B. Nguồn trả nợ
1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn trong lĩnh vực sản xuẩt thép xây dựng.
xuẩt thép xây dựng.
1.4.1.Đánh giá chung công tác thẩm định dự án đầu tư tại Oceanbank.
1.4.1.1. Kết quả đạt được
Từ khi thành lập đến nay công tác thẩm định của Oceanbank đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việc thẩm định dự án xin vay vốn nhằm đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập với quá trình soạn thảo dự án. Công tác thẩm định nhằm loại bỏ các dự án rủi ro cao, ít tính khả thi và nhận định được các dự án có tính khả thi cao. Thực hiện chỉ đạo của NHNN về công tác tín dụng, Oceanbank triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro và tăng trưởng tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ, ngắn hạn; hạn chế và giảm dần tỷ trọng trung và dài hạn trong cơ cấu dư nợ, chọn lọc các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tốt để cho vay và tài trợ, thu xếp vốn.
Nợ quá hạn của Oceanbank liên tục giảm, công tác tín dụng ngày càng được cải thiện cả về qui mô và chất lượng. Đạt được thành tích này là do công tác thẩm định đã
được ngân hàng chú ý đầu tư. Qui trình thẩm định được hoàn thiện nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Từ khâu cán bộ phòng kinh doanh tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ phòng kinh doanh tiến hành tự thẩm định sau đó trình trưởng phòng. Sau khi được trưởng phòng kinh doanh xem xét lại và phê duyệt thì được trình lên phòng tín dụng, cán bộ thẩm định phòng tín dụng sẽ tái thẩm định lại dự án và đưa ra quyết định có cho vay hay không. Qúa trình thẩm định dự án xin vay vốn được tiến hành một cách tuần tự nhưng vô cùng chặt chẽ và độc lập giữa các phòng ban. Điều này tạo điều kiện cho việc thẩm định được chính xác và khách quan, nhằm loại bỏ những rủi ro chủ quan từ cán bộ ngân hàng cũng như xác định chính xác các thông tin mà khách hàng cung cấp cũng như tính khả thi của dự án. Từ đó có được kết luận một cách chính xác về nhu cầu vay vốn thực tế của dự án.
Nhìn chung chất lượng công tác thẩm định tại Oceanbank ngày càng được nâng cao. Phòng tín dụng luôn thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn thẩm định quy định mà vẫn đảm bảo độ chính xác, không làm ảnh hưởng đến công tác của phòng kinh doanh. Chất lượng công tác thẩm định cũng như các báo cáo thẩm định dự án xin vay vốn cơ bản đạt yêu cầu và đầy đủ nội dung. Đối với những dự án quy mô nhỏ thì có thể giảm bớt một số bước để tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả thẩm định.
Về công tác quản lý hoạt động tín dụng cũng được quan tâm đầu tư. Ngân hàng đã đưa ra các tiêu chí cụ thể hướng dẫn hoạt động thẩm định tại ngân hàng. Hệ thống các phương pháp thẩm định cũng được đưa ra áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống. Ngân hàng cũng đưa ra một định mức trị giá chung cho các tài sản đảm bảo, tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định dễ dàng xác định chính xác giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng. Công tác phòng ngừa rủi ro, định dạng rủi ro cũng được quan tâm cụ thể hóa và quản lý một cách chặt chẽ. Phòng quản lý tín dụng sẽ kết hợp với cán bộ ngân hàng để tìm hiểu về khách hàng, đánh giá khách hàng cũng như phương án đầu tư để đưa ra quyết định giải ngân, giám sát giải ngân và thực hiện dự án. Từ đó có được báo cáo đầy đủ về những vấn đề chưa phù hợp chứa đựng nhiều rủi ro cần được quan tâm quản lý và phòng tránh.
