II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THU SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP
2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ
2.1.Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ chung:
Để nắm được một cách khái quát tình hình tiêu thụ chung của xí nghiệp (ta theo dõi bảng số liệu trang sau)
- Năm 1998, xí nghiệp dự định sẽ tiêu thụ 90% kế hoạch sản xuất nhưng thực tế doanh thu đã không thực hiện được như con số mong muốn giảm
sản xuất công nghiệp đều tăng và các khoản nộp ngân sách giảm được 12,68%
- Năm 1999, Xí nghiệp có kế hoạch công tác tiêu thụ đạt 91,5% so với kế hoạch và đã hoàn thành một cách xuất sắc. Sản lượng sản xuất theo bộ tăng 6,7%, sản lượng sản phẩm đơn chiếc tăng 11,3%, doanh thu tăng 12%và các khoản nộp ngân sách giảm 10,6%
- Năm 2000, xí nghiệp dự kiến tiêu thụ 92% sản phẩm sản xuất, nhưng nói chung đã không hoàn thành kế hoạch. Chỉ riêng chỉ tiêu sản phẩm đơn chiếc là vượt mức kế hoạch13,2% còn các chỉ tiêu khác đều giảm. Sản lượng sản phẩm đồng bộ giảm 5,5, doanh thu giảm 3,7% giá trị sản xuất công nghiêp giảm 70000000 đồng
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ từng mặt hàng:
*Đặc điểm sản phẩm hàng hoá của xí nghiệp
- Sản phẩm chính của xí nghiệp là các loại đồng phục đông, đồng phục hè, áo comple, áo jacket, áo sơ mi, quần âu... Nhìn chung chất lượng sản phẩm tốt nhưng giá khá cao, hình thức mẫu mã đẹp nhưng chưa phong phú
- Thông thường sản phẩm của Xí nghiệp phục vụ cho các khách hàng là các cơ quan nhà nước như: Quân đội, Kiểm lâm, Quản lí thị trường, Công an, Hải quan... cho nên khối lượng tiêu thụ hàng năm tương đối lớn và kiểu dáng mẫu mã luôn phải thay đổi cho từng ngành nói trên
- Càng ngày chất lượng, kiểu dáng sản phẩm của xí nghiệp ngày càng sang trọng và đẹp hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, hơn nữa sản phẩm của xí nghiệp luôn luôn được hoàn thiện nhờ có sự quan tâm thích đáng tới công tác kĩ thuật và thiết kế mẫu. Các cuộc thí nghiệm và kiểm định chất lượng thường xuyên được tổ chức nhằm tiếp tục hoàn thiện tính năngcủa sản phẩm. Sau đây chúng ta sẽ đi nghiên cứu tình hình tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp như sau
a Đối với mặt hàng đồng phục
Để nắm được tình hình tiêu thụ mặt hàng đồng phục ta hãy xem xét số liệu sau đây:
Đvt: Bộ
Thị trường Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Công an 64938 80.73 110135 85.92 11119 21.69 Kiểm lâm 5298 6.58 3349 2.61 21270 41.49 Thu hành án 625 0.77 614 0.48 164 0.32 Viện kiểm sát 4720 5.86 3325 2.59 1266 2.47 Quản lý thị trường 2913 3.62 4800 3.74 7743 15.1 Điện lực 1943 2.44 2775 2.16 5285 10.31 Hải quan - - 3185 2.50 4419 8.62 Tổng cộng 80437 100 128183 100 51263 100
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tình hình tiêu thụ mặt hàng đồng phục của xí nghiệp là không đồng đều trên các thị trường. Thị trường tiêu thụ nhiều đồng phục nhất là ngành công an. Năm 98 chiếm 80.73% năm 99 tăng lên 85.92% và năm 2000 là 21.69% trong tổng số lượng đồng phục được tiêu thụ qua các năm. Từ đó làm cho doanh thu của thị trường công an năm 98 là 3695188000 đồng tăng lên 5074708000 đồng trong năm 99 và đến năm 2000 con số này giảm xuống chỉ còn 742155000 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi này được xuất phát từ hai lý do sau:
- Trong 2 năm 1998 và năm 1999 ngành công an đồng loạt thay đổi đồng phục và đến năm 2000 chỉ may bổ xung
- Do công ty may 19/5 thuộc bộ công an không may kịp cho nên họ ký hợp đồng với xí nghiệp trong viêcj may đồng phục cho nghành công an để đảm bảo đúng tiến độ mà bộ công an giao cho
Ngoài thị trường ngành công an chúng ta phải kể đến thị trường ngành kiểm lâm. So với năm 98 thì năm 99 số lượng áo đồng phục có giảm nhưng đến năm 2000 thì sản lượng này tăng lên một cách đột biến cụ thể tăng từ 2.61% năm 99 lên 41.49% trong năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm vừa qua xí nghiệp đã kí được hợp đồng may đo cho ngành kiểm lâm.
