Nguyên lý vận hành (hình 3-63)

Một phần của tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 4 - Chương 3 (Trang 63 - 65)

- Cửa quạt có phao và trục quay ở thượng lưu Cửa quạt tác động bằng cơ giới thủy lực.

c)Nguyên lý vận hành (hình 3-63)

(1) Khi bình thường cần giữ nước thượng lưu ở 1 cao trình đ∙ định thì mực nước trong bụng cửa bằng mực nước thượng lưu, áp lực 2 mặt này bằng nhau nên trọng lượng cửa G gây ra mô men đóng cửa là Mđ= G.g.

(2) Khi mực nước thượng lưu dâng cao quá mức quy định sẽ có 2 phương pháp để mở cửa:

+ Phương pháp thứ nhất là đặt xi phông 5 trong bụng khi mực nước trong bụng phao đầy lên làm xi phông được nạp kín và sẽ tháo nước trong bụng cửa ra hạ lưu, làm cho tại tấm 3 áp lực mặt trong bụng giảm nhỏ hơn áp lực mặt ngoài nên cửa tự mở ra. Khi mực nước thượng lưu trở về mức quy định thì xi phông bị hở, nước trong bụng cửa lại tăng lên ngay ngang thượng lưu, cửa tự động đóng về.

+Phương pháp thứ 2: là khi mực nước thượng lưu vượt quá mức quy định thì phao nổi lên mở nắp ở đáy cửa van làm nước bụng cửa chảy ra hạ lưu và cửa lại mở ra. Khi nước thượng lưu trở về mức quy định thì nắp ở đáy được đóng lại, nước trong bụng cửa lại được phục hồi, cửa van lại được đóng lại.

Cách vận hành cửa này đơn giản, có độ tin cậy cao nên loại cửa này được ứng dụng nhiều ở nước Cộng hòa Kiếc ghi di và một số nước Trung á.

3.11.2. Cửa van Amil

a) Phạm vi ứng dụng

- Loại cửa Amil do người Pháp đề xuất và đ∙ được sử dụng nhiều trong thực tế với mục đích tự động ổn định mực nước thượng hạ lưu của kênh hoặc sông.

b) Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính như sau:

- Mặt ngoài phao (1) gắn với mặt bên (2) của phao, bản chắn nước hình cung tròn (4), bản này được gắn với giàn khung chịu lực (3), trên khung giàn có các thanh đỡ đối trọng 6 và cuối giàn có đối trọng (7). Khung giàn được đặt trên dầm ngang (8) và trục truyền động (9) được gắn với dầm ngang (hình 3-62).

c) Nguyên lý vận hành (hình 3-63)

Cửa van Amil dùng để khống chế một mực nước trên kênh, đ∙ được quy định. Khi mực nước ở kênh ngang mức quy định thì cửa van tạo được cân bằng đóng là mô men

của trọng lượng cửa cung và cửa phao lớn hơn mô men của đối trọng thì bản chắn chìm xuống để giữ nước. Khi mực nước thượng lưu vượt tăng lên quá mức quy định, lực đẩy nổi F của phao tăng lên, làm mất cân bằng mô men đóng đ∙ có, cửa sẽ được nổi lên để tháo nước. Đó là cân bằng mở. Khi nước thượng lưu hạ thấp quá mức quy định lực đẩy

F lên phao giảm, sự cân bằng mở sẽ mất đi và trở lại sự cân bằng đóng như ban đầu.

9 1 4 2 3 8 10 7 6 5

Hình 3-62. Cửa van Amil

1- mặt trước phao; 2- mặt bên của phao trước; 3- giàn khung cửa van; 4- bản cung tròn chắn nước; 5- các thanh đỡ đối trọng; 6- đối trọng giữa; 7- đối trọng sau; 8- dầm đỡ chắn nước; 5- các thanh đỡ đối trọng; 6- đối trọng giữa; 7- đối trọng sau; 8- dầm đỡ ngang; 9- trục truyền động; 10- máy điều chỉnh dầu.

3.11.3. Cửa van cung đối trọng tự động điều tiết mực n-ớc

Một phần của tài liệu Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 2-Tập 4 - Chương 3 (Trang 63 - 65)