Chất lượng và cơ cấu tín dụng được NHNN đánh giá khá tốt, luôn duy trì theo tỷ lệ đảm bảo an toàn rủi ro theo quy định. Ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng với các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp và mang tính đặc thù dành riêng cho từng nhóm khách hàng bên cạnh các khách hàng truyền thống. Đến ngày 31/12/2009 , tổng dư nợ tín dụng đạt 10,188 tỷ đồng trong đó: dư nợ ngắn hạn : 5,561 tỷ đồng (chiếm 54,6%/ tổng dư nợ ), dư nợ trung và dài hạn: 4,427 tỷ đồng ( chiếm 45,4% tổng dư nợ). Oceanbank đã thành lập tổ chuyên trách xử lý nợ để
kiên quyết xử lý các khỏan nợ xấu tồn đọng, kết quả tín dụng đã được cải thiện một cách rõ ràng. Đến cuối năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Oceanbank chỉ còn 1,61%.
Đội ngũ cán bộ thẩm định trẻ có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đa dạng, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Có kiến thức rộng về các lĩnh vực ngành nghề, thành thạo các nghiệp vụ tín dụng và khả năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cao. Nhờ những nỗ lực của cán bộ tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án, loại bỏ các dự án không đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì công tác thẩm định tại Oceanbank vẫn còn một số hạn chế.
1.4.1.2. Những hạn chế
Việc mở rộng ngân hàng dẫn đến việc phân tán đội ngũ cán bộ thẩm định. Số lượng các dự án xin vay vốn tăng lên nhanh chóng tạo áp lực lớn lên các cán bộ thẩm định. Điều đó tạo ra tình huống nếu sử dụng người mới thì thiếu kinh nghiệm cần thời gian đào tạo, còn sử dụng cán bộ cũ trong ngân hàng thì bị hạn chế bởi số lượng.
Vấn đề vốn tài trợ cho các dự án gặp khó khăn do khả năng huy động chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về công tác thẩm định: báo cáo thẩm định còn có những phần chưa được phân tích sâu, một số nội dung chỉ được chỉ ra mà chưa có được nghiên cứu một cách cụ thể. Tờ trình thẩm định còn quá chung chung, có quá nhiều chi tiết không cần thiết, tập trung thẩm định lại tư cách của khách hàng quá nhiều mà chưa có sự thẩm định sâu sát về dự án đầu tư.
Các tờ trình thẩm định nhiều khi chỉ nêu lên các chỉ tiêu mà chưa tiến hành phân tích sâu sắc và có sự so sánh mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều này gây nên khó khăn cho phòng tái thẩm định trong việc thẩm định lại dự án xin vay vốn.
Quy trình thẩm định vẫn còn là vấn đề chung chung chưa đưa ra được cụ thể với các dự án riêng biệt, điều này gây không ít khó khăn cho cán bộ thẩm định. Ngoài ra việc không phân chia lĩnh vực thẩm định, chuyên môn hóa việc thẩm định nên khi có dự án mới cán bộ thẩm định phải tự mình nghiên cứu tìm hiểu, việc này cũng gây khó khăn cho cán bộ thẩm định và làm giảm sút chất lượng công tác thẩm định của dự án.
Do số lượng cán bộ thẩm định còn yếu nên khi có sự phân bổ cán bộ cho các dự án sẽ làm cho lượng cán bộ cho một dự án là mỏng, vậy nên nhiều khi thời gian thẩm định kéo dài, lâu hơn so với thời gian qui định. Điều này gây ảnh hưởng đến cả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng.
Trong quá trình xác minh lại các thông tin do khách hàng cung cấp và tìm kiếm thêm thông tin, đòi hỏi phải bỏ ra những chi phí nhất định như : mua thông tin, đi khảo sát thực tế, hỏi ý kiến các chuyên gia… nhưng ngân hàng lại chưa có quỹ riêng hỗ trợ
cho hoạt động này nên việc tìm kiếm thông tin gặp nhiều khó khăn.Nhiều khi gây tầm lý lấy các kiến thức có sẵn hoặc theo ý kiến chủ quan của cán bộ ngân hàng. Vì vậy, việc xác minh nhiều khi là thiếu cơ sở.
Việc sử dụng các phương pháp thẩm định đã được ngân hàng áp dụng hầu hết, tuy nhiên việc sử dụng một số phương pháp là chưa được triệt để, có những phương pháp chỉ là được xây dựng lên chứ không được sử dụng để phân tích một cách cụ thể, chi tiết. Cũng có những phương pháp được sử dụng để phân tích thẩm định các nội dung cơ bản của dự án nhưng lại không đi sâu vào vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm.