THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 42 - 59)

TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ nghiên cứu về quá trình phát triển của chế độ kế toán Việt Nam, dễ dàng nhận thấy chế độ kế toán TSCĐHH hiện hành đã hoàn thiện hơn rất nhiều so với các chế độ trước đó. Tuy nhiên, không phải mọi hạn chế đã được khắc phục, hơn nữa tình hình phát triển mới lại đặt ra những yêu cầu mới mà chế độ chưa kịp bao quát. Vì vậy, với mục tiêu tìm ra phương hướng và những giải pháp hoàn thiện hữu ích, luận án đã tìm hiểu thực trạng kế toán TSCĐHH trong các doanh nghiệp Việt nam giai đoạn hiện nay. Một cuộc khảo sát về thực trạng công tác kế toán TSCĐHH trong phạm vi có thể đã được tiến hành với các doanh nghiệp trên cơ sở đa dạng hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh và qui mô vốn. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế là, mức độ trang bị TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng ở các doanh nghiệp có qui mô từ 1 tỷ trở xuống thường rất sơ sài. TSCĐHH ở các doanh nghiệp này thường gồm một số thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại, máy móc thiết

bị dùng cho sản xuất nếu có cũng ở dạng thô sơ, nhà xưởng hoặc văn phòng thường là đi thuê… Do đó, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐHH là không đáng kể và hoàn thiện kế toán TSCĐHH ở các doanh nghiệp này chưa phải là một nhu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này không phải là đối tượng tiến hành khảo sát và việc hoàn thiện kế toán TSCĐHH ở các doanh nghiệp này không nằm trong phạm vi luận án.

Căn cứ kết quả khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp có thể khái quát thực trạng công tác kế toán TSCĐHH theo những nội dung chủ yếu sau:

2.3.1. Về phân công lao động kế toán tài sản cố định hữu hình:

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như ở các doanh nghiệp không có sự phân biệt giữa kế toán TSCĐHH và kế toán TSCĐ nói chung. Bản thân sự phân công lao động kế toán TSCĐ cũng phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại mỗi doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có qui mô TSCĐ lớn, số lượng nghiệp vụ về TSCĐ nhiều thì đó có thể là một nhóm lao động chuyên trách phần hành kế toán TSCĐ. Nhưng ở các doanh nghiệp mà qui mô TSCĐ không quá lớn, so với các loại nghiệp vụ khác thì nghiệp vụ về TSCĐ là không nhiều thì kế toán TSCĐ chỉ là 1 trong nhiều phần hành mà 1 lao động kế toán đảm trách. Tuy nhiên, dù tổ chức theo cách nào thì các doanh nghiệp cũng xác định nội dung của lao động kế toán TSCĐ gồm:

- Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác qui mô TSCĐ hiện có cả về số lượng - giá trị và biến động tăng giảm TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng

- Tính toán và phân bổ mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sao cho vừa đảm bảo phản ánh đúng mức độ hao mòn vưà tuân thủ qui chế tài chính.

- Tham gia lập kế hoạch và dự toán sửa chữa TSCĐ, tập hợp và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh

- Cung cấp thông tin về TSCĐ để doanh nghiệp có thể kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ từ đó có kế hoạch đầu tư đổi mới phù hợp.

2.3.2. Về công tác ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Chế độ kế toán hiện hành đã qui định rất rõ 4 tiêu chuẩn để nhận biết TSCĐHH trong một doanh nghiệp, đó là:

a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

d. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Hầu hết các doanh nghiệp không gặp khó khăn với 2 tiêu chuẩn quen thuộc về thời gian sử dụng và giá trị tối thiểu. Tuy nhiên, việc hiểu và vận dụng 2 tiêu chuẩn còn lại là khá mơ hồ.

Về tiêu chuẩn “Nguyên giá được xác định một cách tin cậy”. Theo đó, cơ sở để tạo sự tin cậy khi xác định nguyên giá là bộ hồ sơ gồm đầy đủ các hoá đơn chứng từ liên quan đến sự hình thành và đưa tài sản vào sử dụng. Nhìn chung các doanh nghiệp không gặp vấn đề gì với bộ chứng từ này khi ra quyết định mua mới TSCĐHH. Khó khăn chỉ phát sinh đối với các doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH khi mà chủ sở hữu sử dụng chính tài sản của mình để góp vốn nhưng lại thiếu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc và làm cơ sở để xác định nguyên giá. Khi góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp còn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng với các công trình xây dựng cơ bản trên đó như nhà xưởng, nhà văn phòng thì lại khó có giấy tờ nào chứng nhận.

