Lưu huỳnh (S) có trong thép sẽ làm cho thép “dòn

Một phần của tài liệu Chuong 1.GCAL (Trang 38 - 42)

Chương I. Nguyên lý GCKL bằng áp lực

- Mangan (M) có khả năng hoà tan vào Ferit và Xêmentít, làm tăng độ bền và thay đổi một số tính chất của thép. Mn có khả năng khử tác hại của tạp chất lưu huỳnh (S), có khả năng lấy S của FeS do tạo thành sunfuamangan (MnS) có nhiệt độ chảy cao hơn nhiệt độ chảy của FeS và nhiệt độ gia công nóng rất nhiều (≈ 16200C), do đó làm cho thép

không bị “dòn nóng”, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao (vì MnS dẻo và dễ biến dạng).

- Các nguyên tố hợp kim khác (Cr, Ni, W, Si) có trong thép càng nhiều thì thép càng kém dẻo, vì

chúng tạo nên hợp kim có nhiều pha phức tạp cũng như làm tăng nhiệt độ kết tinh lại.

Chương I. Nguyên lý GCKL bằng áp lực

2. Tổ chức kim loại

- Mức độ liên kết của các hạt càng lớn, mật độ kim loại càng cao, thành phần hoá học đều đặn, kích thước hạt đều, tạp chất phân bố đều, mặt trư ợt càng nhiều thì tính dẻo của kim loại càng cao, kim loại càng dễ biến dạng. Kim loại đúc có tổ chức hạt không đều nên tính dẻo sẽ thấp, sau khi qua cán, rèn dập ... thì tính dẻo và cơ tính sẽ tăng lên.

- Kim loại có tổ chức kết tinh lại không hoàn toàn có tính dẻo thấp, khó biến dạng. Tổ chức kim loại càng nhiều pha càng kém dẻo. Tinh giới hạt có độ bền kém thì tính dẻo kém, khó biến dạng, ngược

Chương I. Nguyên lý GCKL bằng áp lực

IV - Nhiệt độ

Khi tăng nhiệt độ dao động của các nguyên tử tăng lên và chúng trở nên rất linh động. Nhiệt độ tăng cũng tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình khuếch tán, kết tinh lại, tức là có khả năng làm tăng độ dẻo và giảm một phần độ bền và cứng của kim loại.

Chương I. Nguyên lý GCKL bằng áp lực

Một phần của tài liệu Chuong 1.GCAL (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(72 trang)