Bảng kê kiểm kê quỹ

- Tài sản cố định

Biên bản giao nhận tài sản cố định Thẻ TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ

Biên bản bàn giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn, hoàn thành

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 42 - 61)