Về tiêu chuẩn “lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó”. Chế độ qui định lợi ích này phải được tạo ra trong quá trình sử dụng TSCĐHH đó cho việc sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho các

mục đích quản lý khác chứ không phải đem lại từ việc cho thuê hay chờ tăng giá để bán. Nhiều doanh nghiệp lớn đã nghiêm túc thực hiện qui định này bằng cách phân loại lại tài sản cố định của mình thành tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và bất động sản đầu tư. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt điều này. Do sự khác biệt giữa TSCĐHH và bất động sản đầu tư chỉ nằm ở mục đích sử dụng nên nếu doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng thì một TSCĐHH có thể dễ dàng trở thành bất động sản đầu tư (cho thuê nhà văn phòng đang sử dụng) và ngược lại (thu hồi nhà cho thuê để làm văn phòng). Ở một số doanh nghiệp đã có tình trạng có nhà cửa cho thuê nhưng không tách thành bất động sản đầu tư hoặc quyết định bán nhà văn phòng (đã thoả mãn tiêu chuẩn thời gian) do được trả giá cao nhưng vẫn tính là hoạt động nhượng bán TSCĐHH.

2.3.3. Về công tác đánh giá tài sản cố định hữu hình

Tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều sử dụng 3 chỉ tiêu Nguyên giá, Giá trị hao mòn và Giá trị còn lại để đánh giá TSCĐHH thực tế tại đơn vị.

Nguyên giá: hầu hết các doanh nghiệp đều tuân thủ qui định về xác định nguyên giá TSCĐHH. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp cũng có các vướng mắc phát sinh như thiếu chứng từ xác định nguyên giá (đã đề cập ở mục 2.3.2) hay xác định chi phí đi vay được vốn hoá chưa chính xác. Chẳng hạn như theo qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 về chi phí đi vay, chi phí đi vay không được vốn hoá mà phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Nhưng một số doanh nghiệp đã tìm mọi cách biện luận rằng quá trình gián đoạn đó là cần thiết để tiếp tục vốn hoá chi phí đi vay, điều này dẫn đến việc nguyên giá của tài sản khi hình thành và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đó không chính xác.

Giá trị hao mòn: mặc dù chế độ cho phép doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính khấu hao nhưng cho đến nay hầu hết các doanh

nghiệp đều sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Ưu thế của phương pháp này chính là sự đơn giản cả về phương pháp tính và thủ tục thực hiện. Theo hướng dẫn của cục Thuế, các đơn vị phải có đơn xin đăng ký phương pháp tính khấu hao. Theo đó, nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tính khấu hao khác nhau thì phải liệt kê chi tiết từng TSCĐ ở đơn vị và phương pháp tính khấu hao tương ứng, còn nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 phương pháp tính khấu hao thì không bị yêu cầu liệt kê TSCĐ. Khi áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, các doanh nghiệp căn cứ vào khung thời gian do Bộ tài chính ban hành để xác định thời gian khấu hao cho các tài sản của đơn vị mình một cách hợp lý. Trong một số trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp có thể kiến nghị điều chỉnh thời gian khấu hao, chẳng hạn như ngành mía đường. Xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp của ngành mía đường chỉ sử dụng máy móc thiết bị trong khoảng thời gian 5 tháng/năm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có văn bản xin phép thay đổi thời gian khấu hao máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp này. Số doanh nghiệp có sử dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng như Công ty liên doanh ôtô Hoà Bình (VMC) hay khấu hao theo số dư giảm dần như Công ty bánh kẹo Hải Hà là rất ít. Thực tế là phần lớn tài sản của các doanh nghiệp này được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, khấu hao theo sản lượng hay khấu hao theo số dư giảm dần chỉ áp dụng cho một số TSCĐHH đặc thù. Ví dụ như việc tính khấu hao cho dây chuyền lắp ráp xe BMW380i tại VMC trước đây. Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, tập đoàn BMW (Đức) chỉ cho phép VMC sản xuất 800 xe BMW 380i, vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao theo sản lượng để đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư cho dây chuyền này, tránh trường hợp tài sản không còn sử dụng nữa mà giá trị còn lại trên sổ sách vẫn là rất lớn.

Giá trị còn lại: qua khảo sát có thể thấy không có doanh nghiệp nào vi phạm nguyên tắc xác định chỉ tiêu Giá trị còn lại của TSCĐHH trên sổ sách. Theo đó, giá trị này luôn bằng hiệu số giữa Nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các báo cáo kế toán của các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường nhằm phản ánh giá trị TSCĐHH hiện có. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ còn ý nghĩa tham khảo và giá hợp lý của TSCĐ sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp tiến hành cổ phẩn hoá, sát nhập, giải thể, hoặc đem TSCĐHH đi góp vốn liên doanh…. Vấn đề là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang chuẩn bị cổ phần hoá, gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá hợp lý của tài sản do lĩnh vực này còn thiếu những văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể của Nhà nước và các bộ chuyên ngành.

