Hệ thính giác HAS

Một phần của tài liệu ẨN GIẤU THÔNG TIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LSB (LEAST SIGNIFICANT BIT) CẢI TIẾN (Trang 31 - 32)

Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số từ 16-20000 Hz, ngưỡng nghe của âm thanh phụ thuộc vào tần số và cường độ của âm. Nếu hai âm thanh có cùng cường độ, âm thanh nào có tần số cao hơn thì “to” hơn. Tai người nghe rõ nhất các âm nằm trong miền 1000-5000 Hz.

Hệ thống thính giác của con người HAS có đặc điểm như một bộ phân tích phổ, nó chia dải phổ âm thanh nghe thấy thành các băng tần gọi là các “băng tới hạn” (critical bands) như một dãy các bộ lọc thông dải. Các băng này có bề rộng dải thông là 100 Hz với các tần số dưới 500 Hz và tăng theo tần số tín hiệu với các tần số lớn hơn 500 Hz. Bề rộng dải thông này tăng tới vài Khz khi tần số tín hiệu lớn hơn 10 Khz.

Khi tín hiệu âm thanh bao gồm các tần số gần kề nhau, hệ thống thính giác của con người HAS sẽ tổ hợp chúng, tạo thành một nhóm có năng lượng cân bằng. Ngược lại, nếu âm thanh bao gồm nhiều tần số khác biệt nhau chúng sẽ được xử lý bằng tách biệt và độ lớn âm được xác định. Một vấn đề khó khăn ở đây là hệ thống thính giác của con người nghe được các tín hiệu ở các giải tần rộng và công suất lớn nên đã gây khó dễ đối với các phương pháp giấu tin trong âm thanh số. Nhưng thật may là HAS lại kém trong việc phát hiện sự khác biệt giữa các dải tần và công suất, điều này có nghĩa là các âm thanh to, cao tần có thể che giấu được các âm thanh nhỏ thấp một cách dễ dàng. Các mô hình phân

Psignal Pnoise

SNR =

tích tâm lí đã chỉ ra điểm yếu trên và thông tin này sẽ giúp ích cho việc chọn các âm thanh số thích hợp cho việc giấu tin.

Một phần của tài liệu ẨN GIẤU THÔNG TIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LSB (LEAST SIGNIFICANT BIT) CẢI TIẾN (Trang 31 - 32)