Chỉnh sửa phương án nhiễu cho câu hỏi dạng MCQ và các vấn đề thường xảy ra khi chỉnh sửa

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng trắc nghiệm khách quan trong môn tin học thpt (Trang 36 - 38)

V. Phân tích và đánh giá câu hỏi và đề thi trắc nghiệm khách quan.

V.4.Chỉnh sửa phương án nhiễu cho câu hỏi dạng MCQ và các vấn đề thường xảy ra khi chỉnh sửa

xảy ra khi chỉnh sửa

Trong trắc nghiệm nhiều lựa chọn để chỉnh lý các độ khó và độ phân biệt có thể phân tích các câu nhiễu để điều chỉnh dựa vào gợi ý sau:

Mỗi câu trả lời đúng phải có tương quan thuận với tiêu chí đã định - số học sinh trả lời đúng ở nhóm cao phải nhiều hơn số học sinh trả lời đúng ở nhóm kém và ngược lại cho trả lời sai.

+ Đối với phương án đúng:

- Nếu tần số trả lời đúng của nhóm giỏi nhỏ hơn tần số trả lời đúng của nhóm kém và có sự khác biệt lớn.

* Có thể phương án này không phải là phương án đúng, hoặc có nhiều hơn 1 phương án đúng hoặc các phương án nhiễu khác nhiều dấu hiệu với phương án đúng này.

* Có thể có tất cả phương án đúng hoặc sai.

- Nếu tần số trả lời đúng của nhóm giỏi xấp xỉ tần số trả lời đúng của nhóm kém. * Câu hỏi quá khó hay quá dễ với tiêu chí đặt ra.

- Nếu tần số trả lời đúng của nhóm giỏi lớn hơn nhiều so với tần số trả lời đúng của nhóm kém.

* Phương án đúng tốt cần xem xét các phương án nhiễu khác. + Đối với phương án nhiễu:

- Nếu tần số trả lời vào phương án này của nhóm giỏi thấp hơn nhiều so với tần số trả lời của nhóm kém.

* Phương án nhiễu này có thể chấp nhận được.

- Nếu tần số trả lời vào phương án này của nhóm giỏi xấp xỉ với tần số trả lời của nhóm kém.

* Cần chỉnh sửa sao cho nó có tương quan nghịch rõ ràng.

- Nếu tần số trả lời vào phương án này của nhóm giỏi cao hơn nhiều so với với tần số trả lời của nhóm kém.

* Có thể phương án nhiễu này là phương án đúng, chỉnh sửa làm sao chỉ có một phương án đúng.

Một số ví dụ về phân tích lý do chỉnh sửa phương án nhiễu

Ví dụ 1: Xét bảng sau là kết quả thống kê về việc trả lời của 100 thí sinh cho các câu hỏi thứ k, l, m của một bài trắc nghiệm.

Câu thứ k

A B* C D Tổng

Nhóm cao 4 14 3 6 27

Nhóm thấp 3 5 12 7 27

Độ phân biệt 0.3 chấp nhận được, cần chỉnh sửa lại phương án A (có tương quan nghịch) và D (có sự phân cách quá thấp)

(Ở trên phương án B là phương án đúng - kí hiệu có sao * ở trên - B*

Bạn đọc thử điền thêm vào các bảng sau với các kết quả thống kê về câu hỏi thứ l và m. Câu thứ l A* B C D Tổng Nhóm cao 8 8 4 7 27 Nhóm thấp 2 8 12 5 27

Độ phân biệt Cần chỉnh sửa lại những phương án nào?

Câu thứ m A B C D* Tổng Nhóm cao 7 2 10 8 27 Nhóm thấp 4 6 12 5 27

Độ phân biệt Cần chỉnh sửa lại những phương án nào?

Cũng có thể tính độ khó của các câu hỏi trên một cách gần đúng như sau:

Tổng số thí sinh trả lời đúng ở cả 2 nhóm giỏi và nhóm kém p =

Tổng thí sinh của 2 nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, ở câu hỏi thứ k độ khó là: p = (14+5)/54 0.35.

Ví dụ 2: Xét câu hỏi trắc nghiệm sau để kiểm tra về các thành phần chính của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Câu hỏi: Hệ quản trị CSDL có hai thành phần chính là: A. Bộ quản lý truy vấn và bộ quản lý tệp.

B. Bộ quản lý dữ liệu và bộ quản lý tệp. C. Trình ứng dụng và truy vấn.

D. Bộ quản lý truy vấn và bộ quản lý dữ liệu.

Một lớp gồm 62 thí sinh trả lời và có kết quả thống kê như sau:

Câu hỏi thứ k Câu chọn Số HS giỏi chọn Số HS TB chọn Số HS kém chọn Tổng số HS chọn Hiệu của cột 3 và 5 A 2 8 6 16 -4 B 0 4 0 8 0 C 4 6 6 12 -2 *D 10 8 2 20 8 Bỏ trống 0 4 2 6 -2 T.cọng 16 30 16 62 0

Câu trả lời đúng là D, ở cột 7 có các trị số âm cho thấy nhóm kém trả lời phương án nhiễu A và C nhiều, đó là các phương án nhiễu sử dụng được. Phương án B chỉ có 4 thí sinh chọn và không phân biệt được nhóm giỏi, kém nên phải chỉnh sửa lại. Phương án C có nhiều thí sinh lựa chọn, chứng tỏ lôi cuốn được nhiều học sinh trả lời và nhóm kém, trung bình (TB) trả lời, có thể việc trình bày vấn đề của GV trong giờ dạy đã làm cho các em nhầm lẫn về các thành phần chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hoặc có một số yếu tố trong phương án C chưa rõ như trình ứng dụng, trình truy vấn. Đôi khi sai sót nằm ở chính câu hỏi như lối dùng từ, hành văn sai, ý trả lời nằm trong dữ kiện của câu hỏi

dưới... Cũng nên lưu ý đến yếu tố, tại sao câu hỏi này có đến 4 em trong nhóm trung bình và 2 em nhóm kém không trả lời, lý do có thể là câu dẫn chưa rõ, tất cả các khái niệm trong các phương án học sinh chưa nắm được...Các vấn đề trên GV cần xem xét trong các tiết học sau và thảo luận với học sinh trong giờ trả bài tập để xem xét nguyên nhân, khắc phục sai lệch cho học sinh, bồi dưỡng các kiến thức thiếu sót cho họ.

Một số sơ suất thường gặp trong khi ra đề thi TNKQ + Dạng MCQ

- Có nhiều hơn 1 phương án đúng. - Không có phương án nào đúng.

- Yêu cầu chọn không thống nhất, khi thì khoang tròn, khi thì đánh dấu chéo, gạch chân...

- Phương án nhiễu không có thí sinh nào chọn.

- Có các phương án nhiễu phủ định nhau hay đồng nghĩa. + Dạng đúng/sai

- Câu khẳng định không rõ tính đúng sai. + Dạng điền khuyết

- Từ hay cụm từ cần điền không đơn trị - Cụm từ cần điền quá dài.

+ Dạng ghép đôi

- Số dòng ở hai cột bằng nhau.

- Một dòng bên trái ghép được với hai dòng bên phải.

Một phần của tài liệu thiết kế và sử dụng trắc nghiệm khách quan trong môn tin học thpt (Trang 36 - 38)