2.3.4. Về hệ thống chứng từ kế toán tài sản cố định hữu hình

2.3.4.1. Chứng từ tăng giảm tài sản cố dịnh hữu hình:

Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng chứng từ hạch toán tăng giảm TSCĐHH sử dụng trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào qui mô của nghiệp vụ và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, nhất là với những nghiệp vụ có qui mô lớn, thì bộ chứng từ được sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH gồm có:

- Tờ trình (hay giấy đề nghị) về việc mua sắm, trang bị hay thanh lý, nhượng bán TSCĐHH của các bộ phận sử dụng. Đây là căn cứ để lãnh đạo doanh nghiệp xem xét và ra quyết định.

- Quyết định về việc tăng, giảm TSCĐHH (quyết định cấp phát, quyết định nghiệm thu, quyết định thanh lý, quyết định điều chuyển…). Do đặc điểm của TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng, việc tăng giảm các đối tượng này trong mỗi doanh nghiệp là không hề đơn giản mà nhất thiết phải được sự chấp thuận của chủ sở hữu và tuân thủ chặt chẽ các qui định về quản

lý tài chính. Thông thường, khi việc đầu tư hay thay thế TSCĐ ở dưới mức giá trị nhất định (mức này được qui định cụ thể trong quy chế tài chính của doanh nghiệp) thì chủ sở hữu uỷ quyền cho người quản lý doanh nghiệp ra quyết định, còn khi việc đầu tư hay thay thế TSCĐ vượt quá mức đó thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như tại Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam có qui định phân cấp quản lý như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ở cấp tập đoàn: có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý để phục vụ cho việc phát triển kinh doanh; được chủ động nhượng bán, thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng nhằm tái đầu tư đổi mới công nghệ theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn….. Để nhượng bán những TSCĐ thuộc dây chuyền công nghệ chính, Tập đoàn cần được sự cho phép bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan quyết định thành lập tập đoàn; nếu nhượng bán cho tổ chức cá nhân nước ngoài thì cần phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.

+ Ở các đơn vị hạch toán độc lập: chỉ được nhượng bán, thanh lý những TSCĐ thuộc vốn tự bổ sung của đơn vị hoặc thuộc vốn ngân sách nhưng đã khấu hao hết và nguyên giá nhỏ hơn 5 tỷ đồng hoặc thuộc vốn ngân sách chưa khấu hao hết nhưng đã hư hỏng nặng và nguyên giá nhỏ hơn 500 triệu đồng; được cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý đơn vị có nguyên giá nhỏ hơn 5 tỷ đồng để phục vụ hoạt động kinh doanh theo tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với các tài sản có nguyên giá lớn hơn 5 tỷ đồng nhưng không thuộc dây chuyền công nghệ chính thì phải được sự chấp thuận của tập đoàn; đối với những tài sản thuộc dây chuyền công nghệ chính thì để cho

thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán hay thanh lý đều cần được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền (kể cả khi đã thu hồi đủ vốn).

+ Ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc: có trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản theo đúng chế độ hiện hành; trường hợp bị mất mát hay hư hỏng tài sản vì nguyên nhân chủ quan thì phải truy cứu trách nhiệm trong đơn vị, nếu vì nguyên nhân khách quan thì báo cáo để Tập đoàn xem xét và giải quyết.

Kèm theo các quyết định được ban hành đúng cấp quản lý là các quyết định về thành lập Hội đồng giao nhận hoặc Hội đồng thanh lý tài sản để xác định giá trị hợp lý của tài sản trong mỗi loại nghiệp vụ. Nếu là các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước thì việc mua bán TSCĐ phải tuân thủ qui định tại Luật đầu thầu, còn với các doanh nghiệp khác thì tuỳ theo qui mô của nghiệp vụ có thể tổ chức đấu thầu hoặc xét báo giá cạnh tranh để lựa chọn đối tác.

- Biên bản giao nhận TSCĐ do Hội đồng giao nhận lập tại thời điểm giao nhận tài sản trong hầu hết các nghiệp vụ làm biến động TSCĐ.

- Biên Bản thanh lý TSCĐ do Hội đồng thanh lý lập để phản ánh các thông số của tài sản thanh lý, trường hợp nhượng bán cũng sử dụng chứng từ này Ngoài ra, còn có các chứng từ như: Hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn vận chuyển, phiếu thu, phiếu chi….

Với các doanh nghiệp có qui mô không lớn mà chủ sở hữu cũng đồng thời là người quản lý trực tiếp thì qui trình để ra quyết định tăng giảm TSCĐ được thực hiện đơn giản hơn, chứng từ sử dụng có thể chỉ gồm hợp đồng kinh tế, các hoá đơn liên quan và biên bản bàn giao, thanh lý tài sản.

2.3.4.2. Chứng từ khấu hao tài sản cố định hữu hình

Chứng từ hạch toán khấu hao TSCĐHH trong các doanh nghiệp phổ biến là Bảng tính và phân bổ khấu hao theo bộ phận sử dụng. Tuy nhiên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 42 - 59)