Bên cạnh thị trường có mức tiêu dùng ngày càng tăng như: Hải quan, Điiện lực, Quản lí thị trường thì thị trường Viện kiểm sát,và thị trường Thi hành án có mức tiêu dùng thấp và có xu hướng giảm. Cụ thể đối với thị trường Viện kiểm sát trung bình hàng năm giảm 36.13%/năm và thị trường Thi hành án giảm 37.52%/năm. Tuy nhiên xí nghiệp không nên bỏ qua thị trường này bởi vì đây là những thị trường chuyền thống của xí nghiệp
b Đối với mặt hàng áo sơ mi
Mặt hàng áo sơ mi của xí nghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của xí nghiệp. Cụ thể tỷ trọng của chúng trong năm 1998 là 17.74%, năm 1999 là 18.51% và trong năm 2000 là 20.56%. Đây là sản phẩm có chất lượng cao,mẫu mã đẹp đã được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Sản phẩm áo sơ mi của xí nghiệp có mặt trên tất cả các thị trường trong và ngoài nước. Điều đó được phản ánh thông qua bảng số liệu sau:
Biểu số 8: Tình hình tiêu thụ áo sơ mi của xí nghiệp
Đvt: Sản phẩm
Thị trường Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tỷ lệ so sánh (%)
99/98 2000/99 Miền bắc 30493 32582 42621 106.85 130.81 Miền trung 5802 5546 3820 95.58 68.87 Miền nam 4940 5764 5207 116.68 90.33 Xuất khẩu 16615 20008 28452 120.42 142.20 Tổng cộng 57850 63900 80100 110.45 125.35
Như vậy thông qua bảng số liệu trên thì thị trường áo sơ mi của xí nghiệp bao gồm thị trường Miền bắc, thị trường Miền trung, thị trường Miền
nam và thị trường dành cho Xuất khẩu. Số lượng áo sơ mi trên thị trường Miền bắc và thị trường dành cho Xuất khẩu có xu hướng tiêu dùng tăng rõ rệt. Số lượng áo sơ mi được tiêu thụ trên thị trường miền bắc năm 99 bằng 106.85% so với năm 98 và đến năm 2000 con số này là 142.20%. Có được kết quả này là do xí nghiệp đã thiết lập được hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà nội và kí kết một số hợp đồng đối với nước ngoaì như: Nhật bản, Hàn quốc, Đức, Bỉ, Lít va...
Khác với hai thị trường miền bắc và thị trường dành cho xuất khẩu thì hai thị trường miền Trung và thị trường miền Nam có xu hướng giảm đặc biệt là thị trường miền trung. Cụ thể đối với thị trường này số lượng áo sơ mi trong năm 99 chỉ bằng 95.58% so với năm 98 và đến năm 2000 con số này chỉ bằng 68.87% so với năm 99. Nguyên nhân chủ yếu là do Xí nghiệp chưa có mạng lưới tiêu thụ cũng như các chính sách marketing thích hợp cho các thị trường này. Nguyên nhân tiếp theo, đó là xí nghiệp thường may đo theo các hợp đồng đã định sẵn chứ không my hàng loạt để bán. Điêù đó cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đền việc tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi trên hai thị trường này
c Đối với mặt hàng áo comple
Sản phẩm áo comple là một trong những mặt hàng cao cấp của xí nghiệp. Đơn giá của nó giao động trong khoảng từ 750000 đến 1000000 đồng/bộ
Do đó mà nó đòi hỏi chất lượng và mẫu mã phải phong phú và đa dạng. Đối tượng phục vụ của mặt hàng này tương tự như mặt hàng đồng phục đó là các ngành Công an, Hải quan, Kiểm lâm... Để nắm được tình hình tiêu thụ mặt hàng này ta hãy xem xét bảng số liệu sau
Biểu số 9: Tình hình tiêu thụ áo comple
ĐVT: Bộ
Thị trường Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Số lượng Tỷ trong % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Quản lý thị trường 137 4.21 140 3.92 179 5.27 Công an 1468 45.17 1691 47.38 1265 37.2
Thi hành án 407 12.52 388 10.86 393 11.56 Viện kiểm sát 710 21.86 651 18.24 684 20.12 Kiểm lâm 341 10.48 398 11.15 440 12.96 Các cơ quan khác 187 5.76 302 8.45 439 12.89
Tổng cộng 3250 100 3670 100 3400 100
Như vậy thông qua bảng số liệu tren ta có thể thấy rằng. Khác với mặt hàng đồng phục, mặt hàng comple có mức tiêu dùng tương đối ổn định qua các năm. Riêng chỉ có thị trường ngành công an mớc độ tiêu dùng có xu hướng giảm từ 47.38% năm 99 xuống còn 37.2% trong năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm 2000 số lượng comple của nhành công an là may bổ sung cho năm 1999
Qua phân tích tình hình tiêu thụ của 3 mặt hàng chình củ xí nghiệp chúng ta thấy sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất là đồng phục các loại có xu hướng giảm do qui mô biên chế bị thu hẹp còn đối với các sản phẩm khác như áo comple và áo sơ mi có xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng. Đây là một trong những dấu hiệu tốt cho hai sản phẩm này
Ngoài 3 loại sản phẩm trên xí nghiệp còn sản xuất các sản phẩm khác như: áo jacket, quần âu, đờ mi... để phục vụ cho yêu cầu của khách hàng. Điều đó cho thấy Xí nghiệp đang từng bước chủ động đa dạng hoá nhằm nâng cao uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp mình, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường kinh doanh. Để nghiên cứu kĩ hơn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn phần tiếp theo